Thuốc olanib là thuốc gì? Olanib có tốt không?

Hiện nay, có phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng trong đó có tthuốc Olanib. Vậy thuốc Olanib là thuốc gì? Olanib có tốt không? Công dụng, tác dụng phụ của Olanib là gì? Bài viết Thuốc Olanib là thuốc gì? Olanib có tốt không? sẽ chia sẻ cho bạn đọc nhưng thông tin về thuốc Olanib

Thông tin thuốc Olanib

  • Hoạt chất: Olaparib 50mg
  • Nhóm thuốc: nhóm thuốc điều trị ung thư buồng trứng
  • Quy cách: Hộp 112 viên.
  • Xuất xứ: Everest Pharmaceuticals Ltd. Bangladesh
Olanib là thuốc gì
Olanib là thuốc gì

Thuốc Olanib là thuốc gì

  • Thuốc Olanib 50mg (Olaparib) còn được gọi là chất ức chế PARP. Thuốc được sử dụng để điều trị ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn cuối và ung thư vú có xuất hiện gen đột biến BRCA. Các chất ức chế PARP ngăn không cho tế bào ung thư sửa lỗi DNA của chúng, khiến các tế bào bị chết hoặc khối u phát triển chậm, thậm chí ngừng phát triển.
  • Các đột biến gen BRCA đặc biệt nhạy cảm với ung thư, làm tăng rõ rệt nguy cơ phát triển khối u vú từ 12% – 90%.
  • FDA đã phê duyệt thuốc Olaparib sau nhiều thập kỷ nghiên cứu cho những bệnh nhân mang đột biến gen BRCA đã hóa trị. Đây là thuốc khá mới cho ung thư buồng trứng, ung thư vú.
  • Thuốc Olanib 50mg ít tác dụng phụ nghiêm trọng hơn so với phương pháp hóa trị, nhưng có thể gây ra các tác dụng nặng như ung thư máu, tủy xương.

Công dụng – chỉ định thuốc Olanib

  • Thuốc Olanib 50mg được chỉ định để điều trị ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn cuối và ung thư vú.
  • Do có đặc tính ức chế sự hoạt động của gen BRCA (có thể gây ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú) nên Olaparib điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối và ung thư vú trên bệnh nhân mang gen đột biến BRCA.
  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Olanib 50mg (Olaparib), cần tiến hành các xét nghiệm để xác định có gen đột biến BRCA hay không.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi chưa có thông tin về an toàn sử dụng.
  • Cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro trên đối tượng phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Hướng dẫn sử dụng

Liều dùng

400 mg/ngày. Chia 2 lần một ngày. Tùy thuộc vào tác dụng phụ của thuốc, bác sỹ có thể giảm liều dùng.

Cách dùng

  • Có thể dùng trước, trong hoặc sau bữa ăn. Olanib 50mg không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
  • Nuốt toàn bộ viên, không nhai, nghiền nát hoặc hòa tan viên thuốc.

Lưu ý

  • Nếu bỏ lỡ một liều Olanib, hãy uống liều kế tiếp theo thời gian dự kiến thông thường. Không được tăng liều để bù liều đã quên.
  • Nếu quá liều thuốc Olanib 50mg, hãy báo cho bác sỹ của bạn ngay lập tức, nhận sự trợ giúp y tế nếu tác dụng phụ trở nên trầm trọng.
  • Không được dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, độ ẩm. Tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Nên bảo quản thuốc trong bao bì gốc ban đầu.

Tác dụng phụ của thuốc Olanib

  • Trên máu và rối loạn hệ thống bạch huyết
  • Rất phổ biến: Thiếu máu
  • Phổ biến: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu
  • Ít gặp: Giảm bạch cầu
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch
  • Phổ biến: Phát ban
  • Ít gặp: Quá mẫn, viêm da
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn ( rất phổ biến)
  • Rối loạn hệ thần kinh: Chóng mặt, Nhức đầu, Dysgeusia (phổ biến)
  • Rối loạn hô hấp ngực và trung thất: Ho(phổ biến)
  • Rối loạn tiêu hóa: Nôn mửa, Tiêu chảy, Buồn nôn, Dyspepsia, Viêm miệng, đau bụng trên (phổ biến)

Tương tác thuốc Olanib

Tương tác với thực phẩm

Không nên uống nước ép bưởi và nước cam khi dùng Thuốc Olanib Olaparib vì nước ép bưởi và cam có thể làm tăng nồng độ Thuốc Olanib Olaparib trong máu

Tương tác với thuốc: Các thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Olanib 50mg: carbamazepine, phenytoin, rifamycins (rifampin), …

Thận trọng khi dùng Thuốc Olanib

  • Nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc có thể mang thai trước khi bắt đầu điều trịThuốc OlanibThuốc Olanib có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ đang mang thai hoặc mang thai phải được thông báo về mối nguy hiểm tiềm ẩn cho thai nhi.
  • Đối với cả nam và nữ: Không nên thụ thai (có thai) trong khi dùng olaparib. Các biện pháp tránh thai bằng rào cản, như bao cao su, được khuyến nghị trong quá trình điều trị và trong ít nhất 1 tháng sau khi hoàn thành trị liệu. Thảo luận với bác sĩ khi bạn có thể mang thai một cách an toàn hoặc thụ thai sau khi điều trị.
  • Không cho con bú trong khi dùng Thuốc Olanib

Nếu còn thắc mắc về thuốc Olanib xin đừng ngừng ngại liên hệ với chúng tôi!

Thuốc Olanib giá bao nhiêu tiền? Mua thuốc Olanib ở đâu uy tín? Olanib là thuốc gì? Công dụng, thành phần của thuốc Olanib là gì? Tác dụng phụ của thuốc Olanib là gì? Biểu hiện khi bị tác dụng phụ của thuốc Olanib?Vui lòng liên hệ với thuockedonaz.com theo số hotline 0923.283.003 để được các Dược sĩ Đại học tư vấn. Thuockedonaz xin chân thành cảm ơn.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook