Thuốc Lakcay với hoạt chất chính là Raloxifen HCl là một sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn DAVI PHARM (DAVI PHARM CO., LTD). Thuốc có tác dụng trong điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh nhờ vào việc duy trì tỉ trọng xương.
Bài viết này, Nhà thuốc Hapu xin trình bày cho các bạn về thông tin của sản phẩm này, cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Lakcay trong điều trị. Nhà thuốc Hapu bán và tư vấn thuốc kê đơn tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện 108…
Thông tin xuất xứ thuốc Lakcay
Thành phần: Raloxifen HCl
Hàm lượng: 60mg
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Cách đóng gói: Hộp 4 vỉ x 7 viên
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nhà sản xuất: Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM) – Việt Nam
Nhà đăng ký: Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM)
SĐK: VD-28470-17
Tác dụng và thuốc được chỉ định dùng cho đối tượng nào?
Thuốc Lakcay được chỉ định trong dự phòng và điều trị loãng xương ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Lakcay
Sử dụng thuốc Lakcay theo đường uống. Mỗi ngày uống 1 viên. Không cần lưu ý đến bữa ăn và cũng không cần chỉnh liều ở người cao tuổi. Thuốc cần sử dụng dài hạn. Cần bổ sung thêm canxi và vitamin D ở phụ nữ có chế độ ăn ít 2 chất này.
Không sử dụng thuốc Lakcay cho đối tượng nào
- Không dùng thuốc Lakcay cho bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Không sử dụng cho phụ nữ ở độ tuổi có khả năng mang thai.
- Không dùng cho người đã hoặc đang có huyết khối tắc tĩnh mạch.
- Không dùng cho bệnh nhân bị suy gan, bao gồm cả ứ mật và suy thận nặng.
- Không sử dụng cho những trường hợp bị chảy máu cổ tử cung không rõ nguyên nhân.
- Không dùng cho người bị ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú.
Những điều cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Lakcay
- Bệnh nhân có thể có nguy cơ bị chứng huyết khối tắc tĩnh mạch. Nên ngừng thuốc khi bệnh nhân phải bất động trong thời gian dài. Không dùng thuốc cho nam giới và phụ nữ cho con bú.
- Không dùng thuốc cho những bệnh nhân bị suy thận nặng. Thận trọng ở bệnh nhân bị suy thận trung bình và nhẹ.
- Không dùng thuốc này cho bệnh nhân suy gan.
- Để xa tầm tay trẻ em.
Việc sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Chỉ sử dụng thuốc với hoạt chất raloxifen ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
Không sử dụng raloxifen cho phụ nữ có khả năng mang thai. Vì Raloxifen có thể gây hại cho bào thai khi dùng cho phụ nữ mang thai. Nếu thuốc này bị sử dụng nhầm trong khi mang thai hoặc bệnh nhân mang thai trong khi dùng nó, bệnh nhân phải được thông báo về những nguy hiểm có thể xảy ra cho bào thai.
Chưa rõ thuốc có bài tiết vào sữa hay không. Do đó thuốc không được sử dụng cho phụ nữ cho con bú. Raloxifen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
Khi điều trị bằng Lakcay có thể gặp các tác dụng không mong muốn nào?
Trong các thử nghiệm lâm sàng, cho thấy các tác dụng không mong muốn thường nhẹ và không cần ngưng điều trị.
Một số tác dụng phụ hiếm gặp như huyết khối tắc tĩnh mạch sâu, viêm tĩnh mạch huyết khối nông, cơn bốc hoả tăng nhẹ, chuột rút, phù, tiểu cầu giảm nhẹ.
Các tác dụng phụ rất hiếm gặp như Phát ban, rối loạn tiêu hoá, tăng men gan, triệu chứng vú (như đau, nở to) và chảy máu tử cung.
Cần thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác của thuốc Lakcay với các thuốc khác
Cần theo dõi thời gian prothrombin khi dùng với warfarin, coumarin. Không nên sử dụng đồng thời với cholesstyramin. Chưa có kinh nghiệm sử dụng cùng với các oestrogen đường toàn thân. Thận trọng khi sử dụng cùng với các thuốc gắn kết protein cao như clofibrat, indomethacin, naproxen, ibuprofen, diazepam và diazoxyd.
Hướng dẫn xử trí khi dùng quá liều
Đã có các thử nghiệm lâm sàng dùng liều lên đến 600mg/ngày trong 8 tuần và 120mg/ngày trong 3 năm. Và không thấy có trường hợp quá liều raloxifen được báo cáo trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.
Ở người lớn, các triệu chứng như bị chuột rút chân và chóng mặt đã được báo cáo ở những bệnh nhân đã sử dụng một liều duy nhất hơn 120mg.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, liều tối đa đã được báo cáo là 180mg. Ở trẻ em, các triệu chứng của quá liều bao gồm mất điều hoà, chóng mặt, nôn mửa, nổi mẩn, tiêu chảy, run, đỏ bừng và tăng phosphatase kiềm.
Trường hợp sử dụng quá liều cao nhất đã được báo cáo là khoảng 1,5g. Không có ca tử vong liên quan đến quá liều đã được báo cáo.
Cách xử trí:
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho raloxifen. Vì vậy, cần gây nôn hoặc rửa dạ dày. Bệnh nhân phải được điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Thẩm tách máu hoặc thẩm tách phúc mạc không giúp loại bỏ được raloxifen.
Hướng dẫn bảo quản
Bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thông tin hoạt chất Raloxifen của thuốc Lakcay
Dược lực học:
Raloxifen, thuốc giúp phụ nữ duy trì tỷ trọng xương có thể có lợi ích khác cho phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Nó có tác dụng làm co nhỏ u xơ tử cung.
Là một chất điều hoà chọn lọc thụ thể estrogen (SERM), raloxifen có tác động chủ vận hoặc đối kháng chọn lọc trên mô đáp ứng với estrogen. Nó hoạt động như một chất chủ vận trên xương và một phần trên sự chuyển hoá cholesterol (giảm cholesterol toàn phần và LDL), nhưng không có tác động ở vùng dưới đồi, tử cung hoặc mô vú.
Tác động sinh học của roloxifen, giống như của estrogen, thông qua trung gian gắn ái lực cao với thụ thể estrogen và điều hoà biểu hiện gen. Sự gắn kết này làm cho các gen được điều hoà bởi estrogen biểu hiện khác nhau ở các mô khác nhau. Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy các thụ thể estrogen có thể điều hoà biểu hiện gen bởi ít nhất hai con đường khác biệt, đặc hiệu bởi phối tử, mô và/hoặc gen.
Dược động học:
Hấp thu:
Raloxifen được hấp thu nhanh sau khi uống. Khoảng 60% liều uống được hấp thu. Phần lớn bị glucuronid hoá. Sinh khả dụng tuyệt đối của raloxifen là 2%. Thời gian trung bình để đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương và sinh khả dụng tuỳ vào chức năng chuyển đổi của hệ thống, chu trình gan ruột của raloxifen và các chất chuyển hoá glucuronid của nó.
Phân bố:
Raloxifen được phân bố rộng rãi trong cơ thể. Thể tích phân bố không phụ thuộc liều dùng. Raloxifen gắn két mạnh với protein huyết tương (98-99%).
Chuyển hoá:
Raloxifen qua chuyển hoá lần đầu phần lớn ở dạng liên hợp glucuronid: raloxifen-4’-glucuronid, raloxifen-6-glucuronid và raloxifen-6,4’-diglucuronid. Không phát hiện có chất chuyển hoá nào khác. Raloxifen tự do chiếm <1% tổng nồng độ của raloxifen dạng gắn kết và các chất chuyển hoá glucuronid. Nồng độ raloxifen được duy trì bởi chu trình gan ruột, nửa đời trong huyết tương là 27,7 giờ.
Từ kết quả uống 1 liều raloxifen dự đoán dược động học đa liều. Tăng liều raloxifen dẫn đến tăng AUC ở mức độ thấp hơn một chút so với mức tăng liều.
Thải trừ:
Phần lớn raloxifen và chất chuyển hoá dạng glucuronid được bài tiết trong vòng 5 ngày, chủ yếu được tìm thấy trong phân, dưới 6% được bài tiết vào nước tiểu.
Suy gan: Dược động học khi uống 1 liều raloxifen ở bệnh nhân xơ gan và suy gan nhẹ (Child-Pugh độ A) khi so sánh với người khoẻ mạnh, nồng độ raloxifen trong huyết tương cao hơn khoảng 2.5 lần bình thường và tương quan với nồng độ bilirubin.
Thuốc Lakcay (Hộp 28 viên) giá bao nhiêu?
Thuốc Lakcay (Hộp 28 viên) giá bao nhiêu? Sản phẩm được bán ở nhiều cơ sở khác nhau trên cả nước và có giá chênh lệch khác nhau ở mỗi địa điểm. Để biết thông tin chính xác về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn vui lòng gọi vào hotline 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập wedsite nhathuochapu.vn để được tư vấn.
Thuốc Lakcay mua ở đâu uy tín?
Bạn có thể mua miếng dán thuốc Lakcay ở những cơ sở được cấp phép và uy tín như:
– Cơ sở 1: Nhà thuốc Hapu: Số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
– Cơ sở 2: Chung Cư Bình Thới, Phường 8, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
– Cơ sở 3: Nguyễn Sinh Sắc, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Mua thuốc Lakcay online tại nhathuochapu.vn?
Nhà thuốc Hapu – “MUA THUỐC ONLINE GIÁ RẺ”.
Để giúp đỡ các bệnh nhân có thể thuận tiện mua thuốc chính hãng uy tín nhathuochapu.vn đã phát triển hệ thống tư vấn trực tuyến và dịch vụ gửi hàng đến tận tay người tiêu dùng. Chúng tôi có dịch vụ vận chuyển thuốc trên khắp các tỉnh thành Việt Nam như Hà Nội, HCM, Nghệ An, Thái Nguyên, Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh…. hay liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0923283003 hay truy cập vào trang web nhathuochapu.vn để tìm hiểu kĩ hơn.
Những lợi ích khi lựa chọn mua thuốc online tại nhathuochapu.vn
-Khách hàng được dược sĩ đại học tư vấn tận tình mọi lúc mọi nơi trên toàn quốc
-Đặt hàng trực tuyến không cần phải đến tận cửa hàng
-Luôn có các chương trình hỗ trợ bệnh nhân mùa dịch covid
-Khách hàng được kiểm tra thông tin nguồn gốc thuốc trước khi thanh toán
Loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương, hay còn được gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục bị mỏng dần và mật độ chất trong xương càng ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra tình trạng gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất kỳ xương nào, tuy nhiên hay gặp ở xương cột sống, xương đùi và xương cổ tay. Một số xương bị gãy có thể sẽ không lành lại được, trong đó xương cột sống và xương đùi là những xương lành lại rất khó khăn, trong hầu hết trường hợp cần phải phẫu thuật với chi phí tốn kém.
Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương.
Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.
Loãng xương triệu chứng
Bệnh nhân bị loãng xương sẽ có thể thấy xuất hiện các triệu chứng sau:
- Tình trạng mất xương (hay còn được gọi là giảm mật độ xương) do bệnh loãng xương thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.
- Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún) với biểu hiện như có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
- Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng dễ nhận thấy nhất của loãng xương là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.
- Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
- Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
- Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết á…
Loãng xương có nguy hiểm không?
Loãng xương nếu không được điều trị kịp thời và điều trị không đúng cách, thì có thể gây ra các hậu quả rất nặng nề. Hậu quả nguy hiểm nhất của loãng xương là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Ở những bệnh nhân bị loãng xương nặng, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có thể dẫn tới nguy cơ gãy xương.
Do xương cột sống, xương đùi, xương cẳng tay, cánh tay, cẳng chân là những xương chịu lực và chịu tác động nhiều nhất cơ thể, nên khi bị loãng xương, đây là các xương thường bị ảnh hưởng nhất. Gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay, gãy khớp háng là những bệnh lý thường gặp nhất ở bệnh nhân loãng xương người cao tuổi.
Trường hợp gãy cổ xương đùi ở phụ nữ chiếm 75% và trường hợp gãy cổ xương đùi ở nam giới trên 50 tuổi chiếm 25% có nguyên nhân do loãng xương. Gãy xương gây biến dạng cơ thể, đau đớn, mất khả năng vận động, giảm tuổi thọ, tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Theo ước tính, khi bị gãy xương đùi thì nguy cơ gãy xương kế tiếp sẽ tăng 2.5 lần, 25% bệnh nhân gãy cổ xương đùi sẽ tử vong sau một năm, 60% bệnh nhân bị gãy xương bị hạn chế vận động, 40% bệnh nhân không thể đi lại và phải sống lệ thuộc người khác.
Bệnh nhân loãng xương còn tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, biến chứng hô hấp, viêm phổi… do phải thường xuyên nhập viện điều trị, do phải bất động vì nứt xương, gãy xương.
Một số biến chứng nguy hiểm khác của loãng xương là gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao.
Loãng xương có chữa được không?
Bệnh loãng xương có thể được cải thiện nhờ một chế độ ăn uống sinh hoạt và dùng thuốc hợp lý.
Loãng xương ăn uống gì? Cần bổ sung nguồn thức ăn giàu calci (theo nhu cầu của cơ thể: từ 1.000-1.500mg hàng ngày, từ các nguồn: thức ăn, sữa và dược phẩm), tránh các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, café, rượu… tránh thừa cân hoặc thiếu cân.
Chế độ sinh hoạt hợp lý: Tăng cường vận động, tăng dẻo dai cơ bắp, tránh té ngã…
Sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình (cho cột sống, cho khớp háng) giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.
Tập thể dục ngoài trời buổi sáng là một biện pháp tăng cường vitamin D hiệu quả, tập thể dục đều đặn có tác dụng làm tăng cường sự chắc khỏe của xương. Có thể đi bộ, tập aerobic, chạy bộ, tập dưỡng sinh… tùy theo lứa tuổi và mức độ loãng xương. Nếu đã có loãng xương nên tập nhẹ nhàng phòng gãy xương.
Loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh:
Nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh là do giảm nội tiết tố nữ estrogen, ngoài ra còn có sự giảm tiết hormon tuyến cận giáp trạng, tăng thải calci niệu, suy giảm hoạt động của enzym 25-OH-vitamin D1-hydroxylase. Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 50 – 55, đã mãn kinh. Tổn thương chủ yếu là mất chất khoáng ở xương xốp, biểu hiện là sự lún của các đốt sống hoặc gãy xương Pouteau-Colles
Cách điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh
Cùng với tuổi tác, canxi cũng giảm từ từ một cách không thể tránh được nhất là ở độ tuổi mãn kinh của phụ nữ. Loãng xương là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mãn kinh, vì vậy nên đi thăm khám định kỳ nhằm ngăn chặn và có biện pháp điều trị kịp thời giúp giảm tỷ lệ loãng xương gây ra gãy xương, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời phối hợp với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và làm việc đúng mức là hết sức cần thiết. Bởi điều này giúp tránh những hậu quả bất lợi của loãng xương, kéo dài sự trẻ trung và tuổi thọ cho mỗi người.
Để điều trị và phòng loãng xương hiệu quả, có thế làm theo các liệu pháp sau:
Liệu pháp vận động:
Sinh hoạt năng động, siêng tập thể dục, phơi nắng… Khi làm việc nên tránh việc ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế, điều này gây bất lợi cho bộ xương của chúng ta. Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc và tránh những công việc khuân vác nặng nhọc là lời khuyên dành cho những người đang điều trị loãng xương.
Liệu pháp sử dụng thuốc:
Phải có sự hướng dẫn, theo dõi của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Có thể dùng riêng lẻ hoặc phối hợp các nhóm để ức chế sự tiêu xương và tăng khối lượng xương. Bổ sung calcium và vitamin D, thuốc Lackay
Liệu pháp thay thế hormon:
Có thể áp dụng cho phụ nữ mãn kinh, giúp tác dụng tăng mật độ xương đáng kể (tăng 3,5 – 5% ở xương sống sau 3 năm điều trị). Tuy nhiên, cần lưu ý đặc biệt đến tác dụng phụ của thuốc (bệnh tim mạch, nguy cơ ung thư vú…) và nhất thiết phải có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về Lakcay giúp bạn hiểu rõ về công dụng cũng như cách sử dụng nó. Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn như Drugbank.vn, Dược thư Việt Nam… Nếu có bất kì thắc mắc nào hay muốn liên hệ đặt hàng vui lòng liên hệ 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc quý khách hàng có thể truy cập trang web nhathuochapu.vn để được hỗ trợ giải đáp.