Điều gì sẽ xảy ra sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn

Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về Điều gì sẽ xảy ra sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn? Các lựa chọn và khuyến nghị điều trị phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm loại và giai đoạn ung thư, tác dụng phụ có thể xảy ra, mong muốn của người bệnh và sức khỏe tổng thể. Điều trị đầu tiên thường là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. Bài này xin cung cấp thông tin liên quan đến phẫu thuật ung thư tinh hoàn.

1. Thực trạng bệnh lý ung thư tinh hoàn như thế nào?

Tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn là 1/250 đàn ông. Độ tuổi mắc bệnh trung bình là 33 tuổi. Ung thư tinh hoàn rất hiếm khi mắc phải trước tuổi dậy thì. Bệnh thường được chẩn đoán ở nam giới trẻ tuổi và trung niên nhưng vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, với 6% trường hợp được chẩn đoán ở trẻ nam và thanh thiếu niên và 8% trường hợp được chẩn đoán ở nam giới 55 tuổi trở lên.

Tại nước ta mặc dù chưa có con số thống kê chính xác tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn hàng năm, chỉ biết đây không phải loại bệnh ung thư thường gặp ở nam giới. Chính vì vậy các triệu chứng, các dấu hiệu bệnh sớm cũng dễ bị bỏ qua.

Khi một người được chẩn đoán bị ung thư tinh hoàn, nhiều bác sĩ chuyên ngành khác nhau (được gọi là một nhóm đa ngành) thường cùng làm việc để đưa ra một lộ trình điều trị tổng thể cho bệnh nhân, kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Đối với ung thư tinh hoàn, nhóm này bao gồm bác sĩ tiết niệu và bác sĩ chuyên khoa ung thư.

Ung thư tinh hoàn

Các dấu hiệu bất thường thường bị bỏ qua dẫn đến nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn càng cao

2. Phẫu thuật cho bệnh ung thư tinh hoàn

Phẫu thuật ung thư liên quan đến việc loại bỏ khối u và đôi khi cả một số mô khỏe mạnh xung quanh. Cắt bỏ triệt để, còn được gọi là cắt bỏ tinh hoàn, thường là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh ung thư tinh hoàn.

Ngoài phẫu thuật cắt bỏ tận gốc triệt để, các loại phẫu thuật khác có thể được thực hiện đối với ung thư tinh hoàn vào các thời điểm khác nhau trong tiến trình điều trị. Trước khi phẫu thuật, hãy tư vấn với nhóm chăm sóc sức khỏe về các tác dụng phụ có thể xảy ra từ phẫu thuật.

3. Cắt bỏ tinh hoàn

Điều trị ung thư tinh hoàn thường bắt đầu bằng phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị ung thư. Thao tác này được thực hiện thông qua một vết rạch ở háng. Trong quá trình phẫu thuật, toàn bộ tinh hoàn và hầu hết các dây tinh trùng đều bị cắt bỏ. Dây tinh trùng chứa lượng máu cung cấp cho tinh hoàn và thông qua đó tinh trùng di chuyển từ tinh hoàn về phía dương vật.

Một người bệnh có thể phát triển ung thư ở cả hai tinh hoàn cùng một lúc hoặc tại các thời điểm khác nhau, tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ở khoảng 2% nam giới bị ung thư tinh hoàn. Lúc đó, cả hai tinh hoàn đều phải cắt bỏ.

Cắt bỏ tinh hoàn được sử dụng để điều trị cả giai đoạn đầu và giai đoạn sau cho ung thư tinh hoàn có thể giải phẫu bệnh là u tinh ( seminoma). Đối với ung thư giai đoạn sau, đôi khi cắt bỏ tinh hoàn có thể trì hoãn sau khi kết thúc hóa trị.

Nếu quyết định cắt bỏ tinh hoàn được thực hiện, máu sẽ được lấy trước khi phẫu thuật để kiểm tra mức độ các dấu hiệu khối u trong huyết thanh để lập kế hoạch điều trị và chăm sóc theo dõi.

Ví dụ, AFP tăng hoặc beta-hCG liên tục cao sau phẫu thuật là dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan rộng. Lúc này, bệnh nhân thường cần hóa trị liệu ngay cả khi di căn không thể nhìn thấy trên các xét nghiệm hình ảnh.

Cắt bỏ tinh hoàn

Điều trị ung thư tinh hoàn thường bắt đầu bằng phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị ung thư

4. Điều gì xảy ra sau khi làm phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn

Việc loại bỏ 1 tinh hoàn thường không ảnh hưởng đến mức độ tiết nội tiết tố nam (testosterone) của người bệnh nếu anh ta vẫn còn 1 bên với kích thước bình thường. Nếu mức testosterone của người bệnh giảm, các triệu chứng có thể bao gồm trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, không thể đạt được sự cương cứng bình thường, cũng như giảm khối cơ và xương.

Cắt bỏ tinh hoàn không làm mất đi khả năng làm cha của người bệnh vì tinh hoàn còn lại vẫn sản xuất tinh trùng. Tuy nhiên, khoảng 25% nam giới bị ung thư tinh hoàn vô sinh ngay cả trước khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Số lượng tinh trùng thường cải thiện sau khi tinh hoàn bị ung thư được loại bỏ.

Nếu việc loại bỏ cả hai tinh hoàn được thực hiện, người bệnh sẽ không còn sản xuất tinh trùng hoặc testosterone và không thể sinh con. Nếu bác sĩ khuyên nên cắt bỏ tinh hoàn ở một người bệnh có 1 tinh hoàn, tinh dịch thường được phân tích hai lần trước khi phẫu thuật để kiểm tra xem tinh trùng người bệnh có hoạt động tốt không. Nếu tinh trùng còn chức năng, thì việc gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng sẽ được khuyến khích, và người bệnh vẫn có thể có con sau này nếu muốn. Ngoài ra, đối với những người bệnh đã cắt bỏ cả hai tinh hoàn, sẽ cần đến dung liệu pháp thay thế testosterone.

Liệu pháp thay thế testosterone

Liệu pháp thay thế testosterone được áp dụng cho người đã cắt bỏ 2 tinh hoàn

5. Phẫu thuật tái tạo sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn

Nếu muốn, đàn ông có thể có một tinh hoàn giả được cấy vào bìu. Một tinh hoàn giả thường có trọng lượng và kết cấu hơi giống tinh hoàn bình thường nhưng không hoàn toàn giống nhau.

Một số đàn ông thấy rằng tinh hoàn giả không thoải mái, cũng như không thích chỉ có một tinh hoàn. Mỗi người bệnh được khuyến khích tư vấn với bác sĩ của mình về việc anh ta có muốn thực hiện việc đó hay không và thời điểm tốt nhất cho việc cấy ghép này nếu muốn. Một số đàn ông chờ cho đến khi thời gian điều trị tích cực kết thúc để đưa ra lựa chọn này.

6. Theo dõi sau khi làm phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ triệt để, đối với những người được chẩn đoán ở giai đoạn I (cho cả u có thể mô bệnh học là u tính hay u hỗn hợp, tức là seminoma và không seminoma) cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực nếu ung thư tái phát. Việc này bao gồm kiểm tra thể chất, xét nghiệm máu, chụp CT/scan và chụp X-quang ngực để bất kỳ sự tái phát nào có thể được phát hiện ở giai đoạn đầu, nhất là trong trường hợp mức AFP và beta-hCG đã bình thường hoặc trở lại bình thường sau khi tinh hoàn ung thư được cắt bỏ.

7. Tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn

Điều trị tâm lý sau phẫu thuật

Tỷ lệ sống 5 năm cho nam giới bị ung thư tinh hoàn là 95%. Điều này có nghĩa là 95 trong số 100 nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn sẽ sống ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán. Tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh.

Tỷ lệ sống sót cao hơn đối với nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn đầu và thấp hơn đối với nam giới mắc bệnh ung thư giai đoạn sau. Đối với những người bị ung thư nhưng chưa lan ra ngoài tinh hoàn (Giai đoạn 1), tỷ lệ sống sót là 99%. Khoảng 68% nam giới được chẩn đoán ở giai đoạn này.

Ung thư và phương pháp điều trị gây ra các triệu chứng thực thể và tác dụng phụ, cũng như ảnh hưởng về cảm xúc, xã hội và vấn đề kinh tế. Quản lý tất cả các vấn đề này được gọi là chăm sóc hỗ trợ giảm nhẹ. Đây là một phần quan trọng trong việc chăm sóc cùng với các phương pháp điều trị ung thư.

Đàn ông bị ung thư tinh hoàn thường lo lắng về việc điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục, khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống của họ như thế nào. Mỗi người bệnh nên thảo luận về các chủ đề này với bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị vì thường sẽ có nhiều hơn 1 lựa chọn điều trị.

Sự lựa chọn cuối cùng cho một kế hoạch điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Bệnh nhân nên tìm hiểu về tất cả các lựa chọn cho phương pháp điều trị và những điều chưa rõ.

Cần ngồi trao đổi, bàn bạc với bác sĩ để giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với mục tiêu, mong muốn của người bệnh.

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook