Thuốc Goldesome với hoạt chất chính là Esomeprazol, có tác dụng điều trị các bệnh về rối loạn đường tiêu hóa có liên quan đến tiết acid như loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison… Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng luôn gây ra cho bệnh nhân những tình trạng khó chịu và có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cơ thể. Vậy nên bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một loại thuốc có tác dụng điều trị tốt với các bệnh dạ dày là thuốc goldesome. Bài viết sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc về tác dụng, cách dùng, thông tin cơ bản về thuốc và giá, địa chỉ mua thuốc uy tín.
Sau khi đọc bài viết này nếu các bạn còn điều gì thắc mắc có thể liên hệ đến nhà thuốc hapu qua số hotline: 0923283003 hoặc truy cập wedsite nhathuochapu.vn để được dược sĩ đại học tư vấn chi tiết.
Thông tin cơ bản về thuốc
Tên thuốc: Goldesome
Thành phần: Hoạt chất chính Esomeprazole
Tá dược vừa đủ 1 viên
Hàm lượng: Thuốc goldesome có 2 loại:
- goldesome 40mg
- goldesome 20mg
Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruột
Đóng gói: Hộp 4 vỉ x 7 viên
Nhà sản xuất: Valpharma International S.p.a – Ý.
Nhà đăng ký: Công ty TNHH Lamda
Số đăng ký: VN-19112-15
Goldesome là thuốc gì?
Thuốc Goldesome được sản xuất bởi Valpharma International S.p.a – Ý với hoạt chất chính là Esomeprazol, là thuốc có tác dụng làm giảm bài tiết acid dịch vị ở dạ dày với cơ chế tác động đặc hiệu. Hoạt chất chính trong thuốc Goldesome là một chất ức chế đặc hiệu lên bơm acid ở thành tế bào dạ dày.
Thuốc Goldesome có tác dụng gì?
Thuốc Goldesome với Esomeprazole có tác dụng làm giảm bài tiết acid dịch vị dạ dày theo cơ chế ức chế bơm proton. Esomeprazole sodium là một chất có tính base yếu, khi chất này vào dạ dạy (môi trường có độ acid cao) nó sẽ được biến đổi chuyển sang dạng có hoạt tính, tại dạ dày chúng có vai trò ức chế hoạt động của bơm proton và ức chế bài tiết dịch cơ bản bên trong dạ dày.
Nhờ vào cơ chế này, thuốc Goldesome có tác dụng làm giảm các triệu chứng của các bệnh loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, thực quản bị viêm hay trầy xước do trào ngược, làm giảm khả năng tái phát bệnh sau khi đã khỏi.
Thuốc Goldesome được chỉ định sử dụng cho những đối tượng nào?
Đối với người lớn: Thuốc Goldesome được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như:
- Dùng để điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Dùng để điều trị tình trạng viêm, trầy xước thực quản bị trào ngược gây ra.
- Sử dụng để điều trị lâu dài cho bệnh nhân bị viêm thực quản đã chữa khỏi để phòng ngừa mắc bệnh tái phát.
- Dùng trong điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Dùng phối hợp với các kháng sinh trong phác đồ diệt vi khuẩn Helicobacter pylori để chữa lành vết loét vi khuẩn này gây ra và phòng ngừa tái phát bệnh loét dạ dày-tá tràng do nhiễm vi khuẩn H.pylori.
- Dùng trong dự phòng loét dạ dày-tá tràng ở những bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm phi steroid (NSAIDs) để trị liệu liên tục. Chữa lành vết loét dạ dày do sử dụng thuốc NSAIDs.
- Dùng để điều trị hội chứng tăng tiết acid dịch vị dạ dày Zollinger Ellison.
Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên:
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược
Kết hợp với kháng sinh để điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori
Một số chỉ định khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết này. Do đó, nếu người bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.
Thuốc Goldesome dùng được cho những đối tượng nào?
Đối với người lớn: thuốc được chỉ định cho các trường hợp:
- Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
– Điều trị triệu chứng viêm xước thực quản do trào ngược
– Điều trị dài hạn cho những bệnh nhân viêm thực quản đã chữa khỏi để phòng ngừa tái phát
– Điều trị các triệu chứng gặp phải trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Kết hợp với kháng sinh đồ thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori
– Chữa lành các loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori
– Phòng ngừa tái phát loét dạ dày-tá tràng ở bệnh nhân loét có nhiễm vi khuẩn Hp.
- Ở những bệnh nhân dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) liên tục
– Chữa lành các loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDs).
– Phòng ngừa bị loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc NSAIDs ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
- Trong điều trị kéo dài sau khi đã điều trị phòng ngừa tái xuất huyết do bệnh loét dạ dày tá tràng bằng đường tĩnh mạch.
- Dùng để điều trị hội chứng Zollinger Ellison
Đối với trẻ trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên:
- Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
– Điều trị triệu chứng viêm xước thực quản do trào ngược
– Điều trị dài hạn cho những bệnh nhân viêm thực quản đã chữa khỏi để phòng ngừa tái phát
– Điều trị các triệu chứng gặp phải trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Kết hợp với kháng sinh đồ thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori.
Hướng dẫn sử dụng Goldesome trong điều trị
Bệnh nhân phải dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ không được tự ý thay đổi liều lượng để rút ngắn quá trình điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hay dược sĩ. Trong thời gian điều trị nếu thấy bệnh không được thuyên giảm, tiên lượng bệnh xấu đi hoặc gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm bạn cần báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ để xử lý kịp thời thay đổi liều lượng hay đổi sang thuốc khác.
Cách dùng:
Thuốc Goldesome được dung qua đường uống. Phải dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Nuốt cả viên cùng với nước, không được nhai nhỏ, nghiền nát, bẻ thuốc hay hòa thuốc vàoi nước.
thuốc goldesome uống trước hay sau ăn?
Thuốc goldesome phải uống trước bữa ăn ít nhất là 1 giờ.
Liều dùng:
Đối với người lớn và trẻ vị thành niên trên 12 tuổi:
- Trong điều trị kết hợp với các kháng sinh để điều trị loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn H.pylori: uống 20mg/1 lần, 2 lần/1 ngày, uống trong vòng 7 ngày. Còn nếu dùng viên 40mg chỉ sử dụng một lần/1 ngày, uống trong vòng 10 ngày.
- Điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản nặng có xuất hiện viêm thực quản: Uống 40 mg/1 lần/1 ngày, uống trong vòng 4-8 tuần sau đó kiểm tra qua nội soi mà thấy vẫn còn viêm thì có thể sử dụng thêm 4-8 tuần nữa.
- Điều trị kéo dài để phòng ngừa tái phát sau khi đã khỏi chứng viêm thực quản: Uống 20mg/1 lần /1 ngày, mỗi lần 20 mg, có thể sử dụng kéo dài đến 6 tháng.
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nhưng không bị viêm thực quản: uống 20mg/1 lần/1 ngày, uống trong vòng 4 tuần, nếu thấy các triệu chứng chưa hết hoàn toàn thì có thể sử dụng thêm 4 tuần nữa.
- Điều trị bệnh loét dạ dày do sử dụng thuốc chống viêm phi steroid điều trị lâu ngày: uống 20mg/1 lần/1 ngày, uống trong vòng 4-8 tuần.
- Sử dụng để phòng ngừa loét dạ dày – tá tràng do sử dụng thuốc chống viêm phi steroid ở những bệnh nhân có nguy cơ cao: uống 20 mg/1 lần/1 ngày.
- Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: Tuỳ vào cơ địa của mỗi người và tùy theo mức độ tăng tiết của bệnh mà liều lượng sử dụng mỗi ngày có thể khác nhau. Có thể dùng liều 60mg/1 ngày, dùng một lần hoặc có thể chia làm 2 lần trong ngày.
- Ở những bệnh nhân bị suy gan nặng không được sử dụng quá 20 mg/ngày. Không cần hiệu chỉnh liều trên những bệnh nhân suy gan trung bình hoặc nhẹ, bệnh nhân suy thận hay với người lớn tuổi.
Không được sử dụng thuốc Goldesome cho những trẻ em dưới 12 tuổi.
Thông tin hoạt chất Esomeprazol trong thuốc Goldesome
Hoạt chất Esomeprazol là thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày thuộc nhóm ức chế bơm proton.
Nhóm dược lý: Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton.
Esomeprazol là dạng đồng phân S của omeprazol, được sử dụng như omeprazol trong điều trị loét dạ dày – tá tràng và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Esomeprazol sẽ gắn với kênh H+/K+ – ATPase (bơm proton) ở tế bào thành của dạ dày, ức chế đặc hiệu hệ thống bơm này, ngăn cản bước cuối cùng để bài tiết acid vào lòng dạ dày. Vì vậy, esomeprazol có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid cơ bản hay khi bị tác nhân nào đó kích thích.
Cơ chế tác dụng của Esomeprazol:
Esomeprazol là một thuốc có vai trò ức chế bơm proton để làm giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế chuyên biệt kênh H+/K+ – ATPase ở thành của dạ dày.
Esomeprazol là đồng phân dạng S của omeprazol, đã được proton hóa và biến đổi ở vùng có tính acid của thành tế bào tạo thành một chất ức chế có hoạt tính, dạng sulphenamid không đối quang. Do có tác động chuyên biệt trên bơm proton nên esomeprazol có tác dụng ngăn chặn bước cuối cùng trong quá trình sản xuất acid và từ đó làm giảm độ acid dạ dày. Tác dụng sẽ phụ thuộc vào liều sử dụng mỗi ngày từ 20 – 40mg và đưa đến để ức chế tiết acid dạ dày.
Dược động học:
Esomeprazol được hấp thu nhanh sau khi uống, nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương sau 1 – 2 giờ. Sinh khả dụng của esomeprazol tăng lên tùy theo liều dùng và khi dùng nhắc lại, đối với liều 20mg thuốc sẽ đạt khoảng 68% và đối với liều 40mg sẽ đạt 89%. Thức ăn có khả năng làm chậm và giảm hấp thu esomeprazol, diện tích phần dưới đường cong (AUC) sau uống 1 liều duy nhất esomeprazol 40mg vào bữa ăn so với lúc đói sẽ bị giảm từ giảm từ 33% đến 53%. Vì vậy, esomeprazol phải uống ít nhất trước ăn 1 giờ. Khoảng 97% esomeprazol gắn được vào protein huyết tương. Khi nồng độ thuốc ổn định thể tích phân bố ở người tình nguyện khỏe mạnh là 16 lít. Thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan nhờ có isoenzym CYP2C19 và hệ enzym cytochrom P450, tạo ra các chất chuyển hóa hydroxy và desmethyl không còn hoạt tính. Phần còn lại sẽ được chuyển hóa nhờ isoenzym CYP3A4 tạo thành esomeprazol sulfon. Khi dùng liều nhắc lại, chuyển hóa bước đầu qua gan và độ thanh thải của thuốc sẽ bị giảm, có thể là do isoenzym CYP2C19 bị ức chế. Tuy nhiên, sẽ không có hiện tượng thuốc bị tích lũy khi dùng mỗi ngày 1 lần. Ở một số người bị thiếu CYP2C19 do di truyền (15 – 20% người châu á), cần phải làm chậm chuyển hóa esomeprazol, làm giá trị AUC tăng cao khoảng 2 lần so với người có đầy đủ enzym. Thời gian bán thải trừ trong huyết tương là 1-1,5 giờ. Khoảng 80% liều uống sẽ được thải trừ dưới dạng chất chuyển hóa không có hoạt tính qua nước tiểu, phần còn lại sẽ được thải trừ qua phân. Dưới 1% chất mẹ được thải trừ qua nước tiểu, ở những người suy gan nặng, giá trị AUC ở trạng thái ổn định cao hơn 2 – 3 lần so với người có chức năng gan khỏe mạnh bình thường, vì vậy cần giảm liều esomeprazol ở những bệnh nhân này, liều dùng không được quá 20mg một ngày.
Dược động học của hoạt chất esomeprazol chưa được nghiên cứu ở người dưới 18 tuổi.
Thuốc Goldesome giá bao nhiêu?
Thuốc Goldesome giá bao nhiêu? Hiện nay thuốc đang được bán ở bệnh viên, nhà thuốc, giá thuốc có thể thay đổi từng thời điểm và có sự chênh lệch khác nhau giữa các nhà thuốc. Để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn vui lòng gọi 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập wedsite nhathuochapu.vn để biết thêm chi tiết.
Thuốc Goldesome mua ở đâu uy tín?
Thuốc Goldesome mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất và giá tốt? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại bệnh viện hay các nhà thuốc được cấp phép như:
Hà nội: 85 vũ trọng phụng 0923283003
286 nguyễn xiển thanh xuân hà nội 0978342324
HCM: chung cư bình thới, phường 8 quận 11 tp hồ chí minh
Đà nẵng: nguyễn sinh sắc, liên chiểu, đà nẵng
Thuốc Goldesome giá bao nhiêu khi mua online tại nhathuochapu.vn?
Nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của các bệnh nhân trên mọi miền tổ quốc, nhathuochapu.vn đã phát triển hệ thống tư vấn trực tuyến và dịch vụ gửi hàng đến tận tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên quý khách hàng cần lựa chọn trang wed và địa chỉ mua thuốc uy tín chính hãng.
Lợi ích khi mua thuốc online tại nhathuochapu.vn
-Khách hàng được dược sĩ đại học tư vấn tận tình mọi lúc mọi nơi trên toàn quốc
-Đặt hàng trực tuyến không cần phải đến tận cửa hàng
-Luôn có các chương trình hỗ trợ bệnh nhân mùa dịch covid
-Khách hàng được kiểm tra thông tin nguồn gốc thuốc trước khi thanh toán
Nếu có bất kì thắc mắc hay muốn liên hệ đặt hàng vui lòng liên hệ 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc quý khách hàng có thể truy cập trang web nhathuochapu.vn để được hỗ trợ giải đáp
Bạn đang không biết mua thuốc Goldesome ở đâu? Để giúp đỡ các bệnh nhân có thể thuận tiện mua thuốc chính hãng uy tín chúng tôi có dịch vụ vận chuyển thuốc trên khắp các tỉnh thành Việt Nam như Hà Nội, HCM, Nghệ An, Thái Nguyên, Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh….
Khi dùng quá liều Goldesome thì xử lý thế nào?
Hiện nay, vẫn chưa ghi nhận báo cáo nào liên quan đến việc sử dụng quá liều esomeprazol trên người bệnh. Nhưng Esomeprazol vẫn chưa có thuốc giải đặc hiệu vì vậy phương pháp xử lý chủ yếu quá liều là điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Phương pháp thẩm tách máu không có tác dụng làm tăng khả năng thải trừ của thuốc vì thuốc có khả năng liên kết với protein huyết tương cao.
Không được sử dụng thuốc Goldesome cho các trường hợp nào?
Không dùng thuốc cho những người có tiền sử quá mẫn cảm với Esomeprazole, những thuốc nằm trong nhóm benzimidazole hay bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Goldesome
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Goldesome, bệnh nhân vẫn có khả năng gặp phải các tác không mong muốn của thuốc như sau:
Những tác dụng phụ hay gặp như nhức đầu, chóng mặt, phát ban trên da. Còn trên hệ tiêu hóa thì có cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón, khó tiêu, bụng chướng, đầy hơi và khô miệng.
Những tác dụng phụ ít gặp hơn là mệt mỏi, hay mất ngủ, nổi mẩn ngứa, phát ban trên da, buồn ngủ, có tể rối loạn chức năng thị giác.
Những tác dụng phụ hiếm gặp hơn như sốt, phù ngoại biên, nhạy cảm với ánh sáng, vã mồ hôi, sốc phản vệ hay co thắt cơ trơn phế quản. Có thể tăng kích động, trầm cảm, lú lẫn có phục hồi, ở những người bệnh nặng có thể xảy ra ảo giác. Gây rối loạn các thành phần trong máu như bạch cầu, tiểu cầu. Làm tăng nồng độ của các enzym ở gan, gây vàng da, viêm gan và suy giảm chức năng gan. Trên hệ tiêu hóa thì mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon, chán ăn và rối loạn vị giác. Có thể bị đau cơ, đau khớp, bịbệnh viêm thận kẽ hoặc phát ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, nhiễm độc da và viêm da.
Vì có khả năng làm tăng pH của dạ dày nên thuốc Goldesome có thể làm tăng sự phát triển của hệ vi khuẩn trong dạ dạy gây viêm nhiễm ở đường tiêu hóa.
Những điều cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Goldesome
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Goldesome, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau:
Trước khi dùng thuốc Goldesome nói riêng hay các thuốc ức chế bơm proton nói chung, chúng ta cần phải loại trừ khả năng mắc các bệnh ác tính trên dạ dày như ung thư dạ dày. Do trong khi sử dụng thuốc có thể làm cho các triệu chứng của bệnh không biểu hiện ra, làm ảnh hưởng đến khả năng chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Goldesome trên các bệnh nhân bị bệnh gan, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ cho con bú.
Khi sử dụng Esomeprazol trong kéo dài phải thận trọng vì nếu thuốc sử dụng lâu dài có thể dẫn tới dạ dày bị viêm hoặc teo dạ dày.
Khi kê đơn thuốc Esomeprazol dùng phối hợp cùng các thuốc trong phác đồ để tiêu diệt vi khuẩn H.pylori, cần phải cân nhắc các tương tác thuốc có thể gặp.
Tương tác thuốc của Goldesome với các thuốc khác như thế nào?
Trong sử dụng để điều trị, thuốc Goldesome có thể tương tác hoặc cạnh tranh với các thuốc hay các thực phẩm chức năng khác như:
Thuốc Goldesome là thuốc có tác dụng ức chế sự bài tiết acid dịch vị dạ dày nên sẽ làm tăng pH dạ dày sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu hay sinh khả dụng của các thuốc háp phụ được ở pH dạ dày như muối sắt, ketoconazol, digoxin.
Sử dụng đồng thời Esomeprazol với các kháng sinh như Clarithromycin và Amoxicillin trong phác đồ tiêu diệt vi khuẩn H.pylori sẽ làm tăng nồng độ của Esomeprazol và chất chuyển hóa 14-hydroxy clarithromycin trong huyết tương.
Esomeprazol còn ức chế enzyme CYP2C19 ở gan. Vì vậy, khi sử dụng chúng đồng thời cùng các thuốc chuyển hóa bằng enzyme CYP2C29 ở gan như diazepam, phenytoin và một số thuốc khác có thể làm tăng nồng độ thuốc này trong máu. Nên phải giảm liều dùng của các thuốc này.
Vì vậy, nếu bệnh nhân đang dùng các thuốc trên hay bất kỳ thuốc nào thì cần thông báo với bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Thuốc Goldesome dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú có ảnh hưởng gì không?
Đối với phụ nữ có thai: Hiện nay, chưa có đầy đủ thông tin nghiên cứu lâm sàng về việc sử dụng Goldesome ở đối tượng này. Nhưng một số nghiên cứu trên động vật thì cho thấy thuốc không gây ra ảnh hưởng tới động vật trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, đây là một đối tượng nhạy cảm, vì vậy cần cân nhắc kĩ khi sử dụng thuốc, và phải tham khảo ý kiến những người có chuyên môn cao, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
Đối với phụ nữ cho con bú: Cũng chưa có thông tin chi tiết nào cho biết esomeprazol có bài tiết được vào sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, đã có thông tin cho thấy rặng có thể đo được nồng độ của omeprazol trong sữa mẹ sau khi uống 20mg omeprazol. Esomeprazol có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng đối với trẻ bú mẹ, vì vậy phải quyết định ngừng cho con bú hay ngừng thuốc, tùy thuộc vào lợi ích mang lại.
Độ ổn định và bảo quản thuốc Goldesome với hoạt chất esomeprazol
Bảo quản thuốc ở 25oC (cho phép từ 15 – 30oC), đựng trong lọ kín, tránh ánh sáng chiếu trực tiép.
Thông tin tham khảo thêm về bệnh
Để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn nhất ngoài việc tìm hiểu về thuốc chúng ta cũng nên tìm hiểu chi tiết về bệnh để có thể đưa ra các biện pháp và phác đồ điều trị tối ưu nhất.
Loét dạ dày là gì?
Loét dạ dày – tá tràng là bệnh mạn tính, tổn thương là những ổ loét ở niêm mạc dạ dày, tá
tràng và có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc.
Những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày – tá tràng
– Nguyên nhân do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori), hay do các thuốc như thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDs), corticoid…là những nguyên nhân hàng đầu hiện nay.
– Yếu tố nguy cơ:
+ Yếu tố thể tạng: tỷ lệ người nhóm máu O bị loét cao hơn so với người nhóm máu khác, tương tự đối với nhóm HLA có B5 và DQ-A1.
+ Yếu tố nội tiết: Tăng adrenalin gây co thắt mao mạch niêm mạc làm thiểu dưỡng niêm mạc dạ dày, ACTH, cortisol tăng tiết làm tăng tiết acid và ức chế tiết dịch nhầy dạ dày.
+ Vai trò của thuốc lá, rượu và stress:
Trong thuốc lá có chất làm tăng tiết acid, ức chế sự tiết HCO3- của tụy và tăng sự đẩy vị trấp vào tá tràng, làm giảm tiết chất nhầy và nước bọt. Đồng thời, còn có chất gây co mạch, giảm tái tạo tế bào nên chậm liền sẹo, giảm đáp ứng điều trị.
Rượu là yếu tố tác động trực tiếp niêm mạc, làm tăng tiết acid, gây ức chế tổng hợp prostaglandin nên tăng nguy cơ loét dạ dày-tá tràng.
Stress cũng là yếu tố gây loét dạ dày – tá tràng mạnh bởi nó làm tăng tiết adrenalin gây co mạch niêm mạc và ACTH – cortisol gây tăng tiết acid và giảm tiết chất nhầy.
Vi khuẩn HP là gì? Nhiễm khuẩn HP dạ dày là gì?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một vi khuẩn sống và phát triển trong dạ dày của người. Sau nhiều năm, vi khuẩn HP có thể gây ra các vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng.
Nhiễm khuẩn HP là một tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng đến khoảng 60% dân số thế giới. Vi khuẩn gây cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến các bệnh dạ dày bao nhu viêm loét dạ dày tá tràng hoặc nặng là ung thư.
Nhiễm khuẩn HP có nguy hiểm không?
Đa số người nhiễm vi khuẩn Hp không có các triệu chứng và cũng không gây ra những tổn thương ở dạ dày, như vậy người bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể chung sống hòa bình suốt đời với vi khuẩn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp có thể gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày-hành tá tràng và một tỉ lệ ít hơn có thể bị ung thư dạ dày. Mặc dù vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây ra ung thư dạ dày nhưng chỉ một tỉ lệ rất nhỏ người nhiễm vi khuẩn Hp mới bị ung thư.
nhiễm khuẩn hp triệu chứng
Một số triệu chứng có thể gặp khi nhiễm khuẩn HP gồm: Ợ hơi quá mức, đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng, sốt, ăn không ngon, không cảm thấy đói, giảm cân nhưng không rõ lý do, bụng phình to.
Các vết loét ở dạ dày do vi khuẩn HP gây ra có thể khiến máu chảy vào ruột và gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, nếu người bệnh có các triệu chứng sau thì nên đến bệnh viện kiểm tra: Phân có máu, có màu đỏ sẫm hoặc đen, khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu, cảm thấy mệt mỏi mà không rõ lý do, da có màu nhạt, nôn ra máu hoặc chất dịch như bã cà phê, dau bụng dữ dội.
Ngoài ra, mặc dù rất ít gặp nhưng nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày. Trong thời gian đầu, người bệnh thường hay ợ chua. Tuy nhiên, sau một thời gian, người bệnh có thể có các triệu trứng như: Đau hoặc sưng bụng, buồn nôn, ăn không ngon nhưng không cảm thấy đói, cảm thấy no sau khi chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn, nôn mửa hoặc giảm cân không rõ lý do.
Nhiễm khuẩn hp kiêng ăn gì? Nhiễm khuẩn hp nên ăn gì?
Những người nhiễm vi khuẩn Hp thì nên kiêng các thực phẩm, hoa quả giàu acid như cam, quýt; hạn chế socola vì chúng chứa nhiều cafein; thực phẩm, đồ ăn chứa chất béo không lành mạnh, gia vị cay, thực phẩm giàu Carbohydrates, thức ăn chứa nhiều muối, các món muối chua, không nên uống nước chè, cà phê, đồ uống có cồn hoặc sữa.
Những người nhiễm vi khuẩn Hp nên ăn thức ăn bổ sung probiotics, thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, ăn các loại rau xanh, các thực phẩm giàu chất sơ như súp lơ xanh, cải bắp, táo, lê, rau xanh hay các thực phẩm như nghệ, mật ong, ớt chuông, gừng, tỏi, …
nhiễm khuẩn hp có lây không?
Người ta đã thấy được vi khuẩn Hp có thể lây được qua những đường sau:
Đường phân-miệng: Vi khuẩn Hp có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn, sau khi vào dạ dày sẽ thải qua phân. Khi chúng ta ăn phải thực phẩm hay uống phải nước bị ô
Đường miệng-miệng: Có một số ý kiến cho rằng vi khuẩn Hp có tồn tại ở trong nước bọt, vì vậy nó có thể lây nhiễm qua giọt bắn từ người này sang người khác. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được kiểm chứng chắc chắn.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày hay còn được gọi là trào ngược acid (GERD), là một tình trạng bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng đến nhiều người.
Các triệu chứng phổ biến hay gặp ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày như ợ nóng, đau ngực, ợ chua, … Và ợ nóng là một triệu chứng phổ biến nhất và hay xảy ra sau bữa ăn. Các hiện tượng này xảy ra khi acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản – đường dẫn thức ăn. Điều này có thể gây ra tình trạng acid trong dạ dày kích thích niêm mạc thực quản, hình thành các triệu chứng có thể kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ.
Hội chứng zollinger ellison la gi?
Hội chứng Zollinger Ellison là một thuật ngữ nhằm để chỉ tình trạng bệnh lý khi xuất hiện một hay nhiều khối u gastrin ở hệ tiêu hóa. Hơn 80% các khối u gastrin xuất phát từ tụy và tá tràng, một số vị trí có thể gặp khác như hạch bạch huyết quanh tụy, nang lympho ở ruột, gan, túi mật, … Gọi là u gastrin là vì chúng có khả năng tiết ra nhiều gastrin (hormon kích thích dạ dày tăng tiết axit dịch vị, từ đó gây nên biến chứng loét dạ dày tá tràng).
Ở các tỉnh thành khác, Chúng tôi có dịch vụ hỗ trợ quý khách mua thuốc Zollinger Ellison chính hãng, ship thuốc COD qua các đơn vị vận chuyển uy tín như GHTK, GHN, Viettel Post, VN Post… Quý khách nhận thuốc, kiểm tra rồi mới thanh toán tiền.
Danh sách các Tỉnh, Thành Phố chúng tôi cung cấp thuốc Zollinger Ellison: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, , Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kon Tum, Lai Châu. Các tỉnh thành này bạn chỉ cần liên hệ số 0923283003 để được nhận thuốc tại nhà.
Đối với các quận huyện của Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi có dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2 tiếng. Danh sách các Quận huyện mà chúng tôi có dịch vụ cung cấp thuốc Zollinger Ellison Quận Ba Đình, Quận Hoàn Kiếm, Quận Hai Bà Trưng, Quận Đống Đa, Quận Tây Hồ, Quận Cầu Giấy, Quận Thanh Xuân, Quận Hoàng Mai, Huyện Hoài Đức, Huyện Thanh Oai, Huyện Mỹ Đức, Huyện Ứng Hòa, Huyện Thường Tín, Huyện Phú Xuyên, Huyện Mê Linh, Quận Nam Từ Liêm, Quận Long Biên, Quận Bắc Từ Liêm, Huyện Thanh Trì, Huyện Gia Lâm, Huyện Đông Anh, Huyện Sóc Sơn, Quận Hà Đông, Thị xã Sơn Tây, Huyện Ba Vì, Huyện Phúc Thọ, Huyện Thạch Thất, Huyện Quốc Oai, Huyện Chương Mỹ, Huyện Đan Phượng: Liên hệ 0923283003 để được Ds Đại học Dược Hà Nội tư vấn sử dụng thuốc Zollinger Ellison chính hãng, an toàn, hiệu quả.
Đây không phải là bệnh lý thường gặp, nhưng hơn một nửa bệnh nhân mắc phải hội chứng Zollinger Ellison đều có các khối u gastrin ác tính, nhiều trường hợp còn có tình trạng di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh thường hay gặp ở nam giới, ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở lứa tuổi từ 20 đến 50. Điều trị hội chứng Zollinger Ellison cần phải có sự phối hợp giữa phẫu thuật để cắt bỏ khối u và điều trị biến chứng của loét dạ dày tá tràng.
Tác giả: Lê Hương