Tỷ lệ sống sót ung thư phụ thuộc rất nhiều vào loại ung thư mà họ mắc phải và thời gian được chẩn đoán bệnh. Trong số 6 loại ung thư gây tử vong cao nhất thì đứng đầu bảng là căn bệnh nào bạn có biết không? Khi bị ung thư có chết không? Tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng đó.
1. Tỷ lệ sống sót ung thư của những căn bệnh ung thư gây tử vong cao
Bị ung thư có sống được không? Đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. 40 năm trở lại đây, tỷ lệ sống sót ung thư đã tăng lên gấp đôi. Nếu ở những năm 1970, chỉ có 25% người bị bệnh ung thư có thể sống sót thì ngày nay tỷ lệ này đã tăng lên thành 50%. Tỷ lệ sống sót ung thư còn phụ thuộc rất nhiều vào loại bệnh ung thư mà họ mắc phải và thời gian họ được chẩn đoán bệnh là sớm hay muộn.
T các người bệnh bị ung thư, đặc biệt là với những người bệnh mắc các căn bệnh ung thư có tỷ lệ sống sót thấp hơn.
1.1. Bệnh ung thư nào có tỷ lệ sống sót thấp nhất?
Có 6 căn bệnh ung thư có tỷ lệ sống sót thấp đó là nhưng bệnh ung thư phổi, ung thư gan, ung thư não, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và trực tràng. Theo các chuyên gia, 6 bệnh ung thư trên có tỷ lệ sống thấp chủ yếu là do những căn bệnh này rất khó để nhận biết.
1.2. Các triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư có tỷ lệ sống sót ung thư thấp
Các căn bệnh ung thư có tỷ lệ sống sót thấp mà người bệnh không nên bỏ qua đó là những dấu hiệu cảnh báo:
- Ung thư não: Người bệnh gặp các vấn đề về thị lực và lời nói, hay đau đầu, buồn nôn, co giật, có những suy nghĩ hoặc hành động bất thường.
- Ung thư gan: Người bệnh sụt cân bất thường, cảm thấy chán ăn, người nôn nao, mệt mỏi, sốt, đau hoặc sưng ở vùng bụng, da vàng, ngứa da, nôn ra máu, nước tiểu sẫm màu.
- Ung thư phổi: Có thể ho dai dẳng, người bệnh ho ra máu, đau ngực, hay sụt cân bất thường, thấy chán ăn, khó thở, mệt mỏi hoặc suy nhược.
- Ung thư thực quản: Người bệnh khó nuốt, cảm thấy khó tiêu, hay ợ chua, chán ăn, nôn mửa, đau bụng, đau ngực hoặc đau lưng, ho dai dẳng, khàn giọng, hoặc mệt mỏi, khó thở.
- Ung thư tuyến tụy: Người bệnh thấy đau lưng, đau bụng, thấy chán ăn, hoặc sụt cân bất thường, da vàng và vàng lòng trắng mắt, khó tiêu, thay đổi thói quen đi tiểu.
- Ung thư dạ dày: Khó tiêu, người bệnh khó nuốt, hay ợ nóng, đầy hơi hoặc cảm thấy no dù ăn rất ít, nôn nao, đau bụng, đau vùng xương ức, sụt cân bất thường.
2. Dấu hiệu nhận biết căn bệnh ung thư có tỷ lệ sống sót ung thư thấp nhất
Ung thư tụy là một căn bệnh ung thư ác tính đứng thứ 6 trong số các bệnh ung thư của đường tiêu hóa. Tỷ lệ sống thêm 5 năm chung cho tất cả các giai đoạn thường không quá 4%.
Cho đến nay, ung thư tụy vẫn là một căn bệnh ung thư đáng sợ nhất vì tỷ lệ tử vong của nó rất cao. Tụy là một bộ phận đóng vai trò quan trong trong cơ thể, cụ thể là trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Tuyến tụy là một tuyến nằm phía sau dạ dày và phía trước cột sống. Tuyến tụy sản xuất dịch tiêu hóa và các hormone điều hòa lượng đường trong máu. Các tế bào được gọi là các tế bào tuyến tụy ngoại tiết sản xuất ra dịch tiêu hóa, trong khi các tế bào nội tiết tuyến tụy sản ra các hormone. Về nguyên nhân của ung thư tụy chưa được làm rõ nhưng một số yếu tố nguy cơ của ung thư tụy bao gồm hút thuốc lá, béo phì, di truyền, đái tháo đường, chế độ ăn, lối sống ít hoạt động. Những người trong gia đình có người bị ung thư tụy thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao.
3. Bị ung thư có chết không?
Có thể nói thắc mắc “Ung thư sống được bao lâu” luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân và người nhà. Hầu hết mọi người đều muốn biết điều này để dự tính, lên kế hoạch cho những chuyện trong hiện tại, tương lai.
Có thể nói là rất khó để có thể xác định được rõ ràng khoảng thời gian mà bệnh ung thư có chết không, và ung thư có thể sống được bao lâu. Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại ung thư mà bệnh nhân đang mắc phải: Có những loại ung thư có tiên lượng rất tốt và thời gian người bệnh sống thêm sẽ kéo dài hơn những loại ung thư khác chẳng hạn như: ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da,…
- Tinh thần, thể chất của người bệnh: Khi đối diện với căn bệnh ung thư, bệnh nhân thường có 2 luồng suy nghĩ:
- Suy nghĩ tích cực: Tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến với họ, việc điều trị sẽ thành công tốt đẹp.
- Suy nghĩ tiêu cực: Những người bệnh nhân này luôn nghĩ ra những điều xấu, không tích cực sẽ xảy ra.
Với những bệnh nhân thường xuyên suy nghĩ tiêu cực thì sức khỏe của họ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn sức khỏe tổng thể và làm giảm hiệu quả điều trị dẫn tới thời gian sống ngắn hơn nhóm bệnh nhân luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai.
- Thời điểm phát hiện được bệnh: Có thể nói rằng đây là yếu tố quan trọng quyết định thời gian bệnh nhân ung thư sống được bao lâu. Càng phát hiện bệnh sớm ngay từ những giai đoạn đầu thì càng có lợi cho người bệnh và ngược lại.
- Độ tuổi của bệnh nhân: Thông thường bệnh nhân ung thư trẻ tuổi có khả năng phục hồi tốt hơn so với người già và do vậy những bệnh nhân trẻ tuổi sẽ có thời gian sống lâu hơn so với người già. Trừ trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư bạch cầu cấp tính thì người trẻ thường có tiên lượng kém hơn người già.
- Các yếu tố khác: Thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư dài hay ngắn còn phụ thuộc vào sự hiểu biết, điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân.
4. Bị ung thư di căn sống được bao lâu?
Bị ung thư di căn sống được bao lâu là lo lắng của tất cả bệnh nhân cũng như người thân của họ. Thực tế, ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, tiên lượng cho bệnh nhân ung thư như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như loại ung thư, độ tuổi, tình trạng sức khỏe chung của người bệnh (các bệnh lý đi kèm), mức độ đáp ứng điều trị,…
So với giai đoạn ung thư sớm, tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn di căn thường dè dặt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu được xem xét hỗ trợ điều trị, người bệnh vẫn có thể cải thiện tình trạng, kéo dài thời gian sống.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót ung thư 5 năm cho một số bệnh ung thư thường gặp ở giai đoạn cuối là:
- Ung thư đại tràng: 11%
- Ung thư trực tràng: 12%
- Ung thư vú: 21%
- Ung thư tuyến tiền liệt: 29%
- Ung thư tuyến giáp 28 – 51%…
Tuy nhiên, có một số định kiến sai lệch về bệnh ung thư, phổ biến nhất là mắc bệnh ung thư thì đương nhiên là mang bản án tử hình, nếu có điều trị thì cũng chỉ có thể vớt vát, kéo dài sống thêm một thời gian ngắn. Hệ lụy của định kiến này là tâm lý bi quan quá mức, buông bỏ và không tuân thủ điều trị của người bệnh.
Thực tế với các tiến bộ y học ngày nay đã giúp nhiều người chữa khỏi hoặc có thể kéo dài sống thêm đáng kể tuỳ loại ung thư và giai đoạn bệnh. Một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt quá 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng…
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7