Các yếu tố nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay, nó được hình thành do nhiều yếu tố tác động lẫn nhau làm tăng nguy cơ ung thư. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh này?

1. Các yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày

Giống như tất cả các dạng của bệnh, ung thư dạ dày rất phức tạp. Nó có thể được hình thành do nhiều yếu tố tác động lẫn nhau làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Để tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố ấy, tham khảo bài viết dưới đây.

XEM THÊM: Các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày

2. Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày?

Có nhiều yếu tố nguy cơ được biết đến đối với ung thư dạ dày, nhưng thường thì không rõ chính xác những yếu tố này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách các tế bào trong dạ dày trở phát triển thành tế bào ung thư.

Những thay đổi tiền ung thư trong dạ dày

Một số thay đổi được cho là tiền ung thư có thể xảy ra ở lớp niêm mạc của dạ dày. Như bệnh viêm dạ dày teo là các tế bào tuyến bình thường của dạ dày hoặc ít hơn hoặc không có. Viêm dạ dày teo thường do nhiễm vi khuẩn H pylori. Nó cũng có thể được gây ra bởi một phản ứng tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của người tấn công các tế bào niêm mạc dạ dày. Với tình trạng này một số người tiếp tục phát triển thành bệnh thiếu máu nguy hiểm hoặc các vấn đề về dạ dày khác, bao gồm ung thư.

Một thay đổi tiền ung thư khác có thể xảy ra là chuyển sản ruột. Các tế bào bình thường của niêm dạ dày được thay thế bằng các tế bào trông giống như các tế bào bình thường của niêm mạc ruột. Những người mắc chứng này cũng thường bị viêm teo dạ dày mãn tính. Điều này cũng có thể liên quan đến nhiễm vi khuẩn H pylori .

Cả viêm teo dạ dày và chuyển sản ruột đều có thể dẫn đến có quá ít tế bào tuyến, vốn thường tiết ra các chất giúp bảo vệ các tế bào trong niêm mạc dạ dày. Tổn thương các ADN bên trong các tế bào này đôi khi có thể dẫn đến chứng loạn sản, trong tình trạng này các tế bào trở nên lớn hơn và trông rất bất thường (giống như tế bào ung thư). Trong một số trường hợp, loạn sản sau đó có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.

Biến đổi gen (ADN) trong tế bào ung thư dạ dày

Nghiên cứu gần đây đã cung cấp bằng chứng về cách một số loại ung thư dạ dày hoạt động. Ví dụ, vi khuẩn H pylori, đặc biệt là một số dưới típ, có thể chuyển hóa các chất trong một số loại thực phẩm thành các chất hóa học gây đột biến ADN của các tế bào trong niêm mạc dạ dày. Điều này có thể giúp giải thích tại sao một số loại thực phẩm như thịt bảo quản lại tăng nguy cơ ung thư dạ dày của một số người. Mặt khác, một số thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, chẳng hạn như trái cây và rau quả, có chứa chất chống oxy hóa (như vitamin A và C) có thể ngăn chặn các chất làm hỏng ADN của tế bào.

Ung thư dạ dày, giống như các bệnh ung thư khác, là do sự biến đổi của ADN bên trong tế bào. ADN là chất hóa học mang gen của chúng ta, chúng kiểm soát cách tế bào của chúng ta hoạt động. Chúng ta trông giống như cha mẹ của chúng ta bởi vì họ là nguồn DNA của chúng ta. Nhưng ADN ảnh hưởng nhiều hơn cách chúng ta nhìn.

Một số gen kiểm soát thời điểm tế bào phát triển, phân chia thành tế bào mới và chết đi: Các gen thường giúp tế bào phát triển, phân chia và tồn tại đôi khi có thể biến đổi trở thành ung thư. Các gen giúp duy trì sự phân chia tế bào trong tầm kiểm soát, sửa chữa các sai lầm trong AND hoặc làm cho tế bào chết đúng chương trình được gọi là gen ức chế khối u.

Ung thư có thể được gây ra bởi những thay đổi ADN khiến các tế bào sinh ung thư được bật lên và tắt gen ức chế khối u.

Đột biến gen di truyền và mắc phải

Đột biến di truyền ở một số gen có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày của một người. Nhưng những điều này được cho là chỉ gây ra tỷ lệ ung thư dạ dày rất nhỏ.

Hầu hết những thay đổi gen dẫn đến ung thư dạ dày đều xảy ra sau khi sinh. Một trong sô đó các đột biến mắc phải có thể do các yếu tố nguy cơ gây ra như nhiễm vi khuẩn H pylori hoặc sử dụng thuốc lá. Nhưng những thay đổi gen khác có thể chỉ là những thay đổi ngẫu nhiên mà đôi khi xảy ra bên trong tế bào, mà không phải nguyên nhân từ bên ngoài.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Biến đổi gen (ADN) trong tế bào ung thư dạ dày

3. Ung thư dạ dày có thể được ngăn ngừa?

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa ung thư dạ dày, nhưng có những điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ ung thư.

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng, trọng lượng cơ thể, hoạt động thể chất và sử dụng rượu

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư dạ dày, vì vậy nên giữ và duy trì cân nặng hợp lý có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Hoạt động thể chất thường xuyên

Tập thể dục ngoài các tác động có thể có đối với nguy cơ ung thư dạ dày, duy trì cân nặng hợp lý và hoạt động thể thao tích cực cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.

Một chế độ ăn uống bao gồm nhiều trái cây tươi và rau quả cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Trái cây họ cam quýt (chẳng hạn như cam, chanh và bưởi) có thể đặc biệt hữu ích, nhưng lưu ý rằng bưởi và nước ép bưởi có thể thay đổi nồng độ một số loại thuốc trong máu

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người nên tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, trong đó bao gồm nhiều loại trái cây đầy màu sắc, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt, tránh hoặc hạn chế các loại thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, đồ uống có đường, và thực phẩm chế biến.

Sử dụng rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, vì vậy hãy tránh hoặc hạn chế rượu có thể làm giảm nguy cơ của bạn.

Các nghiên cứu đã xem xét các yếu tố chế độ ăn uống khác, chẳng hạn như dùng thực phẩm chức năng hoặc uống trà (đặc biệt là trà xanh), không có kết luận chắc chắn làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết trong các lĩnh vực này.

Không hút thuốc

Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ ung thư vùng tâm vị dạ dày (phần gần nhất với thực quản). Sử dụng thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác. Nếu bạn không sử dụng thuốc lá, đừng bắt đầu. Nếu bạn đã và đang hút thuốc hãy dừng lại.

Điều trị nhiễm khuẩn H pylori

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng, thuốc kháng sinh cho những người bị nhiễm H pylori có thể làm giảm số lượng tổn thương tiền ung thư trong dạ dày và giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. Nhưng không phải tất cả các nghiên cứu đều có kết quả này.

Mặc dù vẫn chưa rõ liệu tất cả những người bị nhiễm H pylori có nên được điều trị hay không, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều trị nhiễm H pylori có thể hữu ích ở những người có yếu tố nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao vì các lý do khác, chẳng hạn như có người thân bị ung thư dạ dày. Cần nghiên cứu thêm để chắc chắn rằng việc điều trị các nhóm người khác bị nhiễm H pylori có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Nếu bác sĩ cho rằng bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn H pylori, có một số cách để kiểm tra điều này, bao gồm xét nghiệm qua hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và nội soi và sinh thiết

Sử dụng aspirin

Sử dụng aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen dường như làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Những loại thuốc này cũng có thể giảm nguy cơ phát triển polyp ở đại tràng và ung thư đại tràng. Nhưng chúng cũng có thể gây ra chảy máu trong nghiêm trọng (và thậm chí đe dọa tính mạng) và các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác ở một số người.

Hầu hết các bác sĩ coi bất kỳ yếu tố làm giảm nguy cơ ung thư là một lợi ích bổ sung cho những người dùng những loại thuốc này vì những lý do khác, chẳng hạn như để điều trị viêm khớp. Nhưng các bác sĩ không khuyên bạn nên dùng NSAID đặc biệt để ngăn ngừa ung thư dạ dày. Các nghiên cứu chưa được xác định được rằng lợi ích của những người sử dụng thuốc này là giảm nguy cơ ung thư hơn hay nguy cơ biến chứng chảy máu hơn.

Đối với những người có nguy cơ mắc ung thư cao

Ung thư dạ dày lan tỏa di truyền (Hereditary diffuse gastric cancer (HDGC)) là một bệnh di truyền hiếm gặp, trong đó những người này có nguy cơ ung thư dạ dày rất cao, thường phát triển ở tuổi khá trẻ. Hội chứng hiếm gặp này là do đột biến di truyền gen CDH1 gây ra.

Việc nhận ra những người và gia đình mắc hội chứng di truyền này là rất quan trọng, vì hầu hết những người mắc phải sẽ bị ung thư dạ dày. Gia đình có hội chứng này thường có hai hoặc nhiều người thân bị ung thư dạ dày (thường là loại lan tỏa) hoặc ít nhất một người được chẩn đoán ung thư dạ dày trước tuổi 50. Một số các thành viên trong gia đình cũng có thể mắc ung thư vú thể tiểu thùy xâm lấn.

Các bác sĩ thường giới thiệu những người có thể có hội chứng này đến một chuyên gia di truyền học để kiểm tra. Nếu xét nghiệm được thực hiện và cho thấy một người có một đột biến gen CDH1, các bác sĩ thường khuyên nên cân nhắc cắt bỏ dạ dày (thường ở độ tuổi từ 20 đến 30) trước khi ung thư phát triển. Tuy nhiên, phẫu thuật này có thể dẫn đến những thay đổi lâu dài trong việc ăn uống.

Vài người khác có các hội chứng Lynch, bệnh đa polyp tuyến gia đình, Hội chứng Li-Fraumeni và hội chứng Peutz-Jeghers cũng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên nguy cơ ung thư dạ dày với những hội chứng này gần như không cao như với HDGC, vì vậy việc cắt bỏ dạ dày không được khuyến khích cho những người mắc những hội chứng này. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên nên thường xuyên làm các xét nghiệm để để phát hiện sớm ung thư dạ dày trong những người này.

Ung thư dạ dày thường được điều trị bằng một hoặc nhiều phương pháp, dựa vào kết quả xét nghiệm và tình trạng sức khỏe toàn trạng của người bệnh. Tại Vinmec, sàng lọc ung thư dạ dày được thực hiện thông qua nội soi dạ dày với máy NBI (Narrow Banding Imaging – nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường.

Để biết thêm thông vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook