Viêm gan A là gì, có lây không, biểu hiện như thế nào,chữa được không

Viêm gan A (Hepatitis A) là bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan do virus siêu vi viêm gan A (HAV) gây ra. Đây là một trong những loại viêm gan siêu vi phổ biến trên thế giới, có tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nước có thu nhập thấp, trung bình. Đối tượng mắc bệnh hầu hết là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi (90%). Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện rải rác, tập trung ở vùng Tây Nguyên và những chỗ có điều kiện vệ sinh kém. Bệnh có liên quan chặt chẽ đến việc dùng nước hoặc thực phẩm không an toàn, vệ sinh cá nhân kém hay quan hệ tình dục không lành mạnh. 

Khác với viêm gan B và C, nhiễm trùng viêm gan A không gây ra bệnh gan mãn tính và không gây tổn thương vĩnh viễn đối với gan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển nặng gây ra các triệu chứng như suy nhược, suy gan cấp và dẫn đến tử vong.

Viêm gan A là gì? 

Bệnh viêm gan A là gì? Bệnh viêm gan A (hay còn gọi là viêm gan siêu vi A) là một bệnh nhiễm trùng gan cấp tính do virus HAV gây ra. Bệnh sẽ khiến cho các tế bào biểu mô gan bị tổn thương, làm ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của gan.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,4 triệu trường hợp mắc bệnh. Dạng viêm gan này rất dễ lây lan qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Hầu hết người mắc đều hồi phục được sau vài tháng và không để lại bất kỳ vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng nào.

Viên-gan-A-là-bệnh-gì
Viên-gan-A-là-bệnh-gì

Viêm gan A có nguy hiểm không?

Không giống như các loại khác viêm gan khác, viêm gan A hiếm khi nguy hiểm. Hầu như tất cả các bệnh nhân đều có thể phục hồi hoàn toàn, nhưng có thể sẽ mất từ vài tuần đến vài tháng để điều trị.

Viêm gan A có lây không?

Viêm gan A là một bệnh lý ở gan mật có đặc điểm truyền nhiễm cấp tính, do virus HAV (hepatitis A virus- HAV) gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền, vì vậy việc hiểu rõ về các đường lây truyền sẽ giúp cho chúng ta có những cách phòng chống hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe.

Viêm-gan-A-lây-qua-đường-nào

Viêm gan A lây qua đường nào?

Viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, do ăn phải đồ ăn, thức uống bị nhiễm virus HAV . Thức ăn, nước uống, đồ vật hoặc tay người tiếp xúc với siêu vi A đều sẽ trở thành nguồn lây nhiễm virus. Ngoài ra, virus cũng có có thể có ở trong bể bơi, trong đồ dùng gia đình, đồ sinh hoạt cá nhân, trong môi trường đất hay nguồn nước… Ở người bệnh, virus thường được tìm thấy ở bên trong nước bọt, nước tiểu nhưng nhiều nhất vẫn là trong phân thải. Các chất thải của người bệnh được thải ra ngoài sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh, làm lây lan virus trên diện rộng. Các con đường lây truyền chính của vi rút bao gồm:

  • Ăn thức ăn do người bị viêm gan A chế biến không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh
  • Uống nước ở những nguồn nước bị ô nhiễm
  • Ăn sò, ốc sống ở vùng nước ô nhiễm
  • Tiếp xúc thường xuyên với người mắc bệnh
  • Quan hệ tình dục với người đang nhiễm virus HAV.

Khi ăn phải thực phẩm có chứa virus HAV sẽ cùng với thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh viêm gan, ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Trước tình hình thực phẩm “bẩn” như hiện nay, việc tiếp xúc với thực phẩm bị ô nhiễm (có thể kể cả thực phẩm đông lạnh và nấu chưa chín) do HAV gây ra có thể xảy ra bất cứ lúc nào: trồng trọt, thu hoạch, chế biến, xử lý và kể cả sau khi nấu chín. Ô nhiễm thực phẩm hoặc ô nhiễm nước có nhiều khả năng xảy ra ở các quốc gia nơi bệnh phổ biến và ở những nơi có điều kiện vệ sinh cá nhân hoặc vệ sinh kém. Virus HAV có thể sống trong thực phẩm bẩn, nếu chúng ta sử dụng những thực phẩm này thì đây chính là con đường trực tiếp đưa virus vào cơ thể. Chúng sẽ tạo ra các triệu chứng của bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Thói quen sử dụng các loại thực phẩm hiếm cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan A

Viêm gan A rất hiếm hoặc không lây truyền qua đường máu vì có rất ít virus trong máu. Đường phân – miệng là con đường lây truyền chính của bệnh. Ăn thực phẩm bị ô nhiễm, uống nước bị ô nhiễm, bơi trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm bệnh hoặc dùng chung thức ăn, dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn tắm… Việc chải đầu với người bệnh có thể lây truyền bệnh.

Nguyên-nhân-lây-nhiễm-viêm-gan-A
Nguyên-nhân-lây-nhiễm-viêm-gan-A

Các yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh viêm gan A

Bất cứ ai chưa được tiêm phòng hoặc bị nhiễm bệnh trước đó đều có thể bị nhiễm virus HAV . Ở những vùng có virus lan rộng, hầu hết các trường hợp nhiễm HAV xảy ra đều là trẻ nhỏ. Các yếu tố ngay có gồm có: Vệ sinh kém; Thiếu nước sạch; Sống trong một gia đình có người nhiễm bệnh; Tiếp xúc người bị viêm gan cấp tính; Đi du lịch đến các khu vực xảy ra bệnh viêm gan A mà không được tiêm chủng hay Quan hệ tình dục,

Viêm gan A triệu chứng như thế nào?

Những bệnh nhân mắc viêm gan A biểu hiện thường thấy như sau:

  • Vàng da, vàng tròng trắng mắt: đây là biểu hiện khá phổ biến ở người mắc HAV do gan không thể chuyển hóa và thanh lọc sắc tố mật bilirubin khiến sắc tố này dư thừa nhiều trong máu gây ra tình trạng vàng da, vàng lòng trắng mắt.
  • Nước tiểu màu sẫm
  • Phân nhạt màu, thường là màu xám
  • Đau vùng bụng dưới: do gan hoạt động kém hơn nên không thể đào thải các chất độc, các chất độc này tích tụ trong cơ thể khiến người mắc cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người.
  • Cảm thấy đau ở vùng hạ sườn bên phải
  • Ngứa da, da nổi nhiều mụn nhọt
  • Rối loạn tiêu hóa: người mắc viêm gan A sẽ cảm thấy một vài biểu hiện như: buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, táo bón… bởi gan cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa, viêm gan khiến chức năng này của gan giảm đi đáng kể.
  • Đau cơ khớp: biểu hiện này xuất hiện ở số ít bệnh nhân, nhưng thường là triệu chứng của việc bệnh tình đã phát triển tới giai đoạn muộn, dễ biến thành bệnh mãn tính.

Viêm gan A có những loại nào?

Viêm gan A cấp là gì?

– Viêm gan cấp tính được định nghĩa là viêm gan xảy ra một cách đột ngột và kéo dài không quá 6 tháng. 

– Nguyên nhân gây ra cấp tính:

  • Nhiễm virus siêu vi A
  • Uống nhiều bia rượu: nồng độ cồn trong rượu bia là tác nhân chính gây hại cho gan. Nếu tiêu thụ quá nhiều thức uống có cồn sẽ khiến gan bị sưng phồng và nguy cơ bị viêm nhiễm.
  • Lạm dụng thuốc: sử dụng nhiều thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm khiến các chức năng gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Uống thuốc không đúng cách cũng như liều lượng sẽ khiến gan hoạt động yếu dần do các tế bào gan bị đầu độc và dần hoại tử.
  • Nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng: ví dụ như sốt rét, xoắn khuẩn, xán lá gan…
  • Mắc bệnh lý tự nhiễm: đây là bệnh xảy ra do yếu tố cơ địa của từng cá nhân, khi ấy hệ miễn dịch thay vì tấn công vào những tác nhân gây hại thì lại tấn công nhầm vào các tế bào gan khỏe mạnh, việc này khiến cho các tế bào gan bị tổn thương dẫn đến gan bị suy giảm chức năng và dần phát triển thành bệnh
  • Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch của người mắc bệnh viêm gan A cấp tính

– Bất kì đối tượng nào cũng đều có khả năng mắc viêm gan A cấp tính, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Tuy nhiên nam giới thường có nguy cơ mắc cao hơn.

– Viêm gan A cấp không quá nguy hiểm, có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy vậy vẫn có những ca bệnh biến chứng sang viêm gan tối cấp đe dọa đến tính mạng người bệnh, tình huống này thường gặp ở người mắc viêm gan cấp do virus.

Các biện pháp điều trị viêm gan A cấp

Khi có những biểu hiện nghi nhiễm viêm gan cấp tính thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác cũng như giúp bạn đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hầu như các trường hợp mắc bệnh đều sẽ được chỉnh định điều trị bằng thuốc Tây nhằm cải thiện các chức năng của gan, giảm nhẹ triệu chứng bệnh cũng như ngăn bệnh tiến triển xấu đi. Cụ thể có thể kể đến:

  • Thuốc Methionin hoặc BEDIPA giúp cải thiện, tăng cường các chức năng gan
  • Tiêm interferon để kích thích hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Thuốc Phosphatidylcholine để cách ly các tế bào tổn thương và ngăn chặn quá trình xơ hóa lan rộng.
  • Thuốc Adefovir và Tenofovir tác dụng ngăn chặn quá trình sao chép virus.

Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp giảm các triệu chứng sau khoảng 5 – 7 tuần.

Viêm gan A mạn tính là gì?

Virus HAV không gây bệnh viêm gan mạn tính, nghĩa là tình trạng viêm không kéo dài quá thời gian 6 tháng.

Viêm gan A tái phát là như thế nào?

Viêm gan A là bệnh lành tính, không biến chuyển thành viêm gan mạn tính và có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể bị tái phát (tái nhiễm). Khi có biểu hiện tái nhiễm cần đến ngay các cơ sở y tế để nhận được sự điều trị thích hợp

Viêm gan A ở trẻ em biểu hiện như thế nào?

-Ở trẻ em, bệnh viêm gan A thường ở dạng cấp tính với các triệu chứng phổ thông như: khó chịu, sốt, chán ăn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, vàng da…

-Khoảng gần 30% trẻ em dưới sáu tuổi bị nhiễm HAV

-Tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 14 tuổi mắc bệnh chỉ chiếm 0.3%, ở thanh thiếu niên và thiếu niên chỉ là 0.1%

Triệu-chứng-của-viêm-gan-A
Triệu-chứng-của-viêm-gan-A

Những điều cần biết về viêm gan A khi mang thai

– Phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan A hiếm khi lây truyền sang thai nhi.

– Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ nhiễm HAV có thể gặp một số biến chứng như: ối vỡ non, sinh non hoặc nhau bong non…

– Viêm gan A cũng 1 trong các tác nhân của biến chứng thai kỳ như: co thắt sớm, tách nhau thai, ối vỡ sớm hay chảy máu âm đạo.

– Các thai phụ khi mắc bệnh cần:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất 
  • Tránh tiếp xúc quá gần gũi, thân mật với người khác vì có khả năng gây lây nhiễm
  • Thăm khám định kỳ

Thời gian ủ bệnh viêm gan A là bao lâu?

Sau khi bạn nhiễm virus HAV , thời gian ủ bệnh trung bình rơi vào khoảng 15 – 50 ngày trước khi cơ thể người nhiễm bắt đầu xuất hiện các biểu hiện bệnh.

Bệnh viêm gan A có chữa được không?

Viêm gan A được xem là bệnh lành tính, có thể chữa được khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đề ra cũng như có ý thức chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Các phương pháp để chẩn đoán viêm gan A

Chẩn đoán sơ bộ hỏi bệnh và thăm khám các triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng: Các triệu chứng chính là sốt, đau nhức cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt và vàng da ngày càng tăng. Diễn biến thường nhẹ và tự khỏi. Ở người lớn bị HAV, diễn biến lâm sàng thường dữ dội hơn và kéo dài hơn.

Các triệu chứng cận lâm sàng:

– ALT, AST máu tăng cao.

– Tăng bilirubin máu.

– IgM anti-HAV (+) trong viêm gan A cấp tính

– IgG anti-HAV (+) có giá trị bảo vệ và xác định tình trạng nhiễm HAV trước đó

Virus HAV có thể tồn tại trong máu và phân của người bệnh đến hai tuần trước khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện.

Chẩn đoán xác định:

– Dịch tễ học: tiền sử tiếp xúc với thức ăn, nước uống bị ô nhiễm hoặc quan hệ tình dục trực tiếp qua đường hậu môn, hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm vi rút HAV

– Lâm sàng: chán ăn, mệt mỏi, vàng mắt-vàng da.

– Cận lâm sàng: IgM kháng HAV (+)

Chẩn đoán lâm sàng:

Viêm gan siêu vi A cấp tính: Các triệu chứng chính là sốt, đau nhức cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt và vàng da ngày càng tăng. Quá trình này thường tự giải quyết.

+ Viêm gan siêu vi A giai đoạn cuối (2%): sốt cao, vàng mắt, mệt mỏi, teo gan, hôn mê gan dẫn đến tử vong.

+ Virus HAV: Không phổ biến. Tình trạng ứ mật kéo dài có khi từ 2-3 tháng, ít để lại hậu quả nghiêm trọng.

Chẩn đoán phân biệt:

+ Cần phân biệt với các nguyên nhân gây viêm gan khác như: viêm gan nhiễm độc, viêm gan virus khác, viêm gan tự miễn…

+ Các nguyên nhân khác gây vàng da: bệnh phong, sốt rét… một số nguyên nhân như tắc mật cơ học như u đầu tụy, u đường mật, sỏi mật…

Điều trị viêm gan A như thế nào?

Các cách điều trị viêm gan A có thể kể đến như:

+ Điều trị đặc hiệu: Viêm gan virus A không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Điều trị hỗ trợ:

Chế độ chăm sóc:

– Nghỉ hoạt động nhẹ.

– Ăn giàu đạm, vitamin, giảm mỡ động vật. Tăng trái cây tươi.

– Không rượu, bia và hạn chế sử dụng các loại thuốc, hóa chất gây độc cho gan.

Bệnh nhân viêm gan A nên ăn gì?

Khi bị viêm gan A, gan của người bệnh sẽ bị suy yếu đi, nếu nạp quá nhiều thực phẩm không tốt sẽ khiến gan bị quá tải. Vì vậy người bệnh viêm gan nên ăn các thực phẩm tốt cho gan như:

  • Những loại thực phẩm giàu protein như thịt lợn nạc, thịt bò, gà nạc, trứng, hải sản…
  • Các loại đỗ như đỗ xanh, đỗ đen, đỗ trắng, đỗ đỏ, đỗ tương…vì chúng có tác dụng giải độc tốt cho gan, làm mát gan và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể để cơ thể có khả năng tái tạo, phục hồi
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp hỗ trợ quá trình phục hồi gan diễn ra nhanh hơn, trong đó rau xanh, trái cây là những lựa chọn tối ưu cho người bệnh gan.
  • Sữa bò, sữa bột là các loại thực phẩm giàu protein tốt cho người viêm gan mãn tính. Methionin có trong sữa bò sẽ giúp cho cơ thể tổng hợp choline giúp tăng cường khả năng ngăn mỡ tích tụ lại gan hiệu quả.
  • Các thực phẩm ngọt, nhiều bột như gạo, mật ong và trái cây ngọt có chứa hàm lượng đường tự nhiên cao và không gây hại cho gan.

Người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống để có cho mình một lá gan khỏe mạnh.

Bệnh nhân mắc viêm gan A nên kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm sau đây, người bệnh nhiễm virus HAV nên kiêng gì và cần hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe cho gan:

  • Nội tạng động vật như gan, tim, lòng… vì nó chứa nhiều cholesterol gây ra các ảnh hưởng đến quá trình lọc thải độc tố, quá trình chuyển hóa chất béo tại gan, đồng thời còn cản trở sự bài tiết mật, rất không tốt cho những người bệnh viêm gan.
  • Thịt dê có chứa một lượng lớn lipid sẽ tạo gánh nặng cho gan và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, lọc thải độc tố tại gan.
  • Tôm không dành cho người bệnh viêm gan vì tôm cung cấp nhiều đạm, cholesterol sẽ khiến cho gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa hết chất
  • Măng chứa nhiều chất xơ và sẽ gây khó tiêu ở dạ dày từ đó tác động đến quá trình chuyển hóa tại gan.
  • Các món ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân khiến viêm gan chuyển biến thành gan nhiễm mỡ, xơ gan.
  • Lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol, vì vậy người bệnh viêm gan nên hạn chế ăn, tốt nhất là 1-2 quả/ tuần.

Viêm gan A uống thuốc gì?

Những người bị viêm gan A có thể dùng các thuốc điều trị là:

-Thuốc bảo vệ da như nhóm BDD (Biphenyl Dimethyl Dicarboxylate).

– Thuốc tăng cường chuyển hóa để chuyển hóa amoniac độc hại thành urê như L-Ornithine L-Aspartate, Lactulose.

-Thuốc có tác dụng khử các gốc tự do bảo vệ tế bào khỏi các chất oxy hóa có hại như Glutathione.

-Thuốc có tác dụng tăng cường các yếu tố đông máu như Vitamin K, Huyết tương tươi …

– Thuốc nhỏ mắt, dùng khi bị vàng da mắt như chophytol, sorbitol …

-Thuốc lợi tiểu, được sử dụng cho những bệnh nhân có lượng nước tiểu ít, bắt đầu với thuốc đối kháng aldosterone, có thể kết hợp với các thuốc lợi tiểu khác.

Viêm-gan-A-uống-thuốc-gì
Viêm-gan-A-uống-thuốc-gì

Các biện pháp phòng viêm gan A hiệu quả

Có thể phòng ngừa bệnh viêm gan A bằng cách tiêm vắc xin, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

Tiêm vacxin phòng ngừa bệnh

– Tiêm vacxin cho tất cả trẻ em trên một tuổi.

– Tiêm cho những người có khả năng tiếp xúc với HAV trong công việc.

– Nam quan hệ tình dục đồng giới.

* Những người có khả năng bị bệnh nặng nếu họ bị nhiễm HAV (như những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc bệnh gan mãn tính).

Có nhiều loại vaccin phòng viêm gan A như Epaxal, Havrix, Havax, Avaxim… nhưng hiện nay tại Việt Nam đang được cấp phép lưu hành 2 loại vaccin phòng viêm gan A là Havax và Avaxim. Ngoài ra, còn có vaccin phòng virus HAV và virus viêm gan B kết hợp là vắc-xin Twinrix 1ml do GSK của Bỉ sản xuất, vaccin này có thể chỉ định tiêm cho trẻ em và người lớn từ 1 tuổi trở lên.

Tùy thuộc vào loại vaccin, độ tuổi mà liều dùng có thể khác nhau.

Với vaccine Avaxim 80 UI/0.5ml: Được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi, tiêm bắp 2 liều cách nhau 6-36 tháng.

Với vaccin Avaxim 160 UI/1ml: Được chỉ định tiêm cho đối tượng từ 16 tuổi trở lên, tiêm bắp 2 liều cách nhau khoảng 6-12 tháng.

Vaccin viêm gan A Havax 0.5ml được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 2 tuổi đến 18 tuổi; từ 18 tuổi trở lên có thể sử dụng vaccine Havax 1ml. Phác đồ tiêm gồm có 2 liều tiêm bắp cách nhau 6-12 tháng

Vaccin phối hợp viêm gan A và B là Twinrix 1 ml: được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn với phác đồ:

-Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 15 tuổi thì tiêm 2 liều cách nhau 6 tháng.

-Đối với người từ 16 tuổi trở lên: tiêm 3 liều theo phác đồ 0,1,6 (nghĩa là liều 2 tiêm cách liều 1 là 1 tháng, liều 3 cách liều 2 là 5 tháng).

Phòng bệnh không đặc hiệu:

– Đối với người nhiễm virus viêm gan A nên rửa tay sạch sẽ trước, sau khi ăn và tiếp xúc với người khác.

– Với cộng đồng: có thể giảm khả năng lây nhiễm bằng các cách sau:

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

+ Không nên ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín từ các vùng sông biển bị ô nhiễm.

+ Kiểm tra và xét nghiệm các chức năng gan định kỳ 6 tháng/lần.

Các câu hỏi liên quan đến bệnh viêm gan A

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HAV

– Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus anti HAV IgM: do Anti HAV IgM thường xuất hiện từ thời gian đầu nhiễm bệnh

– Xét nghiệm tìm kháng thể anti HAV total: nhằm xác định đồng thời 2 loại kháng thể HAV IgM và HAV IgG. Nếu kết quả xét nghiệm kháng thể anti HAV IgM dương tính nghĩa là bệnh nhân nhiễm virus HAV trong thời gian gần đây, nếu kháng thể anti HAV IgG dương tính đồng nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm virus khá lâu trước đó. Xét nghiệm HAV cũng là một cách để kiểm tra hiệu quả của vacxin phòng viêm gan.

Để phòng ngừa viêm gan A tiêm mấy mũi vacxin?

Vaccin phòng viêm gan A đơn thuần thường được sử dụng 2 liều bằng đường tiêm bắp, cách nhau tối thiểu 6 tháng. Ngoài ra, còn có loại vắc-xin phòng và B phối hợp với phác đồ tiêm 2 hoặc 3 mũi tùy theo từng độ tuổi.

vacxin-viêm-gan-A
vacxin-viêm-gan-A

Có nên tiêm viêm gan a cho trẻ?

Viêm gan A là một bệnh có khả năng lây truyền và bệnh có thể xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng và thường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cả người lớn và trẻ em đều cần tiêm phòng vacxin để phòng tránh bệnh.

Vacxin phòng ngừa viêm gan a tiêm cho trẻ khi nào?

Bình thường để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất thì trẻ em cần được sử dụng vacxin phòng ngừa viêm gan virus A hai lần. Lần đầu tiên sử dụng vaccin ngừa viêm gan A của trẻ là khi trẻ đủ 12 tháng tuổi tới trước khi trẻ được 24 tháng tuổi. Đối với những trẻ từ 12 tháng tuổi đến 15 tuổi thì tiêm một liều vaccine 80U/0.5ml. Sau đó tiêm nhắc lại sau mũi tiêm đầu sau 6-12 tháng.

Bài viết trên nhà thuốc Hapu đã tổng hợp các thông tin liên quan đến bệnh viêm gan A nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm gan A. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến Nhà thuốc Hapu để được tư vấn và giải đáp.

Đến với hệ thống Nhà thuốc Hapu bạn sẽ được hưởng những ưu đãi như:

– Quý khách sẽ được dược sĩ đại học tư vấn tận tình mọi lúc mọi nơi trên toàn quốc

– Đặt hàng trực tuyến mà không cần phải đến tận cửa hàng để mua.

– Luôn có các chương trình ưu đãi và hỗ trợ bệnh nhân mùa dịch covid.

– Khách hàng sẽ được kiểm tra thông tin nguồn gốc của thuốc trước khi thanh toán

Các bạn hãy liên hệ đến Nhà thuốc hapu để được hỗ trợ tìm kiếm thuốc cần mua bằng cách liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline/Zalo/Whatsapp/Viber: 0923.283.003.

Facebook: https://www.facebook.com/nhathuochapu

Website: https://nhathuochapu.vn/

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook