Tác dụng phụ của thuốc Dorocardyl là gì? Các triệu chứng thường gặp khi bị tác dụng phụ của thuốc Dorocardyl 40mg? Đó là vấn đề mà bất kỳ thuốc nào khi sử dụng đều có thể gặp phải. Thuốc Dorocardyl thường được chỉ định hỗ trợ cho bệnh nhân gặp vấn đề tim mạch như: tăng huyết áp, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp tính, phì đại cơ tim…. Để quý khách hàng hiểu rõ và yên tâm dùng thuốc, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về tác dụng phụ của thuốc Dorocardyl 40mg.
Thông tin thuốc Dorocardyl
Thành phần hoạt chất: Propranolol
Công ty sản xuất: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco, 66 – Quốc lộ 30 – P. Phú Mỹ – TP. Cao Lãnh-Tỉnh Đồng Tháp (Việt Nam)
Quy cách đóng gói: Chai 100 viên.
Nhóm thuốc: Thuốc hỗ trợ tim mạch.
Thuốc Dorocardyl là thuốc gì?
Thành phần:
Mỗi viên nén chứa:
Propranolol hydroclorid: 40 mg.
Tá dược: Lactose, Microcrystallin cellulose PH101, Povidon K90, màu Tartrazin, màu Patent blue V, Natri croscarmellose, Magnesi stearate vừa đủ 1 viên.
Cơ chế hoạt động
Propranolol hydrochlorid thuộc nhóm thuốc chẹn beta adrenergic không chọn lọc, tác động chủ yếu lên hệ giao cảm, có tác dụng làm giảm cung lượng tim, ức chế thận giải phóng renin, phong bế thần kinh giao cảm từ trung tâm vận mạch; giảm nhu cầu sử dụng oxy ở cơ tim, giảm tốc độ và mức độ co cơ tim, hỗ trợ điều trị cơn đau thắt ngực; chống loạn nhịp; giảm nồng độ T3 mà không ảnh hưởng tới T4; giảm áp lực tĩnh mạch cửa.
Cơ chế hoạt động của Propranolol hydrochlorid: Propranolol hydrochlorid cạnh tranh tại các vị trí gắn thụ thể, chẹn các thụ thể beta 1 tại các mô tim, điều hòa các hoạt động ở tim.
Propranolol hydrochlorid có khả năng đi qua hàng rào máu não, qua nhau thai và phân bố cả vào trong sữa mẹ.
Chỉ định – công dụng
Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân gặp vấn đề tim mạch như như cao huyết áp, đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành, rối loạn nhịp tim (loạn nhịp nhanh, nhịp chậm…), nhồi máu cơ tim, phì đại cơ tim.
Chứng đau nửa đầu, u tế bào ưa crom, run vô căn,
Giảm tỷ lệ tái phát gây xuất huyết do tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch thực quản.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Dorocardyl
Cách dùng: Dùng uống.
Liều dùng:
Người lớn:
- Tăng huyết áp: Liều dùng phải dựa trên đáp ứng của mỗi bệnh nhân.
Khởi đầu: 20 – 40mg/lần, 2 lần/ngày, dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu. Tăng dần liều cách nhau từ 3 – 7 ngày, cho đến khi huyết áp ổn định ở mức độ yêu cầu. Liều thông thường có hiệu quả: 160 – 480mg hàng ngày. Một số trường hợp phải yêu cầu tới 640mg/ngày. Thời gian để đạt được đáp ứng hạ áp từ vài ngày tới vài tuần.
Liều duy trì là 120 – 240mg/ngày. Khi cần phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid, đầu tiên phải hiệu chỉnh liều riêng từng thuốc.
- Đau thắt ngực: Liều dùng mỗi ngày có thể 80 – 320mg/ngày tùy theo cá thể, chia làm 2 hoặc 3, 4 lần trong ngày, với liều này có thể tăng khả năng hoạt động thể lực, giảm biểu hiện thiếu máu cục bộ cơ tim trên điện tâm đồ. Nếu ngừng điều trị, phải giảm liều từ từ trong vài tuần. Nên phối hợp propranolol với nitroglycerin.
Loạn nhịp: 10 – 30mg/lần, 3 – 4 lần/ngày, uống trước khi ăn và trước khi ngủ.
- Nhồi máu cơ tim: không dùng khi có cơn nhồi máu cơ tim cấp, điều trị duy trì với propranolol chỉ nên bắt đầu sau cơn nhồi máu cơ tim cấp tính vài ngày. Liều mỗi ngày 180 – 240mg, chia làm nhiều lần, bắt đầu sau cơn nhồi máu cơ tim từ 5 – 21 ngày. Chưa rõ hiệu quả và độ an toàn của liều cao hơn 240mg để phòng tránh tử vong do tim.Tuy nhiên cho liều cao hơn có thể là cần thiết để điều trị có hiệu quả khi có bệnh kèm theo như đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp. Mặc dù trong các thử nghiệm lâm sàng liều dùng propranolol được chia thành 2 – 4 lần/ngày, nhưng các dữ liệu về dược động học và dược lực học cho thấy chia 2 lần/ngày đã đạt được hiệu quả. Thuốc chẹn beta – adrenergic đạt hiệu quả tối ưu nếu uống thuốc liên tục từ 1 – 3 năm sau đột quỵ nếu không có chống chỉ định dùng chẹn beta – adrenergic.
Để phòng nhồi máu tái phát và đột tử do tim, sau cơn nhồi máu cơ tim cấp, cho uống 80mg/lần, 2 lần/ngày, đôi khi cần đến 3 lần/ngày.
- Đau nửa đầu: Phải dò liều theo từng người bệnh. Liều khởi đầu 80mg/ngày, chia làm nhiều lần. Liều thông thường có hiệu quả là 160 – 240mg/ngày. Có thể tăng liều dần dần để đạt hiệu quả tối đa. Nếu hiệu quả không đạt sau 4 – 6 tuần đã dùng đến liều tối đa, nên ngừng dùng propranolol bằng cách giảm liều từ từ trong vài tuần.
- Run vô căn: phải dò liều theo từng người bệnh. Liều khởi đầu: 40mg/lần, 2 lần/ngày.
* Trẻ em:
- Tăng huyết áp:
Trẻ 12 – 18 tuổi: Liều khởi đầu 80mg/ngày, tăng liều hàng tuần nếu cần, liều duy trì 160 – 320mg/ngày.
- Dự phòng đau nửa đầu:
Trẻ 12 – 18 tuổi: Liều khởi đầu 20 – 40mg, 2 lần/ngày, liều thông thường 40 – 80mg, 2 lần/ngày, tối đa 2mg/kg (tổng liều tối đa 120mg), 2 lần/ngày.
Thuốc không phù hợp để sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.
* Điều chỉnh liều ở người suy gan:
Đối với người bệnh suy gan nặng, liệu pháp propranolol nên được bắt đầu bằng liều thấp: 20mg, 3 lần/ngày.
Phải theo dõi đều đặn nhịp tim và có biện pháp thích hợp để đánh giá ở người bệnh xơ gan.
Các tác dụng phụ của thuốc Dorocardyl thường gặp
- Tác dụng làm co thắt cơ trơn khí quản nên thuốc có tác dụng phụ gây hen.
- Do tăng tiết dịch, tăng tiết dịch tiêu hóa sẽ dẫn đến tác dụng phụ của thuốc là gây cơn đau và loét dạ dày tá tràng.
- Khi bệnh nhân sử dụng thuốc có thể gặp phải “hiện tượng bật lại” do đó cần giảm liều dần dần trước khi ngừng thuốc hẳn để tránh tình trạng đột tử có thể xảy ra.
- Thuốc làm giảm hoạt động của tim nên tác dụng phụ của thuốc là gây chậm nhịp tim.
- Không phải tất cả bệnh nhân sử dụng thuốc đều gặp các tác dụng không mong muốn kể trên.
- Bạn nên báo cáo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc và đến các cơ sở y tế để được xử lí.
Thuốc Dorocardyl có thể tương tác với những thuốc
Hãy cho bác sĩ biết tất cả các thuốc mà bạn đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng. Đặc biệt là:
- Khi sử dụng đồng thời các thuốc chẹn kênh calci, giãn mạch trực tiếp, gây mê khi dùng cùng với propranolol sẽ làm tăng tác dụng ức chế tim và hạ huyết áp của propranolol nên cần chú ý hiệu chỉnh.
- Thuốc được chuyển hóa qua gan, khi sử dụng đồng thời với cimetidine và các thuốc khác ức chế enzyme gan sẽ làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương và có thể làm tăng độc tính của thuốc.
- Dùng đồng thời thuốc với các NSAID sẽ làm giảm tác dụng hạ áp của thuốc do đó cần chú ý cẩn thận.
Chống chỉ định
- Trường hợp quá mẫn với propranolol, các thuốc nhóm chẹn beta hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trường hợp sốc tim, hội chứng Raynaud, nhịp xoang chậm và block nhĩ thất độ 2 – 3, hen phế quản.
- Bệnh suy tim sung huyết (trừ trường hợp suy tim thứ phát do loạn nhịp nhanh có thể điều trị được bằng propranolol)
- Bệnh nhược cơ.
- Người bệnh co thắt phế quản do thuốc chẹp beta giao cảm ức chế sự giãn phế quản do catecholamin nội sinh.
- Đau thắt ngực thể prinzmetal, nhịp chậm, acid chuyển hóa, bệnh mạch máu ngoại vi nặng.
- Không chỉ định propranolol trong trường hợp cấp cứu do tăng huyết áp.
- Ngộ độc cocain và các trường hợp co mạch do cocain.
- Phối hợp với các thioridazin do propranolol làm tăng nồng độ trong máu của thioridazin, làm kéo dài khoảng QT.
Quá liều và Xử lý
Triệu chứng:
Có ít thông tin về trường hợp quá liều và độc tính cấp của propranolol. Các triệu chứng của quá liều propranolol bao gồm nhịp chậm, hạ huyết áp nghiêm trọng, mất ý thức, co giật, giảm dẫn truyền, giảm co cơ tim, kéo dài khoảng QRS hoặc QT, block nhĩ thất, sốc, suy tim, ngừng tim, co thắt phế quản. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh hồi phục sau khi ngộ độc cấp propranolol nhưng đã có một số người bệnh bị ngộ độc tính nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Các phương pháp xử lý quá liều
- Khi mới uống thì gây nôn, cần đề phòng tai biến trào ngược dịch dạ dày vào phổi.
- Nhịp chậm: Dùng atropin (0.25 – 1mg) tiêm tĩnh mạch. Nếu không có đáp ứng chẹn dây phế vị, dùng isoproterenol nhưng phải thận trọng. Trong trường hợp kháng thuốc, có thể phải đặt máy tạo nhịp qua tĩnh mạch.
- Suy tim: Dùng thuốc lợi tiểu và các thuốc điều trị suy tim khác.
- Hạ huyết áp: Dùng các thuốc tăng huyết áp như noradrenalin hoặc dopamin. Glucagon cũng có thể có ích trong điều trị suy giảm cơ tim và giảm huyết áp.
- Co thắt phế quản: Dùng isoproterenol và aminophylin.
- Co giật: Sử dụng diazepam đường tĩnh mạch.
- Các thuốc ức chế phosphodiesterase, truyền calci hoặc/và truyền insulin với glucose có hiệu quả trong kiểm soát quá liều propranolol.
Các sản phẩm tương tự thuốc Dorocardyl
- Propranolol Tablets (Hộp 28 viên – Actavis)
- Avlocardyl (Hộp 50 viên – AstraZeneca)
- Propranolol 40 (Hộp 100 viên – TV Pharm)
Mua thuốc Dorocardyl chính hãng ở đâu uy tín?
Nếu bạn chưa biết mua thuốc Dorocardyl ở đâu uy tín? Thuockedonaz.com xin giới thiệu các địa chỉ mua thuốc Dorocardyl chính hãng, uy tín, giá bán thuốc Dorocardyl tốt nhất:
- Hà Nội: 286 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
- HCM: Chung Cư Bình Thới, Phường 8, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng: Nguyễn Sinh Sắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Nếu còn thắc mắc về thuốc Dorocadyl (chai 100 viên) xin đừng ngừng ngại liên hệ với thuockedonaz.com. Những câu hỏi tương tự như: Thuốc Dorocadyl giá bao nhiêu tiền? Mua thuốc Dorocadyl ở đâu uy tín? Thuốc Dorocadyl là thuốc gì? Công dụng, thành phần của thuốc Dorocadyl là gì? Tác dụng phụ của thuốc Dorocadyl là gì? Biểu hiện khi bị tác dụng phụ của thuốc Dorocadyl? Thuốc điều trị ung thư phổi hiệu quả, an toàn? Vui lòng liên hệ với thuockedonaz.com theo số hotline 0923.283.003 để được các Dược sĩ Đại học tư vấn. Thuockedonaz.com xin chân thành cảm ơn.