Thuốc Melocox chứa thành phần là Meloxicam là một thuốc chống viêm nhóm NSAID thuốc được kê đơn trong điều trị viêm xương khớp. Trong vòng 1 năm trở lại đây, các quảng cáo “Bà con, ai đang gặp các vấn đề xương khớp, uống thuốc tây mãi không khỏi. Gọi cho tôi, tôi cam kết chữa khỏi 100%” hay “nhà tôi ba đời trị bệnh xương khớp” … xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội. Trên thực tế, các sản phẩm đó hầu hết là những thuốc không có tác dụng điều trị, hay là các thuốc giảm đau corticoid không rõ nguồn gốc. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn về Melocox – một thuốc giảm đau chống viêm được chỉ định cho các trường hợp bệnh liên quan đến xương khớp. Để xem “thuốc Tây” có thực sự hiệu quả hay không.
Viêm xương khớp là gì?
Viêm xương khớp là một dạng phổ biến của bệnh viêm khớp, các trường hợp viêm xương khớp có sự phá hủy các mô trong xương khớp theo thời gian. Đây là dạng viêm khớp thường xuất hiện ở những người lớn tuổi và một số ít trường hợp đặc biệt khác
Những người bị viêm xương khớp thường bị đau khớp và bị cứng các khớp sau khi nghỉ ngơi một thời gian dẫn đến không thể chuyển động cơ thể một cách dễ dàng.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì? Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp có khác nhau không?
- Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) cũng là một dạng bệnh phổ biến khác của viêm khớp. Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn, có thể hiểu đơn giản là hệ miễn dịch của cơ thể coi các thành phần khớp là “kẻ địch” và tấn công tiêu diệt chúng. Bệnh cũng ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan khác, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, giới hạn chuyển động, sưng đau khớp.
- Về cơ bản viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp khác nhau hoàn toàn, một bệnh là do sự tổn thương của các sụn khớp, một bệnh do đáp ứng miễn dịch của cơ thể tuy nhiên người bệnh rất dễ nhầm triệu chứng của 2 bệnh này. Vậy những triệu chứng khác biệt như nào?
- Viêm khớp dạng thấp chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở các chi như khớp bàn và ngón tay, khớp đốt ngón tay giữa ở bàn tay. Trong khi đó viêm xương khớp chủ yếu gây tổn thương ở nền ngón tay cái và nền của các ngón tay khác.
- Viêm khớp dạng thấp có xu hướng đối xứng cơ thể, ảnh hưởng đến các khớp ở hai bên trái phải cơ thể bệnh nhân. Viêm xương khớp thường không đối xứng hay chỉ bị một bên cơ thể.
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý liên quan đến hiện tượng viêm mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm ở khớp cùng chậu, cột sống và các khớp chi dưới với các triệu chứng đau điển hình của viêm. Đây là một căn bệnh mạn tính, tiến triển chậm rãi, có tính chất nghiêm trọng dần theo thời gian và gây nên tình trạng dính khớp.
Căn bệnh này cũng không quá hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh rơi vào 1 – 1,14% dân số. Số liệu ở Trung Quốc cho thấy chỉ riêng tại đây đã có ít nhất hơn 2 triệu người bị viêm cột sống dính khớp. Mặc dù vậy, bệnh lại thường được chuẩn đoán khá muộn do các triệu chứng đau chưa thực sự rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn khiến người bệnh chủ quan
Các bệnh viêm khớp có chữa được không?
Các tình trạng bệnh xương khớp kể trên cho đến hiện nay vẫn chưa thể điều trị loại bỏ triệt để. Mục tiêu điều trị chính hiện nay là điều trị triệu chứng, giảm đau, tăng cường chức năng khớp, ngăn chặn bệnh trở nên nặng hơn và duy trì chất lượng cuộc sống.
Thông tin thuốc Melocox
Tên thuốc: Melocox
Hoạt chất: Meloxicam 15mg
Dạng bào chế: Viên nén
Nhà sản xuất: Rafarm S.A – Công ty dược phẩm ở Hy Lạp
Điều trị viêm xương khớp bằng thuốc Melocox
Thuốc Melocox với thành phần dược chất là Meloxicam là một thuốc giảm đau chống viêm hạ sốt không steroid (NSAIDs, No-steroid). Tuy nhiên tác dụng hạ sốt của Melocox không quá cao, thay vào đó Melocox hay các thuốc chứa Meloxicam lại được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp giảm đau, chống viêm ở các trường hợp viêm xương khớp.
Chỉ định của thuốc Melocox
Điều trị triệu chứng các đợt cấp của bệnh viêm xương khớp
Điều trị triệu chứng lâu dài đối với bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp.
Thuốc Melocox được chống chỉ định cho những bệnh nhân nào?
Sản phẩm thuốc này được chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Ba tháng cuối của thai kỳ ở phụ nữ mang thai
- Trẻ em và bệnh nhân dưới 16 tuổi
- Quá mẫn với meloxicam và các thuốc chống viêm phi steroid khác. Không nên dùng meloxicam cho những bệnh nhân đã phát triển các dấu hiệu của bệnh hen suyễn, xuất hiện u polyp mũi, phù thần kinh hoặc nổi mề đay sau khi dùng các thuốc giảm đau chống viêm phi steroid khác mà phổ biến nhất là aspirin
- Có tiền sử xuất huyết hoặc loét, thủng đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột)
- Bệnh viêm đường ruột hoạt động như viêm loét đại trạng, Crohn
- Suy giảm nghiêm trọng các chức năng của gan
- Suy thận nặng và không có khả năng lọc máu
- Suy tim nặng
Phụ nữ mang thai có được sử dụng thuốc Melocox không?
Sự ức chế tổng hợp prostaglandin do sử dụng Melocox nói chung và các thuốc NSAIDs nói riêng có thể ảnh hưởng xấu đến thai kỳ và sự phát triển của thai nhi. Dữ liệu từ các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy Meloxicam làm tăng nguy cơ sẩy thai, rối loạn và dị dạng tim, dạ dày sau khi sử dụng chất ức chế tổng hợp prostaglandin trong thời kỳ đầu. Nguy cơ dị tật tim mạch đã tăng từ dưới 1%, lên đến xấp xỉ 1,5%. Nguy cơ được cho là tăng theo thời điểm, thời gian và liều lượng điều trị.
Ba tháng đầu và cuối thai kì không nên sử dụng melocox nếu không có sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng trong khoảng thời gian này thì cũng nên giữ liều điều trị thấp nhất có thể.
Tác dụng phụ của Melocox
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, thiếu máu, phát ban, nhức đầu chóng mặt, phù.
Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn: Ợ hơi, viêm loét thực quản, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, mề đay, có thể xuất hiện cơn hen cấp, ù tai, tăng huyết áp, đỏ mặt và nhạy cảm với ánh sáng.
Ở các bệnh nhân mẫn cảm với thuốc, tình trạng phù nề, suy tim và tăng dễ xuất hiện và trầm trọng hơn.
Làm thế nào để giảm thiểu tác dụng không mong muốn của thuốc Melocox?
Để giảm thiểu tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của Melocox, cần uống thuốc ngay sau khi ăn hoặc dùng kết hợp với thuốc kháng acid dạ dày (các antacid) và các thuốc chẹn proton để giảm yếu tố tấn công là dịch vị và tăng yếu tố bảo bệ prostaglandin và chất nhày.
Ngừng sử dụng thuốc hoặc điều chỉnh liều theo hướng dẫn của bác sĩ nếu gặp các phản ứng dị ứng hoặc các tác dụng không mong muốn.
Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần ngừng dùng thuốc và tiến hành điều trị hỗ trợ (sử dụng epinephrin, thở oxygen, dùng các thuốc kháng histamin, các glucocorticoid…).
Tương tác thuốc
Các thuốc giảm đau chống viêm phi steroid khác (NSAID) và Aspirin > 3g / ngày:
Không khuyến cáo kết hợp với các thuốc chống viêm không steroid khác, bao gồm axit acetylsalicylic (aspirin) với liều chống viêm làm tăng các tác dụng không mong muốn
Sử dụng kèm corticosteroid ( ví dụ glucocorticoid):
Sử dụng đồng thời Melocox hay các thuốc chống viêm giảm đau NSAID khác với các thuốc corticoid gây tăng tiết dịch vị dạ dày làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng
Thuốc chống đông máu:
Tăng đáng kể nguy cơ chảy máu, do ức chế kết tập tiểu cầu và chảy máu, tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Melocox có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu, chẳng hạn như warfarin. Không khuyến cáo sử dụng đồng thời Melocox và thuốc chống đông máu.
Các thuốc chống trầm cảm theo cơ chế chống thu hồi chọn lọc serotonin: Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa
Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển: Melocox có thể làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu và các thuốc hạ huyết áp. Việc sử dụng đồng thời thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc đối kháng Angiotensin-II và các thuốc ức chế enzyme COX có thể làm suy giảm thêm chức năng thận, bao gồm cả suy thận cấp. Do đó cần thận trọng khi phối hợp các thuốc trên, đặc biệt là ở người cao tuổi. Bệnh nhân cần được cung cấp đủ nước và được theo dõi chức năng thận sau khi bắt đầu điều trị.
