HbsAg là gì? Xét nghiệm HBsAg dương tính có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm HBsAg chính là một trong những phương pháp quan trọng để chẩn đoán chính xác về khả năng mắc bệnh viêm gan B. Bệnh viêm gan B có thể tiến triển thành suy gan, xơ gan hoặc thậm chí là ung thư gan. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. .

Bài viết dưới đây, nhà thuốc Hapu sẽ giải đáp cho các bạn HBsAg là gì? Thông tin về xét nghiệm HBsAg trong chẩn đoán viêm gan B. Nhà thuốc Hapu bán và tư vấn thuốc kê đơn tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện 108…

Chỉ số HBsAg là gì? 

HBsAg là viết tắt của Hepatitis B surface Antigen – kháng nguyên bề mặt của siêu vi B. Đây là một trong những kháng nguyên của virus viêm gan B do Blumberg tìm thấy ở trong huyết thanh người. 

Xét nghiệm HBsAg là gì?

Xét nghiệm HBsAg là một cách trong 5 hạng mục của xét nghiệm viêm gan B. Kết quả thu được từ việc xét nghiệm máu sẽ cho biết người xét nghiệm có bị nhiễm siêu vi B hay không.

5 hạng mục xét nghiệm viêm gan B gồm có:

  • Xét nghiệm HBsAg: kiểm tra sự hiện diện của virus viêm gan B. 
  • Xét nghiệm HBsAb: đánh giá kháng thể sau khi tiêm phòng vacxin viem gan B.
  • Xét nghiệm HBeAg: xác định kháng nguyên e để đánh giá tình trạng hoạt động của virus viêm gan B. 
  • Xét nghiệm HBeAb (Anti – HBe): đánh giá kháng thể chống lại HbeAg. 
  • Xét nghiệm HBcAb (Anti – HBc): kiểm tra kháng thể kháng lõi của virus viêm gan B nhằm đánh giá tình trạng bệnh viêm gan B mãn tính.
xét nghiệm HBsAg
xét nghiệm HBsAg

Cách đọc kết quả xét nghiệm HBsAg

Xét nghiệm HBsAg cho ra kết quả có ý nghĩa định tính nghĩa là người được làm xét nghiệm sẽ nhận được kết quả là âm tính hoặc dương tính. Kết quả về chỉ số HBsAg sẽ chỉ ra rằng trong cơ thể bệnh nhân có siêu vi B hay không.

Xét nghiệm HBsAg dương tính 

HBsAg dương tính là gì? Thông thường khi bạn đi kiểm tra viêm gan B lần đầu tiên các bác sĩ thường sẽ chỉ định xét nghiệm HBsAg. Nếu kết quả HBsAg dương tính, điều đó chứng tỏ là trong huyết thanh của người bạn đang có kháng nguyên này, đồng nghĩa với việc bạn đã từng nhiễm bệnh hoặc đang nhiễm virus viêm gan siêu vi B.  

Xét nghiệm HBsAg còn được chỉ định trong việc kiểm tra hiệu quả điều trị bệnh. Thời gian ủ bệnh của những người bị nhiễm virus viêm gan B có thể dao động từ 45-160 ngày, trung bình là 120 ngày. Trong trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch tốt thì HBsAg có thể sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng 4 – 6 tháng, kết quả xét nghiệm sẽ từ HBsAg (+) chuyển sang HBsAg (-), chứng tỏ bạn chỉ bị nhiễm viêm gan B cấp. Lúc này, cơ thể người đó hoàn toàn khỏi bệnh và có miễn dịch suốt đời với viêm gan B mà không cần phải tiêm ngừa. Ngược lại, những người có hệ miễn dịch kém thì HBsAg có thể sẽ không mất đi mà tiếp tục phát triển sau 6 tháng, kết quả HBsAg vẫn dương tính sau 6 tháng kiểm tra lại. Lúc này, người bệnh đã bị nhiễm siêu vi B mạn tính.

Ngoài ra, cũng có trường hợp xét nghiệm HbsAg dương tính nhưng không bị bệnh, trường hợp đó gọi là dương tính giả. Trong trường hợp này, người bệnh cần thực hiện lại với các xét nghiệm trung hòa hoặc một số test chuẩn khác.

Xét nghiệm định lượng virus HBV
Xét nghiệm định lượng virus HBV

Chỉ số HbsAg dương tính

Chỉ số HBsAg dương tính thể hiện người bệnh mang mầm bệnh viêm gan B.

Khoảng 10 – 15% người xét nghiệm HBsAg dương tính rơi vào trường hợp mang mầm bệnh mạn tính. Trong đa số các trường hợp khác, viêm gan B có thể tự khỏi mà không cần điều trị đáng kể. Trong những người mang mầm bệnh viêm gan B mạn tính cũng chỉ có một số ít người chuyển thành viêm gan mạn, xơ gan hoặc ung thư gan. Vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng trong trường hợp này.

Xét nghiệm HBsAg âm tính là gì?

Xét nghiệm HBsAg âm tính nghĩa là bạn không bị nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên, điều đó bạn không nên hoàn toàn chủ quan mà thay vào đó, bạn và gia đình nên thực hiện tiêm vacxin để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp âm tính giả. Nghĩa là có xuất hiện virus viêm gan B trong máu nhưng kết quả lại âm tính. Điều này thường gặp do lỗi kỹ thuật hay lỗi của kỹ thuật viên lấy mẫu. Cũng có thể do test sử dụng có độ nhạy kém, không phát hiện được sự có mặt của virus ở nồng độ thấp. Khi đó, bạn nên lựa chọn một cơ sở khác chất lượng hơn hoặc yêu cầu sử dụng test có độ nhạy cao hơn để xác định. 

Cần lưu ý rằng xét nghiệm HBsAg chỉ mang tính kiểm soát, xét nghiệm nói lên bạn có bị viêm gan B hay không. Nó không có ý nghĩa xác định mức độ, tình trạng hay tiên lượng của bệnh. Muốn đưa ra kết luận chính xác, sau khi xét nghiệm HBsAg (+), bệnh nhân cần thực hiện nhiều kiểm tra khác.

Test HBsAg là gì? HBsAg test nhanh là gì?

Bệnh viêm gan B đã và đang tăng nhanh trên toàn thế giới, Việt Nam cũng là một nước trong số đó. Để biết được kết quả xét nghiệm viêm gan B là âm tính hay dương tính thì thông thường phải chờ đợi khá lâu. Để giúp xác định một cách nhanh chóng xem một người có mắc viêm gan B hay không, hiện nay kit test nhanh viêm gan B đã được ra đời giúp thuận tiện hơn trong việc xét nghiệm. Kit test nhanh viêm gan B (HBsAg) là dụng cụ xét nghiệm sắc ký miễn dịch định tính phát hiện sự có mặt của kháng nguyên virus viêm gan B trong huyết thanh hoặc huyết tương.

Thanh test nhanh viêm gan B với mục đích xác định sắc ký miễn dịch định tính phát của kháng nguyên virus viêm gan B trong huyết tương hoặc huyết thanh cơ thể. Thanh có tên gọi là kit thử chẩn đoán viêm gan B HBsAg.

Bên ngoài màng kit thử được phủ một lớp kháng thể HBsAg ở vùng kết quả. Trong quá trình làm xét nghiệm, mẫu huyết thanh hoặc huyết tương phản ứng với các phần tử mang theo kháng thể kháng HBsAg. Hỗn hợp tạo thành thấm qua màng di chuyển hướng lên nhờ các mao dẫn, gặp và phản ứng kết tủa màu với các kháng thể kháng HBsAg trên lớp màng và tạo ra vạch màu. Nếu có mặt của vạch màu ở vùng kết quả trên kit thử cho biết kết quả dương tính, ngược lại trong trường hợp không thấy xuất hiện vạch màu là kết quả âm tính. Nhằm mục đích kiểm tra quy trình thao tác xét nghiệm, luôn có một vạch màu xuất hiện tại vùng chứng gọi là vạch chứng để khẳng định rằng lượng mẫu đã đủ và lớp màng thấm tốt.

xét nghiệm HBV
xét nghiệm HBV

Nguyên lý hoạt động của kit test nhanh viêm gan B

Kit thử chẩn đoán Viêm gan B (HBsAg) là dụng cụ xét nghiệm sắc ký miễn dịch định tính bằng phương pháp dòng chảy một chiều để phát hiện sự có mặt của kháng nguyên virus Viêm gan B trong huyết thanh hoặc huyết tương. Màng kit thử được phủ một lớp kháng thể kháng HBsAg ở vùng kết quả.

Trong khi làm xét nghiệm, mẫu huyết thanh hoặc huyết tương sẽ phản ứng với các phần tử mang theo kháng thể kháng HBsAg. Hỗn hợp tạo thành thấm theo màng di chuyển hướng lên nhờ các mao dẫn, gặp và phản ứng kết tủa màu với các kháng thể kháng HBsAg trên lớp màng và tạo ra vạch màu. Sự có mặt của vạch màu ở vùng kết quả trên kit thử cho biết kết quả dương tính, ngược lại trong trường hợp không có vạch màu là kết quả âm tính. Nhằm mục đích kiểm tra quy trình thao tác xét nghiệm, luôn có một vạch màu xuất hiện tại vùng chứng gọi là vạch chứng để khẳng định rằng lượng mẫu đã đủ và lớp màng đã thấm tốt.

Hướng dẫn sử dụng kit test nhanh viêm gan B

Để làm test HBsAg bằng que thử nhanh bạn đọc cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có được hiệu quả tốt nhất. Bao gồm các bước dưới đây:

Lấy bộ thử ra khỏi túi và thử càng nhanh càng tốt. Nên làm test nhanh trong vòng 1 giờ từ khi mở túi.

Cầm kit thử theo hướng mũi tên chỉ hướng xuống, nhúng trực tiếp que thử vào mẫu phẩm trong ống nghiệm rồi để khoảng 15 đến 20 phút sau đó lấy ra và đọc kết quả.

Trên bao bì đã có hưỡng dẫn cách đọc kết quả âm tính hay dương tính với virus viêm gan B cho bạn rồi. Nếu dương tính thì sẽ thấy xuất hiện 2 vạch đỏ rõ rệt, âm tính sẽ chỉ xuất hiện một vạch chứng, không có vạch kết quả (T).

Quy-trình-test-nhanh-viêm-gan-B-HBV
Quy-trình-test-nhanh-viêm-gan-B-HBV

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thanh test nhanh viêm gan B

Cần bảo quản đúng theo quy định là bảo quản trong phòng làm lạnh hoặc có nhiệt độ từ 2-30 độ C.

Đọc kỹ hạn sử dụng của que thử trước khi mở túi.

Khi thử cần phải mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay đầy đủ để tránh các hậu quả xấu có thể xảy ra.

Tuân thủ theo quy định tiêu hủy mẫu phẩm để đảm bảo mức độ an toàn, vì mẫu phẩu có chứa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Biện pháp này chỉ giúp test nhanh xem bạn có mắc viêm gan B hay không, chứ không thể cung cấp cho bạn chi tiết về số liệu của các chỉ số khác liên quan đến viêm gan B mạn tính hay cấp tính.

Không nên ăn hay uống, hút thuốc lá xung quanh khu vực làm xét nghiệm.

Test nhanh HBV
Test nhanh HBV

Test nhanh HBsAg có những hạn chế nào?

Test nhanh HBsAg chỉ sử dụng cho mục đích chẩn đoán bệnh. Kit thử dùng để phát hiện HBsAg trong huyết thanh hoặc huyết tương. Vì vậy kit thử này không thể sử dụng trong việc định lượng giá trị cũng như tốc độ tăng lên của nồng độ HBsAg.

Kit test nhanh HBsAg chỉ phát hiện sự có mặt của kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B trong mẫu phẩm mà không được sử dụng như là phương pháp duy nhất để khám bệnh viêm gan B do virus.

Cũng như tất cả các xét nghiệm chẩn đoán bệnh khác, bác sĩ cần phải tư vẫn cho bệnh nhân tất cả các kết quả xét nghiệm cùng với các triệu chứng lâm sàng khác.

Kit test nhanh HBsAg không phát hiện ra HBsAg khi nồng độ HBsAg trong mẫu phẩm nhỏ hơn 1ng/mL. Nếu như kết quả xét nghiệm là âm tính mà vẫn còn các triệu chứng lâm sàng thì cần phải làm thêm các xét nghiệm bằng các phương pháp khác. Vì vậy, kết quả xét nghiệm âm tính không phải lúc nào cũng loại trừ được khả năng đã bị lây nhiễm virus viêm gan B.

Chỉ số HBsAg bình thường là bao nhiêu?

Nếu bạn thực hiện xét nghiệm HBsAg miễn dịch tự động nghĩa là làm xét nghiệm trên hệ thống máy tự động, khi đó máy thường trả ra kết quả là những con số. Giá trị vượt ngưỡng phản ứng sẽ được phiên giải là dương tính. Giá trị thấp hơn ngưỡng phản ứng sẽ được coi là âm tính. Hầu hết các máy tự động với các hãng hóa chất khác nhau đều đang để giá trị 1.0 SO hoặc COI là giá trị ngưỡng. Như vậy kết quả xét nghiệm nhỏ hơn 1.0 SO hoặc COI là giá trị bình thường- và được coi là giá trị âm tính. Kết quả xét nghiệm lớn hơn >1.0 COI hoặc SO là dương tính.

Trường hợp chỉ số HBsAg bình thường tức là âm tính thì có nghĩa là người này chưa bị lây nhiễm viêm gan B, nếu xét nghiệm thấy âm tính với kháng thể bề mặt HBsAg thì nên tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B, nếu xét nghiệm với kháng thể kháng HBsAg cho kết quả dương tính thì có nghĩa là người đó đã có miễn dịch với virus viêm gan B hoặc đã bị nhiễm virus viêm gan B trong quá khứ và đã khỏi hoàn toàn.

Trong trường hợp kết quả cho là dương tính, để quyết định có điều trị hay không điều trị, cần làm thêm các xét nghiệm khác như HBeAg, HBV- DNA, chức năng gan, siêu âm gan… Sau đó bệnh nhân cần được tư vấn của bác sỹ chuyên khoa để được điều trị và theo dõi điều trị một cách có hiệu quả.

Xét nghiệm HBsAg xong nên làm gì?

Dựa vào chỉ số HBsAg trong xét nghiệm có thể biết được bản thân có bị nhiễm virus viêm gan B hay không nhưng để biết rõ tình trạng hoạt động của virus cũng như mức độ lây lan của nó… thì người bệnh cần phải làm thêm các xét nghiệm HBeAg, đếm tải lương HBV DNA, siêu âm, đánh giá chức năng gan… Việc này sẽ giúp các bác sĩ đánh giá tổng quan về mức độ tổn thương gan ở bệnh nhân để có biện pháp điều trị kịp thời.

Xét nghiệm HBsAg dương tính nên làm gì?

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan B người bệnh cần ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh, thực hiện các biện pháp an toàn và tránh lây nhiễm virus cho những người xung quanh. Đồng thời, bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm khác và tái khám định kỳ để biết được tình trạng tiến triển của bệnh và nhận tư vấn có nên điều trị bệnh hay không của bác sĩ để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể.

Mục đích của việc điều trị viêm gan B mạn tính là loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh ra khỏi cơ thể của bệnh nhân. Tuy nhiên, việc này khó để thực hiện vì cần áp dụng nhiều phác đồ điều trị tốn kém trong khi hiệu quả đạt được chỉ khoảng 25 – 40%. Do vậy, việc điều trị virus viêm gan B chủ yếu là ức chế sự phát triển và nhân lên của virus, không cho chúng phát triển và gây tổn hại đến các tế bào gan lành. Song song với quá trình điều trị, bệnh nhân cần áp dụng một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tránh các hóa chất gây hại cho gan như rượu, bia, các loại thuốc giảm đau… để đạt hiệu quả trị bệnh tối đa.

Xét nghiệm HBsAg là một trong những xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý của gan mật trong.

Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị bệnh viêm gan B mạn tính. Đã có khoảng 80 – 90% bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B trong giai đoạn từ 3 – 6 tháng có khả năng sản sinh ra miễn dịch để chống lại virus. Đây là giai đoạn bệnh cấp tính và với những người sức khỏe bình thường, hệ miễn dịch cao sẽ có khả năng tự khỏi bệnh mà không cần sự can thiệp của thuốc hay phương pháp điều trị nào. 

Sau 6 tháng đầu, nếu bệnh vẫn chưa khỏi bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trường hợp này thường rơi vào những người hệ miễn dịch yếu, sức khỏe kém hoặc đã mắc các bệnh nền. 

Không nên quá lo lắng sau khi được chẩn đoán bị viêm gan B

Khi xét nghiệm HBsAg (+), bệnh nhân sẽ được tiến hành các xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán khác để có kết luận chính xác bệnh. Có thể kể đến như xét nghiệm HBeAg, HBeAb, HBV DNA, HBcrAg, đột biến kháng thuốc, đo độ xơ hóa gan định kỳ… phục vụ cho việc điều trị của bác sĩ chuyên khoa gan mật.

Các biện pháp cần làm để phòng ngừa và điều trị viêm gan B

Đầu tiên, khi được chẩn đoán mắc viêm gan B thì bạn phải bình tĩnh và thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ. 

  • Vận động những người thân trong gia đình đi xét nghiệm HbsAg. 
  • Tự mỗi người cần phải nhận thức về mức độ nguy hiểm, thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn để không làm lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Nếu bạn ở thể nhẹ hay bị viêm gan B cấp tính thì nghỉ ngơi nhiều là phương pháp điều trị tốt nhất. 
  • Khi bị bệnh thì các tế bào gan của bạn đang phải chịu sự tấn công của virus. Do đó, bạn cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho gan. 
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để tốt cho gan cũng như tăng hệ miễn dịch 
  • Bổ sung nhiều vitamin, chất khoáng cho cơ thể qua ăn uống hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng. Tuy nhiên với việc sử dụng các thực phẩm chức năng cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị.
  • Sử dụng các loại thảo mộc có tác dụng giải độc gan như trà thanh nhiệt, trà cà gai leo…
  • Tập thể dục thường xuyên và đều đặn, chế độ tập vừa phải, có thể đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày hoặc ngồi thiền, tập yoga… là cách hữu hiệu nhất để đẩy lùi bệnh tật.
  • Trường hợp là người mẹ mang thai mà kết quả bị nhiễm virus viêm gan B, thì trẻ ngay sau khi được sinh ra phải được tiêm thuốc trong vòng 12 giờ đầu tiên và người mẹ tuyệt đối không được cho con bú sữa vì virus sẽ lây qua cho trẻ bằng đường sữa mẹ.
  • Người thân xung quanh không nên dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh tránh lây nhiễm dịch như bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo râu, bồn tắm…Người bệnh nên nói với người thân, bạn tình của mình về tình trạng bệnh của mình và không tuyệt đối không quan hệ khi chưa có biện pháp an toàn.

Viêm gan B nên ăn gì?

Người bệnh viêm gan B nên ăn các loại thực phẩm sau: Thực phẩm giàu đạm như cá, thịt, trứng, sữa; Thực phẩm chứa đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; Thực phẩm dễ tiêu; Bổ sung các loại rau quả giàu vitamin như bầu, bí, cà chua, cải bắp, quýt, táo…; Các thực phẩm như bột mỳ, gạo tẻ, đậu tương, đậu đen, đậu xanh… nên được cung cấp đầy đủ trong các bữa ăn để duy trì năng lượng cần thiết cho cơ thể; Uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả nguyên chất.

Viêm gan B nên ăn gì
Viêm gan B nên ăn gì

Viêm gan B nên kiêng ăn gì?

Người bệnh viêm gan B cũng cần hết sức tránh kiêng một số thực phẩm như: Thực phẩm có mỡ, các món xào, rán, quay, nhiều dầu mỡ…; Tuyệt sối kiêng rượu bia, chất kích thích, bởi sẽ làm hại trực tiếp đến gan; Hạn chế ăn thực phẩm quá bổ dưỡng, nhiều đạm, tính nóng như thịt dê, ba ba, lòng đỏ trứng gà, thịt chó…; Không nên ăn nhiều gan do gan bị bệnh sẽ chuyển hóa kém, gây rối loạn tiêu hóa nặng hơn; Không nên ăn các thực phẩm quá nhiều đường, giàu chất ngọt, khiến gan không chuyển hóa hết được, làm tăng đường huyết, có thể dẫn đến đái tháo đường; Hạn chế ăn các loại hạt có nhiều chất béo như lạc, dừa, hạt điều, hướng dương… gây cản trở chuyển hóa chất béo là tích mỡ ở gan, ảnh hưởng nặng thêm đến chức năng gan; Hạn chế các món ăn cay, dễ kích thích như ớt, hồ tiêu, tỏi, gừng, hành, cari…; Không ăn đồ quá mặn, thực phẩm chứa độc tố nư măng tươi, sắn tươi, khoai mì, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm…; Những loại cá biển chứa chất làm đông máu như cá thu, cá ngừ.., có thể khiến người bị viêm gan B bị xuất huyết; Không ăn các món hải sản tươi sống làm gỏi, nấu chưa chín; Lưu ý với các chất phụ gia trong thực phẩm như hàn the, muối diêm, chất tẩy màu, chất làm trắng trong bánh tráng, bún, phở,…

Nếu phát hiện người bệnh viêm gan B bị chướng bụng thì nên ngừng uống sữa bò, ăn đường cũng như muối ăn. Người bệnh xuất hiện các hiện tượng phù thũng, trướng bụng, người bệnh cần giảm ngay lượng đường trong chế độ ăn, cũng như có cải thiện thực đơn và thay đổi cách chế biến hạn chế đường một cách tối đa. Khi phát hiện hiện tượng thủy thũng, công năng thận, người bệnh cần hạn chế ăn muối, không dùng quá 4g muỗi mỗi ngày, uống nhiều nước để bù vào lượng nước mất đi.

Người có xét nghiệm HBsAg dương tính, dù là bệnh cấp tính hay mãn tính thì cũng cần thường xuyên đi khám và kiểm tra bệnh để có những biện pháp điều trị kịp thời. Viêm gan B có thể đang là “sát thủ thầm lặng” hủy hoại cơ thể bạn. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ viêm gan B thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra.

viêm-gan-b-nên-kiêng-gì
viêm-gan-b-nên-kiêng-gì

Tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B

Hiện nay, Vắc-xin viêm gan B phổ biến là Engerix B, Heplisav-B, và Recombivax HB. Chúng kích thích miễn dịch tích cực bằng cách phát triển kháng thể đối với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg). Vắc-xin viêm gan B được CDC khuyến nghị cho những đối tượng sau đây:

  • Người trưởng thành có nguy cơ nhiễm HBV
  • Trẻ sơ sinh có mẹ âm tính với HBsAg nên được chủng ngừa trong vòng 24 giờ sau khi sinh
  • Trẻ sơ sinh có mẹ dương tính với HBsAg nên được chủng ngừa trong vòng 12 giờ sau khi sinh
  • Trẻ em và trẻ vị thành niên nếu chưa được tiêm vắc-xin khi sinh.

Theo lịch trình tiêm chủng, vắc-xin viêm gan B được chia làm 2 nhóm là:

  • 3 liều trong 6 tháng: Engerix B, Recombivax HB.
  • 2 liều trong 1 tháng: Heplisav-B (chỉ dành cho người lớn).

Ngoài ra, còn có loại vắc-xin viêm gan A/B (Twinrix) giúp cung cấp kháng thể cho HAV và HBV. Twinrix được chỉ định nhằm chủng ngừa chống lại bệnh do virus viêm gan A gây ra và nhiễm trùng bởi virus viêm gan B ở người lớn từ 18 tuổi trở lên.

Vacxin viêm gan B
Vacxin viêm gan B

Một số thuốc điều trị viêm gan B

Hiện nay, những loại thuốc điều trị viêm gan B mới nhất bao gồm:

  • Pegylated interferon alfa (PEG-IFN-a): Peginterferon alfa-2a liên kết với các thụ thể bề mặt tế bào trong một loạt tương tác protein, dẫn đến sao chép gen. Những gen kích thích này ức chế sự nhân lên của virus trong các tế bào bị nhiễm bệnh, tăng sinh tế bào và điều hòa miễn dịch. Peginterferon alfa-2a được chỉ định cho người trưởng thành có: Kháng nguyên viêm gan B (HBeAg) dương tính; HBeAg âm tính với bệnh viêm gan B mạn tính; Bệnh xơ gan giai đoạn nhẹ; Có sự nhân lên của virus và viêm gan.
  • Entecavir (ETV): Entecavir cũng có hoạt tính chống lại virus viêm gan B (HBV) polymerase tương tự nucleoside guanosine. Tác nhân này cạnh tranh với chất nền tự nhiên deoxyguanosine triphosphate (dGTP) để ức chế hoạt động của HBV polymerase (tức là sao chép ngược). Loại thuốc kháng virus viêm gan B này được chỉ định để điều trị nhiễm HBV mạn tính và có sẵn dưới dạng cả viên nén lẫn dung dịch uống. Tuy nhiên Entecavir ít hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm HBV kháng lamivudine. Một số loại thuốc như: Baraclude, Cavir, Hepariv
  • Tenofovir disoproxil fumarate (TDF): Tenofovir là một chất ức chế men sao chép ngược tương tự như đơn vị cấu trúc nucleotide (adenosine monophosphate) và virus viêm gan B (HBV). Tenofovir có thể được sử dụng như: Liệu pháp đầu tay cho bệnh nhân chưa từng điều trị; Liệu pháp bổ sung ở bệnh nhân kháng lamivudine, telbivudine hoặc entecavir; Liệu pháp thay thế ở bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với adefovir, nhờ vào hoạt tính kháng vi rút mạnh hơn. Các thuốc phổ biến như: Viread 300mg, Tefostad T300,…
  • Tenofovir alafenamide (TAF): vừa là chất ức chế men sao chép ngược nucleotide (NRTI), vừa là tiền chất phosphoramidate của tenofovir. So với tenofovir disoproxil fumarate (TDF), TAF là một dạng tenofovir được chứng minh có hiệu quả kháng virus cao dù dùng với liều thấp hơn TDF 10 lần. Loại thuốc kháng virus viêm gan B này cũng được cải thiện và trở nên an toàn hơn với thận và xương. Tenofovir AF được chỉ định để điều trị nhiễm HBV mạn tính ở người lớn xơ gan giai đoạn nhẹ. Các thuốc kê đơn như: Vemlidy, Hepbest 25mg, Tafsafe 25mg, Pharcavir 

Đây là những loại thuốc đặc trị viêm gan siêu vi B chủ yếu được phê duyệt trên toàn cầu

Bài viết trên nhà thuốc đã tổng hợp các thông tin về xét nghiệm HBsAg và ý nghĩa của xét nghiệm trong chẩn đoán viêm gan B và một số phương pháp phòng và điều trị viêm gan B.

Mọi thông tin thắc mắc liên hệ 0923283003 hoặc truy cập website Nhà thuốc Hapu để được tư vấn và hỗ trợ.

Tác giả: Lê Hương

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook