Gân máu trong mắt là bệnh gì – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Gân máu trong mắt là tình trạng mắt của bạn xuất hiện những mạch máu đỏ lúc này long trắng bị bao phủ bởi những tia máu đỏ. Bạn đang phân vân không biết mắt mình bị làm sao và không biết xử lý làm sao vậy thì hãy cùng nhà thuốc đi tìm hiểu xem nguyên nhân và cách điều trị tình trạng gân máu trong mắt.

Gân máu trong mắt là bệnh gì?

Gân máu trong mắt hay tình trạng mắt xuất hiện tia đỏ trong nhãn khoa được gọi là tình trạng xuất huyết dưới kết mạc.

Xuất huyết mắt xảy ra khi có một mạch máu nhỏ trong mắt vỡ ngay dưới lòng trắng. Bạn có thể không cảm nhận được biểu hiện này cho đến khi soi gương và nhìn thấy lòng trắng có màu đỏ tươi do máu không được hấp thụ nhanh nên bị giữ lại dưới bề mặt trong suốt này.

Dấu hiệu có thể dễ nhận thấy nhất của tình trạng xuất huyết dưới kết mạc là vết đỏ tươi trong lòng trắng, do cấu trúc các mạch máu rất thanh mảnh nhỏ nên khi máu ở mạch máu kết mạc chảy ra khỏi lòng mạch sẽ không tạo dòng hay nhỏ giọt ra ngoài mà di chuyển vào khoảng không giữa kết mạch và củng mạc tạo nên những vệt như vết dầu loang hoặc đội vòng kết mạc lên.

Tuy xuất huyết máu nhưng xuất huyết dưới kết mạc không gây thay đổi hay ảnh hưởng thị lực, không gây tiết dịch ở mắt hoặc đau mắt, bạn chỉ có cảm giác hơi cộm trên bề mặt của nhãn cầu mắt và vô tình phát hiện khi nhìn vào gương hoặc do người đối diện nhìn thấy.

Xuất huyết kết mạc có thể lớn hơn trong vòng 24 giờ đầu nhưng sau đó sẽ giảm dần do máu bị hấp thụ trở lại.

gân-máu-trong-mắt-là-bệnh-gì
gân-máu-trong-mắt-là-bệnh-gì

Nguyên nhân gây ra gân máu trong mắt

Gân máu trong mắt có thể gây ra bởi một số nguyên nhân sau:

Các chấn thương mắt dẫn đến tổn thương mạch máu ở kết mạc mắt

Các tình trạng bệnh lý rối loạn đông máu

Chấn thương vùng đầu mặt

Bệnh nhân tăng huyết áp

bệnh nhân sau phẫu thuật LASIK có dùng dụng cụ cố định mắt bằng áp lực âm

Viêm kết mạc gây ra do Enterovirus 70 và Coxsackie A.

Bệnh nhân nhiễm xoắn khuẩn Leptospira

Các trường hợp tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch vùng đầu mặt, trong đó có mắt (xảy ra khi chúng ta nôn, ho, hắt hơi, xì mũi, gắng sức do mang vác, rặn đẻ…)

Thiếu vitamin C, các yếu tố đông máu XIII, thiếu vitamin K…

Bệnh nhân dùng các thuốc chông đông máu cho các bệnh tim mạch như Aspirine, Wafarine

Gân máu trong mắt có nguy hiểm không

Khác với các vết thương ngoài da, mạch máu ở lòng trắng mắt khi xuất huyết không nhỏ giọt hay chảy thành dòng mà chỉ tạo thành những vết loang màu đỏ khi len vào khoảng không giữa vị trí củng mạc và kết mạc. Khi bị xuất huyết mắt, lượng máu bị mất đi chỉ tới 2ml và thường không đáng kể. Cơ thể sẽ có quá trình tiêu máu tự nhiên mà vùng xuất huyết dần dần sẽ được thu gọn và trở lại màu sắc ban đầu.

Đa số các trường hợp xuất huyết kết mạc mắt đều lành tính, không quá nguy hiểm và sẽ tự khỏi không cần phaitr có sự can thiệp của các biện pháp điều trị, trừ trường hợp xuất huyết kèm theo chấn thương hoặc viêm nhiễm.

Khi phát hiện xuất huyết kết mạc mắt, tuyệt đối bệnh nhân không nên dụi mắt mà cần ngăn chặn xuất huyết lan rộng bằng cách chườm đá, băng ép mắt. Sau 2 tuần mà tình trạng xuất huyết mắt không có tiến triển hãy đến ngay cơ sở y tế để khám cụ thể tìm ra nguyên nhân.

Xuất huyết kết mạc khi nào thì cần đi khám

Nếu gân máu trong mắt xuất hiện màu đỏ tươi hãy đến khám để chắc chắn là không có vấn đề gì nghiêm trọng hơn xuất huyết kết mạc mắt. Nếu bạn bị xuất huyết dưới kết mạc tái phát lại nhiều lần hoặc bị chảy máu ở chỗ khác thì bạn nên nói với bác sĩ.

Bác sĩ sẽ khám và kiểm tra để tìm kiếm các dấu hiệu bệnh của mắt, chẳng hạn như có bị chảy nước mắt hay không, mắt người bệnh có nhạy cảm với ánh sáng hay có nhiều gỉ mắt hay không. Dựa vào các biểu hiện ở mắt, bác sĩ nhãn khoa sẽ phân biệt và tìm ra nguyên nhân mắt bị nổi gân máu đỏ là do cương tụ mạch máu ở giác mạc hay do kết mạc.

Gân máu trong mắt trẻ sơ sinh

Gân máu trong mắt trẻ sơ sinh nguyên nhân thường là do sự vỡ các mạch máu nhỏ từ các chấn thương cơ học trong suốt quá trình sinh mổ hoặc có thể xuất hiện sau khi trẻ khóc, ho hoặc do bé nôn mửa nhiều lần. Áp lực mà trẻ sơ sinh phải chịu đựng đến từ các cơn co gò tử cung lúc chuyển dạ và có thể gây ra tình trạng xuất huyết dưới kết mạc do làm tác động làm tăng áp suất bên trong lòng mạch máu đến mạch máu chịu áp lực cực đại và vỡ mạch máu. Những đứa trẻ sinh ra to thừa cân thường có nguy cơ gặp phải dạng tổn thương này cao hơn.

Tuy nhiên, trong một số các trường hợp xuất huyết kết mạc mắt xảy ra mà không thể tìm thấy nguyên nhân rõ ràng.

Tổn thương xuất huyết dưới kết mạc mắt có thể tự khỏi trong vòng 1 đến 3 tuần mà bé không cần điều trị và thường bệnh sẽ không ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Vì thế bố mẹ không cần quá lo lắng khi phát hiện mắt trẻ sơ sinh có vết đỏ hay các gân máu trong mắt

Mắt trẻ sơ sinh có gân đỏ là dấu hiệu nổi bật nhất và thường là dấu hiệu đầu tiên bố mẹ phát hiện được. Những trường hợp xuất huyết dưới kết mạc đơn thuần sẽ không gây ra đau hay các biến chứng gì khác.

gân-máu-trong-mắt-trẻ-sơ-sinh
gân-máu-trong-mắt-trẻ-sơ-sinh

Chẩn đoán gân máu trong mắt trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khi được chẩn đoán xuất huyết dưới kết mạc sẽ được quan sát mắt dưới kính phóng đại. Hình ảnh các cục máu đông nằm ở vị trí dưới kết mạc, dính với lớp màng trắng của giác mạc là một tiêu chuẩn đơn độc giúp chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, xuất huyết dưới kết mạc ở trẻ sơ sinh cũng có thể là dấu hiệu đơn độc hoặc là một triệu chứng của tổn thương xuất huyết ở nội sọ xảy ra do các chấn thương trong quá trình chuyển dạ. Đây là một tình trạng nặng nề, làm gia tăng nguy cơ gặp phải bệnh lý động kinh và những di chứng khác do tổn thương thiếu oxy tế bào não.

Gân máu trong mắt trẻ sơ sinh đơn thuần thường sẽ không để lại di chứng và không có thể tự khỏi sau một vài tuần mà không cần phải can thiệp điều trị gì. Điều bố mẹ nên làm nhất là chú ý đến trẻ khi các vết đỏ ở trong mắt đang lành. Trong quá trình hồi phục, mắt bé có thể thấy ngứa và nên sử dụng điều trị bằng các thuốc nhỏ mắt.

