Nguy cơ bị ung thư buồng trứng sau khi phẫu thuật cắt tử cung

Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về Nguy cơ bị ung thư buồng trứng sau khi phẫu thuật cắt tử cung? Phẫu thuật cắt tử cung là một phẫu thuật trong đó bác sĩ cắt bỏ tử cung của một người phụ nữ. Tuy nhiên, bác sĩ phẫu thuật thường để lại một phần hoặc toàn bộ buồng trứng còn nguyên vẹn, điều đó có nghĩa là họ vẫn có khả năng bị ung thư buồng trứng.

1. Các kiểu phẫu thuật cắt tử cung

Cắt tử cung bán phần: Bác sĩ cắt bỏ tử cung phần trên nhưng để lại cổ tử cung (phần dưới của tử cung).

Cắt tử cung toàn bộ: loại bỏ cả tử cung và cổ tử cung.

Cắt tử cung triệt để: cắt bỏ tử cung và cổ tử cung cùng với mô ở hai bên cổ tử cung và phần trên cùng của âm đạo.

Cắt tử cung và phần phụ : Ngoài tử cung và cổ tử cung, phẫu thuật cũng loại bỏ ống dẫn trứng và buồng trứng.

Các phương pháp cắt bỏ tử cung

Dựa trên tình trạng bệnh, bác sĩ lựa chọn phương pháp cắt bỏ tử cung hợp lý

2. Cắt tử cung có làm giảm nguy cơ bị ung thư buồng trứng không

Ung thư buồng trứng thường bắt đầu từ các tế bào khối u phát triển trong buồng trứng hoặc các mô xung quanh.

Buồng trứng là một phần của hệ thống sinh sản nữ và chịu trách nhiệm sản xuất trứng và giải phóng hormone nữ là estrogen và progesterone. Một người bình thường có hai buồng trứng, ở 2 bên tử cung. Trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung qua ống dẫn trứng.

Tùy thuộc vào loại cắt tử cung, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ tất cả hoặc một phần tử cung, cũng như một số bộ phận khác của hệ thống sinh sản nữ. Điều này có thể hoặc không bao gồm cắt buồng trứng.

Những người đã phẫu thuật cắt tử cung có thể nghĩ rằng họ không thể bị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cắt tử cung có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh, nhưng vẫn có thể mắc ung thư buồng trứng. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), có bằng chứng cho thấy việc cắt bỏ tử cung để lại buồng trứng tại chỗ có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng sau phẫu thuật ở một số người.

ACS cũng tuyên bố rằng phẫu thuật cắt tử cung và phần phụ có thể làm giảm 85-95% nguy cơ của ung thư buồng trứng và > 50% nguy cơ ung thư vú , đặc biệt ở những người mang đột biến gen BRCA. Đột biến trong gen BRCA1 và BRCA2 làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Một nghiên cứu lớn từ năm 2015 cũng chỉ ra rằng phẫu thuật cắt tử cung và phần phụ giúp làm giảm tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng và phúc mạc. Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng chỉ cần cắt bỏ một buồng trứng cũng có thể làm giảm nguy cơ gây ung thư buồng trứng, nhưng cần nghiên cứu thêm để xác nhận điều này.

Tuy nhiên, ACS cảnh báo rằng một người chỉ nên phẫu thuật cắt tử cung vì lý do y tế hợp lệ chứ không chỉ để giảm nguy cơ dẫn đến ung thư buồng trứng.

Bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ tử cung để điều trị cho những người có triệu chứng như:

Ung thư buồng trứng, cổ tử cung hoặc tử cung Sa tử cung .U xơ tử cung lớn hoặc gây biến chứng .Phụ nữ có yếu tố nguy cơ mắc ung thư buồng trứng như: tuổi và giới tính; phụ nữ ngoài 40, sinh con đầu lòng sau 35 tuổi, chưa bao giờ mang thai, thừa cân, có sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh, có tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng, vú hoặc đại trực tràng, có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, đã từng bị ung thư vú.

Đột biến gen BRCA

Nên cắt bỏ tử cung khi mang đột biến gen BRCA1

3. Cần làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng?

Đối với những người có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng, chẳng hạn như những người mang đột biến gen BRCA, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ hai bên dự phòng. Mặc dù phẫu thuật cắt buồng trứng hai bên dự phòng giúp giảm đáng kể nguy cơ, vẫn có khả năng phát triển ung thư buồng trứng do dấu vết nhỏ của chúng vẫn có thể tồn tại

Ngoài ra để giảm nguy cơ gây ung thư buồng trứng nên: duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục, nên sinh con, nếu sinh nên sinh trước 35 tuổi, cho con bú mẹ, sử dụng thuốc tránh thai. Tóm lại: Có một số loại phẫu thuật cắt tử cung khác nhau. Cắt tử cung để lại một phần hoặc toàn bộ buồng trứng còn nguyên vẹn.

Ngay cả khi đã cắt bỏ cả hai buồng trứng, dấu vết nhỏ của chúng vẫn có thể tồn tại, vì thế vẫn có khả năng một người bị ung thư buồng trứng sau khi cắt bỏ tử cung.

Tuy nhiên, bất kỳ loại phẫu thuật cắt tử cung nào cũng làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Phụ nữ nên đi khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra cần đi thăm khám khi có một trong những triệu chứng sau đây:

Bụng đầy hơi hoặc cảm thấy to như mang thai.

Ăn nhanh có cảm giác no

Sút cân không rõ nguyên nhân

Khó chịu ở vùng tiểu khung hay bụng dưới

Thay đổi thói quen đại tiện, chẳng hạn như táo bón.

Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên

Bài viết trên đã đề cập đầy đủ các loại phẫu thuật cắt tử cung khác nhau và cách chúng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của phụ nữ.

Phẫu thuật cắt tử cung cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn và hệ thống phòng phẫu thuật được trang bị máy móc tân tiến hỗ trợ bác sĩ giúp ca phẫu thuật đạt kết quả tốt nhất.

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook