Thuốc Zinnat 500mg là thuốc sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Thuốc Zinnat 500mg có thành phần hoạt chất chính là Cefuroxim (ở dạng Cefuroxim axetil) – một kháng sinh kháng khuẩn rộng
Thông tin của thuốc Zinnat 500mg:
- SĐK: VN-20514-17
- Nhà sản xuất thuốc Zinnat 500mg: Glaxo Operations UK Limited – Anh
- Công dụng của thuốc Zinnat 500 mg điều trị những nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, như nhiễm khuẩn tai-mũi-họng: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan và viêm họng.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ví dụ: viêm phế quản cấp và những đợt kịch phát cấp của bệnh viêm phế quản mạn, viêm phổi
- Nhiễm khuẩn niệu – sinh dục ví dụ: viêm bàng quang và viêm niệu đạo, viêm thận-bể thận
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm ví dụ nhọt, bệnh mủ da và chốc lở.
- Bệnh lậu, bệnh viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu, viêm cổ tử cung.
- Điều trị bệnh Lyme trong giai đoạn sớm và phòng ngừa tiếp theo bệnh Lyme trong giai đoạn muộn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
- Dạng bào chế của thuốc Zinnat 500 mg: viên nén
- Thành phần chính của thuốc Zinnat: Cefuroxime (dạng cefuroxime axetil) 500mg
- Đóng gói: Hộp 1 vỉ × 10 viên
Thuốc Zinnat 500mg có tốt không?
Cefuroxim axetil thủy phân nhờ esterase trong cơ thể thành cefuroxim, chất kháng khuẩn có hoạt tính. Cefuroxim ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn nhờ sự gắn kết với các protein liên kết với penicillin (PBP) làm gián đoạn sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Ưu điểm
- Thuốc Zinnat 500 mg tác dụng nhanh, hiệu quả điều trị nhiễm trùng với nhiều loại nhiễm khuẩn (kháng sinh phổ rộng).
- Zinnat 500mg được sản xuất trên công nghệ hiện đại xuất xứ từ Anh.
Nhược điểm
- Thuốc Zinnat 500 mg có khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc Zinnat 500 mg có vị đắng nên khó cho trẻ sử dụng.
- Zinnat 500mg ở dạng viên khó để chia liều chính xác.
Thuốc Zinnat 500mg không sử dụng trong trường hợp nào?
Chống chỉ định của thuốc Zinnat 500mg với những người bệnh có tiền sử quá mẫn với các kháng sinh nhóm cephalosporin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc Zinnat.
Cách sử dụng và liều dùng thuốc Zinnat 500 mg
Cách dùng:
Thuốc Zinnat 500mg là một kháng khuẩn rộng, đợt điều trị thường khoảng 7 ngày (trong phạm vi từ 5 tới10 ngày).
Nên uống thuốc ZINNAT sau khi ăn để đạt được hấp thu tối ưu, Uống nguyên viên thuốc, không nhai, nghiền viên thuốc do nó có vị đắng khó chịu
Liều dùng:
Người lớn
- Hầu hết các nhiễm khuẩn sử dụng liều 250mg x 2 lần/ngày
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dùng liều125mg x 2 lân/ngày
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nhẹ tới vừa như viêm phế quản dùng liều 250mg x 2 lần/ngày
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nặng hơn hoặc có nghi ngờ viêm phổi dùng liều 500mg x 2 lần/ngày
- Viêm thận-bể thận uống 250mg x 2 lần/ngày
- Lậu không biến chứng. dùng liều duy nhất 1g
- Bệnh Lyme với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng liều 500mg x 2 lần/ngày trong 20 ngày
Trẻ em
- Hầu hết các nhiễm khuẩn sử dụng 125mg (1 viên 125mg) x 2 lần/ngày, tối đa đến 250 mg/ngày.
- Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị viêm tai giữa hoặc bị những bệnh nhiễm khuẩn nặng hơn sử dụng 250mg (1 viên 250mg hoặc 2 viên 125mg) x 2 lần/ngày, tối đa là 500 mg/ngày.
Suy thận
Cefuroxime chủ yếu được thải trừ thông qua thận. Khuyến cáo giảm liều của thuốc cefuroxime để bù lại sự chậm thải trừ ở những người bệnh bị suy giảm chức năng thận rõ rệt.
- Độ thanh thải Creatinine >30ml/phút không cần thiết điều chỉnh liều (liều chuẩn 125mg tới 500mg x 2 lần/ngày)
- Độ thanh thải Creatinine khoảng 10 – 29ml/phút Liều chuẩn của từng người mỗi 24h
- Độ thanh thải Creatinine: < 10ml/phút Liều chuẩn của từng người mỗi 48 giờ
- Trong khi thẩm phân máu: Nên sử dụng thêm một liều chuẩn của từng người ở cuối giai đoạn thẩm phân
Bảo quản thuốc Zinnat 500mg như thế nào?
Bảo quản thuốc Zinnat 500mg nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 300C và tránh ánh sáng.
Lưu ý-thận trọng khi sử dụng thuốc Zinnat 500 mg
Cần thận trọng đặc biệt đối vớ bệnh nhân có tiền sử phản ứng dị ứng với các penicillin hoặc beta-lactam khác. Cũng như những kháng sinh khác, sử dụng thuốc ZINNAT có thể gây phát triển quá mức nấm Candida. Việc dùng kéo dài có thể gây phát triển quá mức những vi khuẩn không nhạy cảm khác (như Enterococci và Clostridium difficile), khi đó có thể cần dừng điều trị.
Viêm đại tràng giả mạc có được báo cáo khi dùng kháng sinh, mức độ nghiêm trọng từ nhẹ tới đe dọa tính mạng. Phải cân nhắc chẩn đoán này ở những người bị tiêu chảy trong hoặc sau khi sử dụng kháng sinh. Nếu xảy ra tiêu chảy nhiều, kéo dài hoặc người bệnh bị đau bụng co thắt nên ngừng điều trị ngay lập tức và kiểm tra người bệnh thêm.
Đã gặp phản ứng Jarisch-Heixheimer sau khi sử dụng thuốc ZINNAT để điều trị bệnh Lyme. Đó là kết quả trực tiếp do hoạt tính diệt khuẩn của thuốc ZINNAT đối với vi khuẩn gây bệnh Lyme xoắn khuẩn Bonolia burgdorferi.
Người bệnh cần biết rằng phản ứng này là phổ biến do việc điều trị bệnh Lyme bằng kháng sinh, thường tự khỏi.
Trong liệu trình điều trị tiếp nối thì thời điểm chuyển sang điều trị đường uống được xác định dựa vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn, tình trạng lâm sàng của người bệnh và độ nhạy cảm của tác nhân gây bệnh có liên quan. Nếu không có cải thiện lâm sàng trong vòng khoảng 72 giờ, cần tiếp tục liệu trình điều trị với đường tiêm truyền.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú dùng thuốc Zinnat 500 mg được không?
Không có bằng chứng thực nghiệm về các tác dụng bệnh lý phôi hoặc sinh quái thai do thuốc Zinnat 500mg gây ra nhưng, cũng như những thuốc khác, cần thận trọng khi sử dụng trong các tháng đầu của thai kỳ. Cefuroxime được tiết vào sữa mẹ, vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc Zinnat 500mg cho những người mẹ đang cho con bú.
Thuốc Zinnat 500mg có ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc không?
Vì thuốc Zinnat 500mg có thể gây chóng mặt nên cảnh báo bệnh nhân thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc
Tác dụng phụ của thuốc Zinnat
Trong quá trình sử dụng thuốc Zinnat 500mg bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Phổ biến: Tăng bạch cầu ái toan, Phát triển quá mức nấm Candida, Đau đầu, chóng mặt, Rối loạn tiêu hóa gồm tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, Tăng thoáng qua các men gan,
- Không phổ biến: Nôn, Nổi ban, Xét nghiệm Coombs dương tính, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu (đôi khi giảm nặng)
- Hiếm gặp: Mày đay, ngứa, Viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa hình, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hoại tử ngoại ban),
- Rất hiếm: Sốt do thuốc, Thiếu máu tan máu, bệnh huyết thanh, phản vệ, Vàng da (chủ yếu do ứ mật), viêm gan,
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc Zinnat 500mg
Tương tác của thuốc Zinnat 500mg
Những thuốc làm giảm độ acid của dịch vị có khả năng làm giảm sinh khả dụng của thuốc ZINNAT so với sinh khả dụng khi đói và theo chiều hướng làm mất tác dụng hấp thu tăng cường sau bữa ăn.
Tương tự như nhiều kháng sinh khác, thuốc ZINNAT có thể ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn đường ruột dẫn tới giảm tái hấp thu oestrogen, làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống được sử dụng kết hợp.
Do kết quả âm tính giả có thể xảy ra khi sử dụng xét nghiệm ferricyanide, nên dùng phương pháp glucose oxidase hay hexokinase trong xác định nồng độ glucose huyết/huyết tương ở những bệnh nhân đang dùng thuốc ZINNAT. Kháng sinh ZINNAT không ảnh hưởng đến xét nghiệm định lượng creatinine qua phương pháp alkaline picrate.
Thuốc Zinnat 500mg giá bao nhiêu?
Thuốc Zinnat 500mg giá bao nhiêu? Để mua được sản phẩm thuốc với giá tốt, khuyến cáo khách hàng nên trực tiếp đến mua thuốc tại các bệnh viện tuyến trên hoặc các nhà thuốc có quy mô lớn. Tại đó, bệnh nhân sẽ được mua Thuốc Zinnat 500mg với giá thành hợp lý.
Để biết thêm chi thông tin về giá Thuốc Zinnat 500mg và các thuốc khác, vui lòng liên hệ số điện thoại hotline của nhathuochapu 0923 283 003 để được tư vấn nhanh chóng. Chúng tôi cam kết bán thuốc Zinnat 500mg uy tín với giá tốt nhất.
Thuốc Zinnat 500mg mua ở đâu?
Thuốc Zinnat 500mg mua ở đâu? Nếu quí khách hàng chưa biết Thuốc Zinnat 500mg mua ở đâu tại các địa chỉ ở các nơi khác như Hà Nội, HCM, Đà Nẵng….thì nhathuochapu xin giới thiệu tới quý khách hàng một số địa chỉ để có thể mua được sản phẩm Thuốc Zinnat 500mg chất lượng, chính hãng, uy tín, có thể tham khảo, tìm mua như:
*Cơ sở bán thuốc
Cơ sở 1: Trung tâm Phân phối thuốc, số 85 Vũ Trọng Phụng, P.Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Cơ sở 2: Chung Cư Bình Thới, P.8, Q.11, TP. Hồ Chí Minh.
Cơ sở 3: Nguyễn Sinh Sắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
Facebook: https://www.facebook.com/nhathuochapu
Website: https://nhathuochapu.vn/
Nhathuochapu xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các quý khách hàng đã quan tâm và dành thời gian tham khảo đọc bài viết về Thuốc Zinnat 500mg
Chúc mọi người luôn khỏe mạnh
Nhathuochapu.vn Chuyên tư vấn, mua bán các loại các loại thuốc kê đơn (Ung thư, viêm gan B, C, thuốc điều trị vô sinh hiếm muộn, kháng sinh…) và các loại thuốc hiếm khó tìm.