Thuốc Taparen là thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, nổi mề đay mạn tính vô căn gặp ở người lớn và trẻ trên 12 tuổi hay viêm mũi dị ứng theo mùa gặp ở trẻ trên 12 tuổi; viêm kết mạc dị ứng được sản xuất bởi công ty dược phẩm Farmalabor-Produtos Farmacêuticos, S.A – BỒ ĐÀO NHA.
Trước khi tìm hiểu về thuốc Taparen chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng nguyên nhân gây ra bệnh.
Viêm mũi dị ứng là gì? Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng hay còn gọi là sốt cỏ khô vì những triệu chứng của bệnh có đặc trưng giống như bị cảm lạnh nhưng lại bùng phát trong thời gian ngắn. Viêm mũi dị ứng là bệnh lý mà niêm mạc mũi bị viêm do tiếp xúc với dị nguyên đường hô hấp. Bệnh viêm mũi dị ứng không phải là gây ra bởi virus mà là do người bệnh có cơ địa dị ứng với các dị nguyên ở trong nhà. Đây là bệnh lành tính, nhưng lại gây nhiều bất tiện cho người bệnh, thậm chí ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng cuộc sống.
Viêm mũi dị ứng được có 2 loại:
Viêm mũi dị ứng theo mùa: Do bị ảnh hưởng bởi thời tiết từng mùa xuất hiện các loại dị nguyên trong gió như phấn hoa, nấm mốc…
Viêm mũi dị ứng có quanh năm: Có thể bị bị viêm mũi dị ứng ở mọi mùa do các tác nhân như côn trùng (bọ chét, ve…), bụi trong nhà, lông súc vật nuôi trong nhà như lông của mèo, chó.
Một số dấu hiệu viêm mũi dị ứng chính như là sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, hắt hơi liên tục và tăng áp lực xoang.
Viêm mũi dị ứng mặc dù không nguy hiểm nhưng có thể gây ra phiền phức và mệt mỏi trong cuộc sống bệnh nhân. Những triệu chứng lâm sàng nêu trên là hậu quả do việc giải phóng tức thì những hóa chất trung gian của các tế bào trong niêm mạc mũi và vòm họng. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị đúng cách sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang…
Viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Hiện nay, vẫn chưa có cách chữa khỏi viêm mũi dị ứng hoàn toàn, nhưng có thể điều trị và kiểm soát các triệu chứng gặp phải của nó. Bệnh nhân có thể điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo nhiều cách khác nhau như sử dụng thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc trị nghẹn mũi, thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi hoặc dùng các liệu pháo miễn dịch hay thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà.
Viêm mũi dị ứng có lây không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý do cở địa dị ứng của bệnh nhân, không phải là một bệnh truyền nhiễm nên viêm mũi dị ứng không lây từ người sang người.
Mề đay là gì?
Nổi mề đay là tình trạng trên da nổi nhiều các nốt mẩn đỏ hoặc các mảng da đỏ lên một cách đột ngột. Hiện tượng này do phản ứng của cơ thể với một số chất gây dị ứng hoặc xuất hiện mà không rõ nguyên nhân gây ra.
Mề đay mãn tính
Mề đay mãn tính là một thuật ngữ dùng để nói về một dạng tổn thương trên da kéo dài trên 6 tuần. Đặc trưng của nó là tình trạng phát ban, nổi sẩn ngứa có màu hồng, đỏ hoặc trắng nhạt trên da. Đi kèm với những triệu chứng đó là tình trạng ngứa ngáy và nóng rát rất khó chịu.
Mề đay kiêng gì?
Nổi mề đay không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nó có thể gây ra các tác động tiêu cực tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Bên cạnh đó, mề đay thường nổi ở những vị trí dễ thấy như mặt, cổ, trước ngực… gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Để tránh tình trạng này, bệnh nhân phải kiêng những điều sau: Tránh gãi, không nên sử dụng hóa mỹ phẩm, không nên sử dụng chất kích thích và cẩn thận khi tiếp xúc với nước.
Mề đay có lây không?
Theo như các bác sĩ, mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm. Nổi mề đay có khả năng tái phát nhiều lần ở bệnh nhân nhưng nó không lây từ người này sang người khác. Trong trường hợp mà nhiều người trong gia đình cùng bị nổi mề đay có thể do yếu tố di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các dị nguyên gây dị ứng hoặc sống trong cùng một môi trường có các yếu tố gây dị ứng…
Viêm kết mạc dị ứng
Kết mạc là một lớp màng mỏng được phủ bên trên bề mặt củng mạc và lót mặt trong của mi mắt. Viêm kết mạc dị ứng là một bệnh thường gặp của kết, là một phản ứng viêm cấp tính, từng lúc hoặc mạn tính thường mắc phải do các tác nhân gây dị ứng có trong không khí. Các triệu chứng của bệnh gồm có ngứa, chảy nước mắt, xuất tiết, và cương tụ kết mạc.
Viêm kết mạc dị ứng được phân thành các nhóm sau: Viêm kết mạc dị ứng cấp; viêm kết mạc dị ứng theo mùa hoặc quanh năm; viêm kết mạc dị ứng mùa xuân; dị ứng kết – giác mạc; viêm kết mạc dị ứng nhú gai khổng lồ.
Viêm kết mạc dị ứng có nguy hiểm không?
Bệnh viêm kết mạc dị ứng vốn không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng nếu không phát hiện và điều trị đúng chỉ định thì có thể gây nên những vấn đề sức khỏe nguy hiểm như loét giác mạc và giảm thị lực.
Viêm kết mạc dị ứng có lây không?
Khác với các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, viêm kết mạc dị ứng là bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, tình trạng mắt đỏ, ngứa, rát và sưng húp có thể gây ra do nhiễm trùng và các bệnh lý khác có thể đe dọa thị lực.
Thông tin xuất xứ của thuốc Taparen
Nhóm thuốc: Thuốc Taparen thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn.
Thành phần: Hoạt chất chính là Cetirizin hydroclorid hàm lượng 10mg.
Tá dược thêm vào vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao
Cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Nhà sản xuất: Farmalabor-Produtos Farmacêuticos, S.A – BỒ ĐÀO NHA
Nhà đăng ký: Celltrion Pharm Inc
Thời hạn của thuốc: Thuốc Taparen có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
SĐK:VN-19811-16
Sử dụng thuốc Taparen trong điều trị
Thuốc Taparen với hoạt chất chính là Citirizin là thuốc kê đơn (ETC) có tác dụng điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, nổi mề đay mạn tính vô căn gặp ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi; viêm kết mạc dị ứng.
Thuốc taparen được chỉ định cho đối tượng nào?
Thuốc taparen được chỉ định điều trị cho những đối tượng sau:
Người bị viêm mũi dị ứng theo mùa: Taparen có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa do các chất gây dị ứng như cỏ phấn hương, cỏ và phấn cây ở người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Các triệu chứng được điều trị hiệu quả gồm có hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mũi, ngứa mắt và đỏ mắt.
Người bị viêm mũi dị ứng lâu năm: Thuốc này cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng lâu năm do các chất gây dị ứng như mạt bụi, lông động vật và nấm mốc ở người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Các triệu chứng được điều trị hiệu quả gồm có hắt hơi, sổ mũi, chảy dịch mũi sau, ngứa mũi, ngứa mắt và chảy nước mắt.
Người bị mề đay mạn tính: Thuốc taparen với hoạt chất là cetirizin có tác dụng điều trị các biểu hiện ngoài da không biến chứng của bệnh nổi mề đay tự phát mạn tính ở người lớn và trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Nó làm giảm rõ rệt sự xuất hiện, mức độ nghiêm trọng, thời gian phát ban và còn làm cảm giác ngứa giảm đáng kể.
Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da gây ngứa do dị ứng, viêm kết mạc dị ứng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Taparen
Đây là một thuốc kê đơn vì vậy bệnh nhân cần phải dùng thuốc theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Trong quá trình điều trị nếu thấy có điều gì bất thường hay gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm bạn cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng cử lý tốt nhất.
Cách dùng thuốc Taparen hiệu quả
Thuốc Taparen được dùng bằng đường uống. Đối với viên nén ở dạng kết hợp với pseudoephedrin hydroclorid thì phải được nuốt nguyên cả viên mà không được bẻ nhỏ, nghiền nát, nhai hoặc hòa tan với nước. Tuy thức ăn có thể làm giảm nồng độ đỉnh của thuốc trong máu và kéo dài thời gian nồng độ đạt đỉnh, nhưng thức ăn lại không làm ảnh hưởng đến mức hấp thu thuốc, nên có thể uống thuốc cùng hoặc không cùng thức ăn.
Liều dùng của thuốc Taparen
Đối với người lớn và trẻ từ 6 tuổi trở lên sử dụng liều 10 mg/1 lần/1 ngày hoặc 5 mg/1 lần và dùng 2 lần 1 ngày.
Đối với trẻ từ 2 – 5 tuổi liều sử dụng là 5 mg/1 lần/1 ngày hoặc 2,5 mg/1 lần và dùng 2 lần 1 ngày.
Đối với trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi liều chỉ định là 2,5 mg/1 lần/1 ngày. Liều tối đa cho đối tượng này là dùng 2,5 mg/1 lần dùng 2 lần 1 ngày ở trẻ trên 12 tháng tuổi.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không được sử dụng thuốc.
Đối với bệnh nhận suy gan thì liều sử dụng cần giảm đi một nửa.
Đối với bệnh nhân suy thận cần phải giảm liều tùy vào mức độ suy thận của bệnh nhân và không được dùng thuốc ở những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối hay phải thẩm tách.
Thuốc taparen chống chỉ định với những đối tượng nào?
Thuốc Taparen không sử dụng cho những người có tiền sử dị ứng với cetirizin, với hydroxyzin hay bất cứ thành phần nào của thuốc. Thuốc cũng được chống chỉ định ở những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
Những lưu ý và thận trọng khi sử dụng Taparen
Không sử dụng quá liều thuốc được chỉ định, không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng. Thời gian điều trị bệnh có thể thay đổi tùy theo diễn biến lâm sàng vào các giai của bệnh, khi điều trị mà thấy không có hiệu quả có thể tăng liều.
Đối với người suy thận vừa hoặc nặng và người đang thẩm phân thận nhân tạo cần phải điều chỉnh liều sử dụng.
Cần điều chỉnh liều ở cả bệnh nhân bị suy gan.
Tránh dùng thuốc cetirizin với rượu và các thuốc gây ức chế thần kinh trung ương, vì sẽ làm tăng thêm tác dụng của các thuốc này.
Phụ nữ mang thai và cho con bú có dùng Taparen được không?
Đối với phụ nữ có thai thì không nên hoặc phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Taparen vì mặc dù cetirizin không gây quái thai ở động vật, nhưng vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ nào ở trên người mang thai.
Đối với phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ vì cetirizin có thể bài tiết qua sứa mẹ nên tránh không cho con bú khi mẹ dùng thuốc.
Cetirizin có gây buồn ngủ không?
Ở một số trường hợp người bệnh dùng cetirizin có hiện tượng ngủ gà, do vậy nên thận trọng sử dụng trong khi lái xe, hoặc vận hành máy, vì dễ gặp nguy hiểm.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng Taparen
Thuốc Taparen dung nạp tốt. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là ngủ gà. Một số trường hợp gặp tác dụng không mong muốn nhẹ và thoáng qua như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, lo âu, khô miệng và các rối loạn nhẹ đường tiêu hóa.
Các tác dụng phụ ít gặp hơn như chán ăn hoặc tăng thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng, tăng tiết nước bọt.
Một số tác dụng phụ hiếm gặp như là thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp nặng, choáng phản vệ, viêm gan, ứ mật hay viêm cầu thận.
Tương tác thuốc Taparen với thuốc khác
Tránh sử dụng Taparen kết hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương như thuốc an thần hay rượu.
Độ thanh thải của cetirizin bị giảm nhẹ khi uống cùng với 400 mg theophylin. Không sử dụng viên giải phóng chậm cetirizin hydroclorid kết hợp pseudoephedrin hydroclorid với thuốc IMAO. Sử dụng thuốc taparen có hoạt chất chính là cetirizine còn làm giảm thời gian và liều lượng của các thuốc chống viêm tại chỗ khác dùng để điều trị viêm da dị ứng.
Độ ổn định và bảo quản thuốc Taparen
Bảo quản thuốc Taparen ở nhiệt độ 15 – 30 °C.
Cách xử trí khi dùng quá liều Taparen
Khi xử dụng quá liều có thể gặp các triệu chứng như ngủ gà ở người lớn; ở trẻ em có thể bị kích động.
Cách xử trí khi quá liều nghiêm trọng cần gây nôn và rửa dạ dày cùng với các phương pháp hỗ trợ cho bệnh nhân. Đến nay, thuốc vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Phương pháp thẩm tách máu không có tác dụng trong điều trị quá liều cetirizin.
Thông tin hoạt chất Cetirizin trong thuốc Taparen
Cetirizine còn thường được gọi là Zyrtec, là một chất đối kháng histamine H1 thế hệ hai bằng đường uống và đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng dị ứng khác nhau như hắt hơi, ho, nghẹt mũi, phát ban và các triệu chứng khác.
Cetirizine là một trong những thuốc kháng histamine H1 thế hệ thứ hai (SGAHs) đầu tiên được bào chế để ức chế chọn lọc thụ thể H1 mà không có tác dụng an thần.
Dược lực học
Cetirizin là dẫn chất của piperazin và là chất chuyển hóa của hydroxyzin. Cetirizin có tác dụng đối kháng mạnh và chọn lọc ở thụ thể H1 ngoại vi, nhưng hầu như không có tác dụng đến các thụ thể khác, do vậy hầu như không có tác dụng đối kháng acetylcholin và không có tác dụng đối kháng serotonin. Cetirizin ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng qua trung gian histamin và cũng làm giảm sự di dời của các tế bào viêm và giảm giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.
Tính phân cực của cetirizin tăng so với hydroxyzin nên phân bố của thuốc vào hệ TKTW giảm và ít tác động lên TKTW so với các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất (diphenhydramin, hydroxyzin) nên ít gây buồn ngủ. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh dùng cetirizin có tác dụng không mong muốn như ngủ gà lại cao hơn so với người bệnh dùng các thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai khác như loratadin.
Dạng kết hợp của cetirizin và pseudoephedrin hydroclorid được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng dai dẳng ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Cơ chế hoạt động thuốc Taparen
Hoạt tính kháng histamine của cetirizine đã được thể hiện trên nhiều loại mô hình động vật và con người. Các mô hình động vật in vivo và ex vivo đã cho thấy tác dụng kháng cholinergic và antiserotonergic không đáng kể. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu lâm sàng, chứng khô miệng xảy ra với cetirizine thường xuyên hơn so với giả dược. Các nghiên cứu liên kết thụ thể in vitro đã chứng minh không phát hiện được ái lực của cetirizine đối với các thụ thể histamine ngoài các thụ thể H1. Các nghiên cứu với việc sử dụng cetirizine được dán nhãn phóng xạ trên chuột đã chứng minh sự xâm nhập vào não không đáng kể. Ex vivo – Các nghiên cứu ở chuột đã chỉ ra rằng Cetirizine có hệ thống quản lý không chiếm thụ thể H1 não đáng kể.
Ngoài tác dụng kháng thụ thể H1, cetirizin đã chứng tỏ có hoạt tính kháng dị ứng: liều 10mg một hoặc hai lần mỗi ngày, có thể ức chế sự tập kết các tế bào viêm ở giai đoạn muộn, đặc biệt là bạch cầu ái toan, ở da và kết mạc của các đối tượng dị ứng có tiếp xúc với kháng nguyên, còn liều 30mg/ngày ức chế sự di chuyển của bạch cầu ái toan trong dịch rửa phế quản – phế nang trong giai đoạn muộn của co thắt phế quản do người mắc bệnh hen hít phải dị ứng nguyên. Ngoài ra, cetirizin còn ức chế phản ứng viêm giai đoạn muộn trên bệnh nhân mắc mày đay mạn tính khi tiêm kallikrein trong da. Thuốc đồng thời cũng có tác dụng làm giảm sự xuất hiện của các phần tử gắn kết như ICAM-1 và VCAM-1 – là những dấu chỉ điểm của phản ứng viêm dị ứng.
Các nghiên cứu trên người tình nguyện khỏe mạnh đã cho thấy cetirizin liều 5mg và 10mg ức chế mạnh phản ứng mề đay và ban đỏ do nồng độ rất cao của histamine trong da gây nên. Sau khi uống liều đơn 10mg, thuốc bắt đầu có tác dụng trong vòng 20 phút trên 50% đối tượng và trong vòng 1 giờ trên 95% đối tượng thử nghiệm. Tác dụng của thuốc duy trì ít nhất 24 giờ sau khi uống một liều đơn. Trong một nghiên cứu kéo dài 35 ngày trên trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, người ta không thấy có sự dung nạp đối với tác dụng kháng histamine (chống mề đay và ban đỏ) của cetirizin. Sau khi dùng nhiều lần cetirizin, khi ngưng điều trị, da phục hồi lại phản ứng bình thường với histamine trong vòng 3 ngày.
Dược động học
Thuốc Cetirizin được hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đạt đỉnh đo ở trạng thái cân bằng là 0,3 microgam/ml, đạt được sau 1,0 ± 0,5 giờ. Sinh khả dụng đường uống không thay đổi khi dùng thuốc cùng với thức, tuy nhiên, Tmax bị chậm lại 1,7 giờ và Cmax giảm 23% ở trạng thái được cho ăn. Thể tích phân bố biểu kiến là 0,50 lít/kg. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương là 90 – 96 %. Khoảng 2/3 liều dùng được bài xuất dưới dạng không đổi qua nước tiểu. Nửa đời thải trừ huyết tương khoảng 10 giờ. Cetirizin có động học tuyến tính ở khoảng liều 5 – 60 mg.
Thuốc vào sữa mẹ, nhưng hầu như không qua hàng rào máu – não.
Thuốc Taparen giá bao nhiêu?
Thuốc Taparen giá bao nhiêu? Thuốc sẽ có giá khác nhau giữ các cơ sở kinh doanh thuốc khác nhau. Để biết thông tin chính xác về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn vui lòng gọi vào hotline 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập wedsite nhathuochapu.vn để được tư vấn.
Mua thuốc Taparen đâu uy tín và giá tốt?
Bạn có thể mua thuốc Taparen ở những cơ sở được cấp phép và uy tín như:
– Cơ sở 1: Nhà thuốc Hapu: Số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
– Cơ sở 2: Chung Cư Bình Thới, Phường 8, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
– Cơ sở 3: Nguyễn Sinh Sắc, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Mua thuốc Tararen online tại nhathuochapu.vn?
Nhà thuốc Hapu – “MUA THUỐC ONLINE GIÁ RẺ”
Để có thể mua hàng chính hãng, giá tốt và giao tận nhà hay liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0923283003 hay truy cập vào trang web nhathuochapu.vn để tìm hiểu kĩ hơn.
Những lợi ích khi lựa chọn mua thuốc online tại nhathuochapu.vn
-Khách hàng được dược sĩ đại học tư vấn tận tình mọi lúc mọi nơi trên toàn quốc
-Đặt hàng trực tuyến không cần phải đến tận cửa hàng
-Luôn có các chương trình hỗ trợ bệnh nhân mùa dịch covid
-Khách hàng được kiểm tra thông tin nguồn gốc thuốc trước khi thanh toán
Chúng tôi cam kết bán hàng chính hãng và có giá rẻ nhất. Nếu phát hiện hàng giả sẽ hoàn tiền gấp đôi. Sự hài lòng của quý khách hàng là thành công của chúng tôi.
Trên đây là những thông tin về thuốc Taparen giúp bạn hiểu rõ thuốc? Công dụng cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc Taparen. Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn như Drugbank.vn, Dược thư Việt Nam… và bài viết mang tính tham khảo. Nếu có bất kì thắc mắc nào hay muốn liên hệ đặt hàng vui lòng liên hệ 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc quý khách hàng có thể truy cập trang web nhathuochapu.vn để được hỗ trợ giải đáp.