Phương pháp điều trị gân máu trong mắt

Hầu hết các trường hợp xuất huyết kết mạc mắt đều lành tính nên không cần điều trị.

Nếu mắt cảm thấy cộp hoặc khó chịu nhẹ có thể sử dụng nước mắt nhân tạo không theo kê đơn để có thể nhỏ mắt

bệnh nhân không nên sử dụng các loại thuốc ức chế đông máu hoặc aspirin khi đang bị xuất huyết dưới kết mạc mà chưa có sự chỉ định theo dõi của bác sĩ chuyên khoa

Nếu chảy máu ở lòng trắng mắt do chấn thương thì bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục ở kết mạc.

Các trường hợp xuất huyết dưới kết mạc do mắt bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh nhằm diệt khuẩn như Gilan comfort 0,18

Khi thấy mắt nổi nhiều gân máu mà chưa không xác định được chính xác nguyên nhân do đâu, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh tình trạng mắt xung huyết lan rộng hơn; đảm bảo tránh tác động đến mắt như dụi hay chà sát để tránh tình trạng tệ hơn.

Thông thường, tình trạng mắt bị nổi gân máu thông thường sẽ tự động khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu lo lắng, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ nhãn khoa thăm khám và có phương án điều trị thích hợp. Dưới đây là một số phương án điều trị mắt bị nổi gân máu đỏ tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh:

Điều trị gân máu trong mắt do viêm kết mạc

Việc điều trị viêm kết mạc cũng sẽ phụ thuộc vào mỗi nguyên nhân gây bệnh:

Đối với viêm kết mạc gây ra bởi vi rút: Tình trạng này mắt có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp để nhanh chóng cải thiện như chườm mát, vệ sinh mắt sạch sẽ, dùng nước mắt nhân tạo nhỏ mắt để tránh khô mắt.

Đối với bệnh viêm kết mạc mắt do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh bằng kháng sinh tại chỗ hoặc bằng thuốc tra mắt.

Viêm kết mạc do nấm mắt: Thường trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm nấm sẽ gây ra tình trạng viêm kết mạc lúc này bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra sử dụng cả thuốc uống và nhỏ mắt đặc trị như Natamycin 5%

Viêm kết mạc mắt do dị ứng: Việc điều trị tình trạng này sẽ bắt đầu bằng việc sử dụng thuốc chống dị ứng và nước mắt nhân tạo để làm dịu mắt. Sau đó, người bệnh cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây dị ứng và đề phòng.

Điều trị nổi gân máu trong mắt do xuất huyết dưới kết mạc

Mắt bị nổi gân máu do xuất huyết dưới kết mạc  tình trạng này thường không gây hại quá nhiều cho mắt; các gân máu đỏ trong mắt cũng sẽ tự hết trong khoảng 2 tuần. Xuất huyết dưới kết mạc đôi lúc sẽ tự xảy ra mà không phải do tổn thương, do đó cũng không có phương án điều trị nào.

Tuy là một tình trạng lành tính nhưng cũng cần hạn chế việc mắt nổi nhiều gân máu liên tục và tái phát nhiều lần

Phòng ngừa gân máu trong mắt.

Tuy là một tình trạng lành tính và không gây ảnh hưởng biến chứng nặng nhưng người bệnh cũng cần hạn chế tối đa việc mắt nổi gân máu liên tục. Việc xảy ra tình trạng này quá thường xuyên có thể gây ra rò rỉ các mạch máu trên nhãn cầu. Do đó, mọi người có thể ngăn ngừa các tình trạng bệnh về mắt khi thực hiện một số điều đơn giản sau:

– Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước sạch và nước muối vệ sinh mắt

– Nên dùng khăn mặt riêng, không dùng chung khăn mặt với người đang bị đau mắt đỏ

– Bạn nên có một mắt kính để bảo vệ mắt khi làm việc hoặc ra ngoài môi trường có nhiều khói bụi

– Không nên dụi tay vào mắt

– Bổ xung nhiều loại thực phẩm chứa vitamin E, A tốt cho sức khỏe của mắ

– Cuối cùng, nên thăm khám và kiểm mắt định kỳ hoặc khám ngay khi mắt có những dấu hiệu bất thường. Điều trị và phòng ngừa sớm là cách để bảo vệ mắt lâu dài

Đôi mắt là cửa số tâm hồn cũng là bộ phận thường xuyên phải chịu tổn thương do các tác động bên ngoài, mắt là bộ phận vô cùng quan trọng nên cần phải được chăm sóc đặc biệt. Chăm sóc mắt hàng ngày để bạn có một đôi mắt khỏe đẹp

Bổ xung dưỡng chất cần thiết cho đôi mắt từ những thực phẩm chứa omega 3, vitamin A, vitamin C…

các-thực-phẩm-tốt-cho-mắt
các-thực-phẩm-tốt-cho-mắt

Khám mắt định kỳ để kiểm soát bệnh về mắt và có biện pháp điều trị kịp thời

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, nếu tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài thì cần phải có kế hoạch cho mắt nghỉ ngơi.

Bảo vệ mắt tránh khỏi những tác nhân gây nguy hiểm cho mắt, cần phải vệ sinh tay thật sạch trước khi chạm vào mắt hay miệng, khi đi ngoài trời nắng phải đeo kính râm.

Hạn chế những va chạm tổn thương trực tiếp lên mắt trong khi chơi thể thao hay tai nạn…

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc mắt vào buổi sáng để có thị lực tốt hơn.

Tập thể dục cho mắt để có tầm nhìn được tốt hơn.

Thực tế, có rất nhiều dấu hiệu tưởng chừng như vô hại nhưng lại là cảnh báo những vấn đề nguy hiểm cho đôi mắt, do đó, nếu như bạn chủ quan và ít quan tâm đến sức khỏe thì sẽ phải gánh chịu những hệ lụy nặng nề. Một đôi mắt khỏe đẹp sẽ giúp cho công việc hiệu quả và cuộc sống vui vẻ hơn, mỗi người hãy chú ý hơn đến đôi mắt của bản thân.

Một số phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp bạn có một đôi mắt khỏe đẹp

– Chế độ ăn uống bổ sung những loại thực phẩm tốt cho mắt để đôi mắt đẹp và khỏe từ bên trong. Một số thực phẩm rất tốt cho mắt có thể kể đến như cà rốt, cam, bí đỏ, một số loại rau màu xanh đậm, một số loại cá,… và đặc biệt bạn nên uống đủ lượng nước mỗi ngày để hạn chế nguy cơ khô mắt hay tình trạng đục thủy tinh thể.

– Ngủ đủ giấc: Cũng giống như những cơ quan khác của cơ thể, mắt cần phải được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc bận rộn. Mỗi ngày bạn nên ngủ khoảng 7 đến 8 tiếng để mắt được nghỉ ngơi

-Tuyệt đối không để mắt tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím: Nếu thường xuyên tiếp xúc mắt với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, mắt của bạn sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý đến từ mặt trời, nhất là nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Vì thế, để tránh hãy bảo vệ mắt bằng việc đeo kính râm và đội mũ có vành rộng để bảo vệ nếu phải ra ngoài khi trời nắng.

Thăm khám và kiểm tra mắt định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường

– Hạn chế để mắt tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại và tivi,… sử dụng những thiết bị này liên tục dài ngày sẽ gây hại cho thị lực của bạn.

– Có thể tham khảo và thực hiện một số bài tập mắt để cải thiện sức khỏe của mắt.

– Thăm khám sức khỏe mắt định kỳ để sớm phát hiện ra bất thường ở mắt, từ đó điều trị sớm và phòng ngừa tối đa những nguy cơ biến chứng.

Bài viết trên Nhà thuốc Hapu đã tổng hợp các thông tin cần thiết bệnh nhân cần biết và hiểu rõ về Gân máu trong mắt là bệnh gì nguyên nhân và cách điều trị. mọi thắc mắc có thể liên hệ đến số điện thoại 0923283003 hoặc truy cập nhathuochapu.vn để được tư vấn và hỗ trợ.

Tác giả: DS Phan Văn Tuấn

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook