Bài viết dưới đây nói về vấn đề phân loại các nhóm mức độ nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt.Việc phân loại các nhóm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định mắc ung thư sẽ giúp bác sĩ quyết định phương án điều trị tối ưu.
1. Các nhóm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Đối với ung thư chưa lan rộng (giai đoạn I – III), nhiều bác sĩ hiện sử dụng các thông tin như phân loại u (T), nồng độ PSA và kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt để chia nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt thành các nhóm:
1.1 Nguy cơ rất thấp (very-low-risk)
U rất nhỏ, không cảm nhận được khi khám, chỉ có thể thấy ở một vùng nhỏ và không phát triển ra bên ngoài tuyến tiền liệt (cT1c)Nhóm mô học 1 (điểm Gleason từ 6 trở xuống)PSA thấp (dưới 10 ng/ml) U thường phát triển rất chậm và không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc các vấn đề sức khỏe khác
1.2 Nguy cơ thấp (low-risk)
U chưa phát triển ra bên ngoài tuyến tiền liệt, nhưng lớn hơn một chút (cT1 đến cT2a)Nhóm mô học 1 (điểm Gleason từ 6 trở xuống)PSA thấp (dưới 10 ng/ml)
1.3 Nguy cơ trung bình (intermediate-risk)
U có thể cảm nhận được khi khám hoặc có thể nhìn thấy trên xét nghiệm hình ảnh. U thấy ở hơn một nửa của một bên tuyến tiền liệt (cT2b) hoặc ở cả hai bên tuyến tiền liệt (cT2c)Và / hoặc nhóm mô học 2 hoặc 3 (điểm Gleason là 7)Và / hoặc chỉ số PSA từ 10 – 20 ng/ml
1.4 Nguy cơ cao (high-risk)
U đã phát triển lan ra bên ngoài tuyến tiền liệt (cT3a)Hoặc nhóm mô học 4 hoặc 5 (điểm Gleason từ 8 đến 10)Hoặc chỉ số PSA > 20 ng/ml
1.5 Nguy cơ rất cao (very-high-risk)
Nhóm này đề cập đến các khối u tiến triển, tái phát hoặc lây lan đến các hạch bạch huyết lân cận và có một hoặc nhiều đặc điểm sau:
U đã lan đến túi tinh (cT3b) hoặc vào các mô lân cận cạnh tuyến tiền liệt (cT4)Nhóm mô học 5 (điểm Gleason 9 hoặc 10)Có 2 hoặc 3 trong số các đặc điểm trong nhóm nguy cơ cao (xem ở trên)Hơn 4 mảnh sinh thiết có nhóm mô học 4 hoặc 5 (điểm Gleason từ 8 – 10)
Việc phân nhóm nguy cơ giúp xác định xem có cần thực hiện thêm xét nghiệm khác không và lựa chọn các phương án điều trị đầu tiên.
2. Các phương pháp khác đánh giá nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Bên cạnh việc phân nhóm nguy cơ ở trên, y học vẫn đang tìm kiếm các loại xét nghiệm tốt nhất để quyết định phương án điều trị ung thư tuyến tiền liệt tối ưu. Bác sĩ có thể đề xuất người bệnh thực hiện thêm một trong những phương pháp dưới đây trước khi lựa chọn phương pháp điều trị. Bạn hãy hỏi bác sĩ để được giải thích cụ thể về ý nghĩa cũng như mức độ chính xác của kết quả.
Xét nghiệm gen và protein
Với ung thư tuyến tiền liệt khu trú (chưa lan ra bên ngoài tuyến tiền liệt), thường khó biết được khả năng phát triển và lây lan của bệnh nhanh như thế nào. Điều này khiến bác sĩ khó quyết định liệu bệnh có cần được điều trị ngay không, phương pháp nào tối ưu. Trong trường hợp này, xét nghiệm để xem xét gen (hoặc protein) nào đang hoạt động bên trong tế bào ung thư tuyến tiền liệt là cần thiết. Các xét nghiệm này bao gồm: Oncotype DX Prostate, Prolaris, ProMark và Decipher.
Oncotype DX: Xác định hoạt động của một số gen nhất định trong tế bào ung thư tuyến tiền liệt (được lấy từ mô sinh thiết) và cho kết quả dưới dạng thang điểm từ 0 – 100. Điểm càng cao cho thấy ung thư có nhiều khả năng phát triển lây lan nhanh. Prolaris: Đánh giá tương tự Oncotype DXProMark: Xác định hoạt động của một tập hợp các protein trong tế bào ung thư tuyến tiền liệt (được lấy từ mô sinh thiết) và cho kết quả giúp dự đoán khả năng ung thư phát triển và lây lan nhanh chóng.Decipher: Với những người cần phẫu thuật, lấy mô bệnh phẩm đi xét nghiệm có thể xác định hoạt động của một số gen nhất định trong tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Từ đó, tiên lượng nguy cơ ung thư tái phát ở các bộ phận khác sau khi phẫu thuật. Do đó, xét nghiệm gen này nên được xem xét chỉ định sau mổ tuyến tiền liệt.
Để biết thêm thông vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7