Thuốc Kasiod 210mg là một sản phẩm của công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa, với hoạt chất chính là Diiodohydroxyquinolin. Thuốc được dùng trong điều trị hiệu quả các bệnh về đường ruột như tiêu chảy cấp tính, lỵ amip đường ruột.
Thông tin cơ bản về thuốc Kasiod 210mg
Tên biệt dược: Kasiod
Thành phần: Diiodohydroxyquinolin
Hàm lượng: 210 mg
Dạng bào chế: Viên nén
Đóng gói: Hộp 4 vỉ x 25 viên
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa – Việt Nam
SĐK: VD-16383-12
Thuốc Kasiod là thuốc gì?
Thuốc Kasiod 210mg là thuốc gì? Thuốc Kasiod 210mg là một sản phẩm của công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa, là một thuốc được sử dụng trong điều trị đi ngoài cấp tính, lỵ amip đường ruột, với hoạt chất là diiodohydroxyquinolin có hàm lượng 210mg. Ngoài ra còn có thêm các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Liều lượng – Cách sử dụng thuốc Kasiod 210mg cho hiệu quả.
Theo được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý tăng giảm liều lượng để rút ngắn thời gian điều trị hay tăng hiệu quả điều trị. Nếu gặp tình trạng gì bất thường thì báo ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.
Cách sử dụng: Thuốc được dùng bằng đường uống, nên uống thuốc sau khi ăn. Khi uống không nên nhai nghiền nhỏ viên thuốc và nên uống cả viên với một chút nước.
Liều dùng thông thường trong điều trị các bệnh cụ thể như sau:
– Trong điều trị lỵ amip đường ruột uống trong 20 ngày.
Đối với người lớn uống 2-3 viên/1 lần x 3 lần/1 ngày.
Đối với trẻ em trên 30 tháng uống 5-10mg/1 kg /24 giờ, chia làm 3-4 lần sử dụng.
– Trong điều trị tiêu chảy cấp thì uống đến 7 ngày.
Đối với người lớn thì uống 2-3 viên/lần x 2-3 lần/ngày.
Đối với trẻ trên 30 tháng thì dùng 5-10mg/1 kg /24 giờ, chia nhỏ làm 3-4 lần uống.
Những người không nên sử dụng thuốc Kasiod 210mg
– Không nên sử dụng thuốc Kasiod cho người quá mẫn với Diiodohydroxyquinoline hoặc một trong các tá dược của thuốc.
– Những người bị cường giáp.
– Người bị viêm da đầu tứ chi do bệnh đường ruột.
– Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai.
– Không dùng cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
Những thuốc cần lưu ý khi dùng cùng thuốc Kasiod 210mg:
Không kết hợp thuốc Kasiod với các loại thuốc có chứa hydroxyquinoline.
Điều cần làm là bạn hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn thuốc cho bạn dùng để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Tác dụng phụ của thuốc Kasiod 210mg như thế nào?
Các tác dụng phụ có thể gặp như rối loạn tuyến giáp, bị bướu cổ hoặc cường giáp do quá tải i-ốt; Phát ban dạng mụn trứng cá; Nôn mửa, đau dạ dày.
Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như mẩn ngứa, nổi ban đỏ hay bất kì các biểu hiện nào nghi ngờ là do dùng thuốc gây ra thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ để được tư vấn phù hợp.
Khi dùng thuốc Kasiod 210mg cần lưu ý thận trọng những gì?
Cần phải theo dõi chặt chẽ người bệnh và có kế hoạch bù nước, điện giải cho người bệnh.
Cần lưu ý khi làm các xét nghiệm sinh học chức năng tuyến giáp khi dùng thuốc Kasiod do thành phần thuốc có Iod có thể là làm thay đổi kết quả.
Trong trường hợp người bệnh đi ngoài nhiễm khuẩn có biểu hiện lan tràn cần phải phối hợp sử dụng cùng với kháng sinh khuếch tán tốt.
Thời gian điều trị không được vượt quá 28 ngày.
Thận trọng dùng thuốc khi lái xe và vận hành máy móc do có thể gây ra tình trạng mờ mắt, rối loạn thị giác gây nguy hiểm trong quá trình thực hiện các công việc trên.
Cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc này.
Với các thuốc hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên tiếp tục sử dụng tiếp.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Kasiod 210mg
Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc những nơi có độ ẩm cao.
Không để thuốc ở gần tầm tay của trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch vào và vô tình uống phải.
Tùy theo mức độ của bệnh mà trong quá trình điều trị cần phải bù nước và điện giải nếu cần thiết.
Nếu như bị tiêu chảy nhiễm trùng lan rộng, nên dùng kháng sinh sẽ có khả năng lan tỏa tốt.
Hướng dẫn xử trí khi quá liều
Các biểu hiện khi quá liều khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải các tình trạng khác như nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần phải theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều mà có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế địa phương gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Hướng dẫn xử trí khi quên liều
Bạn nên dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và nên dùng vào cùng một thời điểm để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên nếu bạn quên sử dụng thuốc thì bạn nên dùng liều tiếp theo đúng theo đơn của bác sĩ. Bạn không nên dùng liều gấp đôi cho lần quên. Nếu có vấn đề nào bạn chưa hiểu rõ hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.
Thông tin hoạt chất Diiodohydroxyquinoline của thuốc Kasiod
Dược lực học của Diiodohydroxyquinoline
Diiodohydroxyquinoline là một thuốc diệt amip trong đường ruột và dạng kén, không có tác dụng ngoài ruột nên để điều trị tận gốc cần phải phối hợp với các thuốc trị amip ngoài đường ruột.
Cơ chế tác dụng của Diiodohydroxyquinoline
Hiện nay vẫn chưa rõ cơ chế của hoạt chất này. Iodoquinol tạo ra tác dụng diệt khuẩn tại ruột, vì nó được hấp thu kém qua đường tiêu hóa và có thể đạt nồng độ cao trong lòng ruột.
Dược động học của Diiodohydroxyquinoline
Hấp thụ: Thuốc hấp thụ kém sau khi uống.
Thải trừ: Thuốc thải trừ qua phân; dưới 10% liều sẽ được tái hấp thu trong nước tiểu và chủ yếu là dạng glucuronid.
Thuốc Kasiod 210mg giá bao nhiêu?
Thuốc Kasiod (4 vỉ x 25 viên/hộp) giá bao nhiêu? Giá bán của thuốc có sự chênh lệch khác nhau ở các cơ sở khác nhau. Để biết đượcthông tin chính xác về giá thuốc của thuốc Kasiod cùng với các chương trình ưu đãi thì hay nhanh tay gọi cho chúng tôi vào số hotline 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ.
Thuốc Kasiod 210mg mua ở đâu uy tín tại HN, HCM…?
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc không biết nên mua thuốc Kasiod 210mg ở đâu tại HN, HCM uy tín thì bạn có thể tìm và mua thuốc ở những cơ sở được cấp phép và uy tín như:
– Cơ sở 1: Nhà thuốc Hapu: Số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
– Cơ sở 2: Chung Cư Bình Thới, Phường 8, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
– Cơ sở 3: Nguyễn Sinh Sắc, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Thuốc Kasiod 210mg khi mua online tại nhathuochapu.vn?
Để giúp đỡ cho các bệnh nhân có thể mua thuốc Kasiod 210mg cũng như các các thuốc kê đơn khác, các thuốc hiếm, khó tìm và chính hãng uy tín giá rẻ và thuận tiện, nhathuochapu.vn đã phát triển hệ thống tư vấn trực tuyến và dịch vụ giao hàng đến tận tay người tiêu dùng. Chúng tôi có dịch vụ vận chuyển trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam như Hà Nội, HCM, Nghệ An, Thái Nguyên, Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh…. hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0923283003 hay truy cập vào trang web nhathuochapu.vn để tìm hiểu kĩ hơn. Chúng tôi cam kết bán hàng chính hãng và giá cả rẻ nhất cho các bạn.
Mua thuốc online tại nhathuochapu.vn
Mua thuốc trực tuyến đang trở thành xu thế do các lợi ích mà nó mang lại nhất là phù hợp với tình hình phức tạp như hiện nay vì thế hệ thống nhà thuốc HAPU chúng thôi đã xây dựng hệ thống dịch phụ để có thể hỗ trợ khách hàng mua thuốc online một cách nhân gọn, tiện lợi
Khi mua hàng tại hệ thống nhà thuốc HAPU khách hàng sẽ được:
-Khách hàng được dược sĩ đại học tư vấn tận tình mọi lúc mọi nơi trên toàn quốc
-Đặt hàng trực tuyến không cần phải đến tận cửa hàng
-Luôn có các chương trình hỗ trợ bệnh nhân mùa dịch covid
-Khách hàng được kiểm tra thông tin nguồn gốc thuốc trước khi thanh toán
các bạn liên hệ Nhà thuốc hapu để được hỗ trợ tìm kiếm thuốc cần mua băng cách liện hệ vớ chúng tôi qua:
Hotline/Zalo/Whatapps/Viber: 0923.283.003.
Facebook: https://www.facebook.com/nhathuochapu
Website: https://nhathuochapu.vn/
Trên đây là những thông tin về thuốc Kasiod 210mg, chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích giúp cho các bạn có thể hiểu phần nào về tác dụng cũng như cách sử dụng thuốc này.
Thông tin thêm về bệnh lỵ Amip và tiêu chảy
Bệnh Lỵ Amip
Bệnh lỵ amip là gì? Bệnh lỵ amip là bệnh một bệnh lý do nhiễm ký sinh trùng trong đường ruột gây ra bởi các sinh vật đơn bào như Entamoeba histolytica (E. histolytica).
Lỵ amip triệu chứng như thế nào?
Bệnh lỵ amip phổ biến ở vùng nhiệt đới, có biểu hiện theo từng đợt là đi ngoài phân lỏng thỉnh thoảng có máu, chất nhầy và có thể hoạt động còn sống ở trong phân. Đau bụng có thể từ cảm giác bụng mềm đau nhẹ cho đến đau quặn dữ dội, kèm theo tình trạng sốt cao và các triệu chứng nhiễm độc toàn thân. Bụng mềm thường đi kèm với tình trạng viêm trực tràng do lỵ.
Giữa các đợt bệnh các triệu chứng sẽ giảm xuống sau đó sẽ tái phát lại và đi ngoài phân nát hoặc lỏng nhưng các triệu chứng thiếu máu và suy kiệt sẽ nặng dần lên. Có thế gặp các triệu chứng gợi ý của viêm ruột thừa do amip. Phẫu thuật ở những trường hợp như vậy có thể làm lan tràn amip qua phúc mạc.
Lỵ amip có lây không?
Lỵ amip có lây không? Câu trả lời là có. Con người chính là vật chủ duy nhất của lỵ amip. Do vậy nguồn lây bệnh lỵ amip chủ yếu là người bệnh; người mắc bệnh mạn tính; người mang mầm bệnh và không có triệu chứng.
Bệnh nhân lỵ amip ăn gì tốt?
Thực phẩm chính có thể chọn dùng cho bệnh nhân lỵ amip là gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, hạt đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh… Những thực phẩm này đều có tác dụng ít nhiều về việc hạn chế lỏng lỵ. Khi đi ngoài nhiều, thì có thể ninh thành cháo nhừ đặc để cho bệnh nhân ăn. Ngoài ra cũng có thể ăn bánh gatô, canh trứng, nước đậu xanh, nước rau… Cần ăn ít một và chia ra ăn thành nhiều bữa. Rau quả tươi có thể chế biến thành món nghiền hay nước ép để ăn uống. Có thế sử dụng tỏi, lá chè, ngó sen, ổi có tác dụng diệt khuẩn chữa lỵ nhất định. Người bị mất nước nhiều có thể uống thêm nước muối đường nhiều đợt để bổ sung.
Rau dại có thể dùng như bồ công anh, rau sam, lá mơ tam thể. Cách chế biến món ăn chủ yếu sẽ là nấu thành canh, thành cháo và không cho dầu mỡ.
Bệnh nhân lỵ amip kiêng ăn gì?
Bệnh nhân lỵ amip cấp tính nên kiêng hoặc ít dùng những thực phẩm sau:
– Các sản phẩm từ sữa như pho mát, kem, bơ và kem, vì đây là những thực phẩm gây kích ứng ruột và sẽ làm cho bệnh lỵ trở nên trầm trọng hơn. Có thể thay thế các sản phẩm sữa từ sữa bò sang các sản phẩm từ sữa đậu nành hay sữa hạnh nhân.
– Thức ăn cay, chứa nhiều dầu mỡ, sẽ làm cho tình trạng lỵ trở nên nghiêm trọng hơn.
– Ăn ít các loại trái cây có nhiều chất xơ như bưởi, cam, quýt…
– Không nên sử dụng đồ uống có cồn, có ga, có chứa cafein như rượu, bia, cà phê, soda, nước ngọt…
– Nên kiêng các thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan, bông cải xanh hay súp lơ…
Bệnh tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần sẽ được gọi là tiêu chảy cấp.
Tiêu chảy cấp có nguy hiểm không?
Bệnh tiêu chảy cấp là một bệnh nguy hiểm, bệnh dễ lây lan qua thực phẩm, và có thể gây tử vong và thành bệnh dịch lớn. Theo viện Pastuer TP HCM, bệnh tiêu chảy cấp có thể gây ra những biến chứng như tiêu chảy nếu như không được bù nước kịp thời và đủ nước sẽ gây mất nước nặng sẽ làm trẻ kiệt nước, gây truỵ mạch và có thể gây tử vong.
Tiêu chảy cấp có lây không?
Tiêu chảy là một bệnh có khả năng lây lan, nó lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn và có liên quan với điều kiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và thói quen sinh hoạt, ăn uống… đặc biệt là với những trẻ bị tiêu chảy do nhiễm virus Rota hoặc vi khuẩn tả, E. Coli thì rất dễ bùng phát tạo thành dịch bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh nhân tiêu chảy cấp nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Tiêu chảy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa, vì vậy ngoài việc bổ sung nước cho cơ thể, bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm có vị nhạt, chứa đạm hay những thực phẩm chứa ít chất xơ. Các thức phẩm nên ăn có thể kể đến như lợi khuẩn (probiotics) như sữa chua…, cơm hoặc cháo trắng, chuối, táo, uống trà…
Bệnh nhân bị tiêu chảy cấp không nên ăn gì?
Bệnh nhân bị tiêu chảy nên hạn chế và không sử dụng các loại thực phẩm sau: Các loại thực phẩm nhiều chất xơ; các loại thịt bò, thịt tươi sống, hải sản… Đồ uống có cồn; Các thực phẩm chế biến từ sữa… Đây là các loại thực phẩm có thể khiến cho đường ruột gặp rối loạn thêm trầm trọng.
Tài liệu tham khảo: Dược thư Việt Nam…
Nếu có bất cứ thắc mắc nào hay muốn đặt hàng thì vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua số hotline 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc quý khách hàng có thể truy cập trang web nhathuochapu.vn để tìm hiểu thêm.
Bài viết về bệnh tham khảo tại: Bệnh học