Methotrexat là thuốc thường được phối hợp với các thuốc chứa Meloxicam nói chung hay các NSAID nói riêng. Các NSAID còn làm tăng nồng độ Methotrexat trong huyết tương làm tăng tác dụng nhưng đồng thời cũng làm tăng độc tính và các tác dụng phụ. Khi phối hợp Melocox và các sản phẩm chứa Methotrexat cần theo dõi chức năng thận định kì.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Melocox:
- Sử dụng đường uống
- Liều dùng:
- Đợt cấp của viêm xương khớp: 7,5 mg / ngày (nửa viên 15 mg). Có thể tăng liều lên 15mg / ngày nếu tình trạng bệnh không được cải thiện.
- Viêm khớp dạng thấp, Viêm cột sống dính khớp: 15 mg / ngày (một viên 15 mg).
- Có thể giảm liều xuống 7,5 mg / ngày (nửa viên 15mg) tùy vào đáp ứng điều trị
- Đặc biệt liều lượng 1 ngày không được vượt quá 15mg ứng với 1 viên
Đối với những bệnh nhân suy gan, suy thận và người già (chức năng gan thận suy giảm): Tuân thủ liều mà bác sĩ đưa ra dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Xử trí quá liều Melocox
Các triệu chứng sau quá liều Melocox cấp tính thường là hôn mê, buồn ngủ, buồn nôn, nôn và đau rát vùng thượng vị và có thể hồi phục khi điều trị hỗ trợ. Nhiễm độc nặng có thể bị tăng huyết áp, suy hô hấp, suy thận cấp, hôn mê, co giật, trụy tim và ngừng tim.
Xử lý quá liều bằng cách chăm sóc hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Nhanh chóng loại bỏ meloxicam ra khỏi cơ thể bằng cách rửa dạ dày hoặc bằng các thuốc cholestyramine uống ba lần một ngày
Thời hạn sử dụng
3 năm
Bảo quản
Bảo quản tại nơi khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời
Nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C
Nhà sản xuất
Rafarm S.A – Hy Lạp
Sản phẩm tương tự
- Meloxicam 7.5mg
- Globic 15
- Mibelcam
Thuốc Melocox giá bao nhiêu?
Thuốc Melocox – thuốc giảm đau chống viêm được sản xuất tại Hy Lạp – hiện đã có mặt tại Nhà thuốc Hapu với mức giá phải chăng.
Liên hệ hotline 0923283003 để được tư vấn chi tiết về giá thuốc Melocox. Ngoài ra bạn có thể truy cập website nhathuochapu.vn để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm và giá thuốc. Chúng tôi cam kết tư vấn thuốc chính hãng với giá bán rẻ nhất.
Bệnh nhân có thể cân nhắc việc lựa chọn mua thuốc tại địa chỉ nào để mua với giá tốt nhất.
Thuốc Melocox mua ở đâu?
Nhà thuốc Hapu – “MUA THUỐC ONLINE GIÁ RẺ”
Địa chỉ:
– Cơ sở 1: Nhà thuốc Hapu: Số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
– Cơ sở 2: Chung Cư Bình Thới, Phường 8, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
– Cơ sở 3: Nguyễn Sinh Sắc, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
Hotline/Zalo/Whatapps/Viber: 0923.283.003.
Website: https://nhathuochapu.vn/
Mua thuốc online tại nhathuochapu.vn
- Khách hàng sẽ được dược sĩ đại học tư vấn tận tình mọi lúc mọi nơi trên địa bàn toàn quốc
- Đặt hàng trực tuyến mà không cần di chuyển đến cửa hàng
- Luôn có các chương trình để hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch COVID
- Khách hàng được trên tay kiểm tra sản phẩm, thông tin nguồn gốc thuốc trước khi thanh toán.
- Thời gian giao hàng siêu tốc bất kể ngoại tỉnh
#NhathuocHapu, #Nhathuoc #Quaythuoc, #hieuthuoc #Online, #giatot, #muathuoc_online
Nếu bạn gặp khó trong việc tìm Nhà thuốc bán Melocox vui lòng liên hệ Nhà thuốc Hapu để được tư vấn về địa chỉ mua thuốc Melocox chính hãng, giá tốt theo SDT 0923.283.003.
Tác giả bài viết: Hồ Hữu Hòa