Điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết. Hãy cùng nhathuochapu tham khảo và giải đáp cho các bạn trong bài viết này!

Điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc đường thở. Bệnh xảy ra ở đường hô hấp dưới và thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh viêm phế quản chưa tiến đến phổi mà mới dừng lại ở mức độ viêm cấp tính ở niêm mạc phế quản.

Bệnh viêm phế quản thường gặp ở những bệnh nhân là trẻ em có các dạng chủ yếu sau:

viêm thanh khí phế quản: là bệnh nhiễm trùng đường thở. Khi mắc bệnh này, trẻ có dấu hiệu ho dữ dội, kích thích thanh quản, khí quản khiến đường thở bị tắc nghẽn. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ gây viêm phổi.

Viêm tiểu phế quản: bệnh này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường, là bệnh nhiễm trùng phổi khiến các đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) của phổi bị tắc nghẽn.

Viêm phế quản cấp tính: là tình trạng sưng tấy và viêm nhiễm các ống phế quản trong phổi gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, thở nhanh…

Viêm phế quản bội nhiễm: bệnh xảy ra do viêm phế quản. Bệnh nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây nhiễm trùng ở những vị trí mới rất nguy hiểm.

điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?
Thời gian đầu, trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ. Kèm theo đó, trẻ có thể nôn trớ, bỏ bú, thở khò khè.
Sau 3 ngày bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát. Lúc này trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao hơn, trên 38,5 độ C, kèm theo ho có đờm. Bên cạnh đó là những cơn khò khè, khó thở, bỏ bú, mệt mỏi, không muốn chơi.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm:
Sốt cao: trẻ sốt rất cao, có thể lên tới 40 độ C, sốt lừ đừ, dùng thuốc hạ nhiệt cũng không hạ được nhiệt độ, thậm chí xuất hiện co giật.
Ho có đờm, ho co thắt và triệu chứng sổ mũi. Nước mũi thường thấy rất đặc và có màu xanh hoặc vàng. Cùng với đó, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, tiêu chảy…
Khó thở: trẻ khó thở, thở khò khè, lồng ngực bị co thắt và có hiện tượng rút lõm xuống dưới xương ức.
Khi bệnh nặng và trở nên nguy hiểm, bạn sẽ thấy trẻ có màu tím tái quanh môi, đầu lưỡi hoặc toàn thân,…

Tìm hiểu về nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh:
Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn đường hô hấp là nguyên nhân chính gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Các loại vi khuẩn như: phế cầu, tụ cầu, liên cầu,… luôn hiện diện trong hốc mũi và họng. Khi trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu, các kháng thể từ sữa mẹ sẽ bảo vệ trẻ, ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây viêm phế quản nói trên. Tuy nhiên, khi sức đề kháng của trẻ bị suy yếu sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng.

Do ô nhiễm không khí: khi trẻ sống trong môi trường không khí ô nhiễm, thường xuyên phải hít thở khói bụi, khói thuốc lá, mùi hóa chất như sơn tường, sơn đồ đạc,… có thể ảnh hưởng đến phế quản của trẻ sơ sinh.

Do thay đổi thời tiết: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng còn non yếu nên khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, cơ thể bé không kịp thích ứng. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ.

Cách xử lý khi trẻ bị viêm phế quản
Các gia đình có trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần đặc biệt quan tâm đến quá trình chăm sóc trẻ. Nếu trẻ bị viêm phế quản cần chú ý những vấn đề sau:
Luôn giữ ấm cho trẻ và tăng cường cho trẻ bú mẹ và uống nước ấm để giữ ẩm đường thở, hạn chế cho trẻ nằm phòng điều hòa có nhiệt độ quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài.
Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý bằng cách dùng tăm bông thấm nước muối hoặc dùng nước muối sinh lý dạng nhỏ mũi.
Hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ hoặc chườm ấm toàn thân để hạ thân nhiệt cho trẻ.
Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt cần kết hợp dùng thuốc làm loãng đờm để đường thở của trẻ thông thoáng hơn.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bé, bệnh sẽ khó điều trị hơn và rất dễ tái phát. Vì vậy, cần đưa trẻ đi khám khi trẻ có các dấu hiệu như sốt cao, khó thở, thở nhanh và có dấu hiệu tím tái.

Có cách nào phòng ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh?
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt.

Giữ ấm cơ thể trẻ, hạn chế để trẻ nằm phòng điều hòa có nhiệt độ chênh lệch quá cao, chỉ để nhiệt độ điều hòa chênh lệch 2-3 độ so với nhiệt độ ngoài trời.

Vệ sinh tai, mũi, họng cho bé thường xuyên để tránh vi khuẩn tấn công bé.

Hạn chế cho bé tiếp xúc với phấn hoa, lông thú, khói bụi hay những nơi có mùi hóa chất, khói bụi, thuốc lá,…

dàng và tống đờm ra ngoài, giảm các triệu chứng khó chịu.

Nguồn: Tham khảo Internet

SEO2023

 

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0923283003 hoặc truy cập nhathuochapu để được hỗ trợ.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook