Bệnh Parkinson ở người già và những điều bạn cần biết để điều trị

Bệnh Parkinson được biết đến là một loại rối loạn thoái hóa có tốc độ tiến triển chậm. Dấu hiệu của bệnh rất đặc trưng như; tăng trương lực cơ, run tay chân, giảm vận động, vận động chậm, bất thường trong tư thế/dáng đi. Ở nước ta hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh Parkinson trong tổng số các ca mắc bệnh thần kinh khác rơi vào khoảng 1,6%. Vậy bệnh parkinson là gì? Bệnh parkinson nguyên nhân từ đâu? cũng bệnh parkinson có di truyền hay không?… sẽ được giả đắp cho các bạn ngay sau đây

Bệnh Parkinson là bệnh gì

Bệnh Parkinson thuộc nhóm bệnh về thần kinh, xảy ra khi các nhóm tế bào não bị thoái hóa và suy giảm chức năng dẫn đến việc không thể kiểm soát được vận động của cơ thể làm cho người bệnh đi lại khó khăn, cử động chân chạp, các chi bị run cứng. Nếu không được kiểm soát kịp thời bệnh có thể tiến triển nặng thêm và gây ảnh hưởng đến tế bào thần kinh, thiếu hụt dopamine.

Bệnh-Parkinson-là-gì
Bệnh-Parkinson-là-gì

Đặc điểm của bệnh Parkinson

Bệnh thường khởi phát ở những người có độ tuổi trung niên (trung bình khoảng 5-7 năm) và thường có tính tự phát. Cụ thể nghiên cứ cho thấy 0.4% người trên 40 tuổi chịu ảnh hưởng của bênh Parkinson trong khi con số này ở người trên 65 và 80 tuổi lần lượt là 1% và 10%

Tuy nhiên ở một số trường hợp hiểm gặp bệnh Parkinson ở người trẻ (khởi phát từ 21- 40 tuổi) hay ở trẻ em cũng có thể được bắt gặp. lý do gây bênh thường gặp ở người trẻ là do di truyền và các dạng này cũng có một vài điểm khác biệt với Parkinson khởi phát muộn hơn.

Phân loại Parkinson

Bệnh Parkinson được chia làm 2 loại là thứ phát và không điển hìn. Cụ thể

  • Bệnh parkinson thứ phát là do tắc nghẽn dopaminergic hạch nền gây rối loạn chức năng của não tương tự như Parkinson, nhưng xuất hiện do một nguyên nhân khác như dùng thuốc, bệnh mạch não, thay đổi sau khi mắc bệnh về não…
  • Bệnh parkinson không điển hình là một nhóm các bệnh lý xảy ra bởi sự thoái hóa thần kinh và có đặc điểm giống như bệnh Parkinson tuy nhiên một số đặc điểm lâm sàng có thể khác như tiên lượng xấu hơn, đáp ứng kém/ không đáp ứng với levodopa …

Triệu chứng của người mắc Parkinson

Triệu chứng của bệnh Parkinson ở giai đoạn còn sớm điển hình có thể kể đến là là:

  • Khó khăn trong viêc thực hiện các động tác đơn giản như đi giầy, tra chìa khóa…,
  • Rối loạn chữ viết 
  • mệt mỏi, đau cơ
  • táo bón, trầm cảm, 
  • kéo lê một chân/giảm mức độ  hoạt động một tay
  • bong vảy, da ở các vùng da mặt, gối. 
  • Có thể xuất hiện triệu chứng run khi nghỉ nhưng không liên tục và khó nhận ra.

Khi bệnh Parkinson được biểu hiện rõ ràng hơn, các triệu chứng điển hình của bệnh có thể kể đến như là:

  • Run thấy rõ ở các vị trí như ngọn chi, môi,… cơn run có đặc điểm thường khu trú tại một bên cơ thể trong nhiều năm đầu và có tạm mất khi vận động tạm thời, nhưng lạ tái diễn sau đó. Ngoài ra còn có trường hợp bệnh nhân hoàn toàn không run.
  • một trong những triệu chứng quan trọng và đặc hiệu nhất là cứng đờ chân tay tại tất cả nhóm cơ khiến cho việc đi lại khó khăn và làm co cứng cơ
  • các động tác tự nhiên của cơ thể như nét mặt, chân tay, đặc biệt là khi cử động trử nên mất tự nhên cứng đờ. 
  • ngoài ra một số triệu chứng khác bệnh nhân có thể gặp như: rối loạn cảm giác đau, nóng bức, phù, tím tái ngọn chi, đứng ngồi không yên, hạ huyết áp do tư thế, trầm cảm lo âu, hay một số tình trạng hiếm gặp hơn như ảo thị giác, hoang tưởng, sa sút trí tuệ khi bệnh đã trở nặng…
triệu-chứng-không-thuốc-hệ-vận-động
triệu-chứng-không-thuốc-hệ-vận-động
Triệu-chứng-của-bệnh-Parkinson
Triệu-chứng-của-bệnh-Parkinson

Bệnh Parkinson nguyên nhân do đâu 

Đã có nhiều nghiên cứu được diễn ra nhưng nguyên nhân gây Parkinson vẫn đang là một câu hỏi hóc bá với các nhà khoa học tuy nhiên có thể thấy trong thực tế một số yếu tố làm tăng ty lệ mắc bệnh như: độ tuổi (yếu tó chính với đọ tủi khởi phát bệnh trung bình là 50-60 tuỏi) hay di truyền,  yếu tố môi trường,…

Nguyên-nhân-gây-ra-bệnh-Parkinson
Nguyên-nhân-gây-ra-bệnh-Parkinson

Cách để thăm khám và phát hiện bệnh Parkinson 

Hiện nay chưa có xét nghiệm nào được xem là đặc hiệu cho bệnh Parkinson do vậy việc chẩn đoán bệnh chủ yếu phụ thuốc vào thăm khắm trực tiếp để các bác sĩ có thể đánh giá thực tế trên lâm sàng, dựa trên các triệu chứng của bệnh. Cụ thể;

  • Nghi ngờ Parkinson ở nếu người bệnh run cơ một bên khi nghỉ, tăng trương lực cơ hay giảm vận động . các triệu chứng trên sẽ biến mất/ giảm bớt tại vị trí đang được thăm khám.
  • Người bệnh không thể thực hiện các chuỗi động tác luân phiên/kế tiếp  nhanh mọt cách bình thường hoặc bệnh nhân gặp khó khăn trong các động tác bình thường do run/tăng trương lực cơ.
  • Lưu ý phân biệt triệu chứng chậm và giảm vận động của Parkinson phải với tình trạng nay do nguyên nhân co cứng do tổn thương dải vỏ tủy. Không như Parkinson, tổn thương dải vỏ tủy gây ra
  • Ngoài ra một số triệu chứng khác như; ít nháy mắt, biểu cảm khuôn mặt kém, giảm phản xạ tư thế hay dáng đi bất thường có thể giúp chẩn đoán bệnh chắc chắn hơn.
  • Ở bệnh nhân cao tuổi nên để ý những nguyên nhân khác có thể khác khiến xuất hiện các triệu chứng giảm chuyển động hay dáng đi ngắn, như trầm cảm nặng, dùng thuốc an thần/chống nôn vì có thể gây nhầm lẫn.
  • Nếu bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng không điển hình như: ngã sớm, giảm nhận thức, tăng phản xạ thì các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh thần kinh có thể được chỉ định để chắc chắn

Bệnh Parkinson mấy giai đoạn

Có thể chia Parkinson thành 5 giai đoạn phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh:

  • Giai đoạn 1: bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ở 1 bên cơ thể tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể tự chủ trong sinh hoạt.
  • Giai đoạn 2: các dấu hiệu bắt đầu xuất hiện ở cả hai bên nhưng chưa bị mất thăng bằng.
  • Giai đoạn 3: có triệu chứng như giai đoạn 2 nhưng người bệnh bị mất thăng bằng tuy nhiên vẫn tự chủ được các hoạt động một cách hạn chế.
  • Giai đoạn 4: các chức năng vận động bị suy giảm nặng nhưng vẫn có thể đi lại được nếu có hỗ trợ.
  • Giai đoạn 5 hay còn gọi là bệnh Parkinson giai đoạn cuối: người bệnh phải không còn tự chủ được, phải ngồi xe lăn hoặc nằm giường.
Các-giai-đoạn-của-bệnh-Parkinson
Các-giai-đoạn-của-bệnh-Parkinson

Các cách điều trị bệnh parkinson hiệu quả

Nhưng thông tin sau đây có thể giúp bạn trả lời một số câu hỏi như bệnh parkinson có chữa được không, người bị bệnh parkinson sống được bao lâu,..

Điều trị parkinson bằng thuốc

ngày nay, vẫn chưa có một phương pháp để điều trị triệt để bệnh Parkinson mà thông thường chỉ có những biện pháp để giúp người bênh cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như kiểm soát, trì hoãn sự tiến triển của bệnh. Cụ thể phương pháp thông dụng nhất là sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng kết hợp với luyện tập, vật lý trị liệu. vậy bệnh parkinson uống thuốc gì:

  • Levodopa; các thuốc điển hình và thông dụng nhất hiện nay như thuốc Madopar (gồm hoạt chất levodopa và benserazide), Sinemet (chưa levodopa và carbidopa)
  • Các thuốc đồng vận dopamine như pramipexol, ropinirol…
  • Nhóm thuốc kháng cholinergic  (trihexyphenydil)
  • Amantadine,…

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn như táo bón nên bệnh nhân nên có một chế độ ăn giàu chất xơ, tập luyện khi có thể, và uống đủ nước. ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số thực phẩm bổ sung như psyllium hay một số chất nhuận tràng kích thích.

Các-thuốc-điều-trị-bệnh-Parkinson
Các-thuốc-điều-trị-bệnh-Parkinson

Phẫu thuật cho người mắc Pakinson 

Nếu việc sử dụng thuốc không đêm lại hiệu quả hây có các phản ứng phụ quá nặng nề, thì việc kích thích não sâu và phẫu thuật vùng bị tổn thương nên được xem xét. Trong đó kích thích não sâu của nhân dưới đồi hay nhân cầu nhạt được khuyến cáo cho  người có rối loạn vận động bởi levodopa gây ra để điều chỉnh, kiểm soát hoạt động quá mức của hạch nền qua đó làm giảm triệu chứng của bệnh parkinson. Còn  đối với người bệnh chỉ có triệu chứng run thì có thể nên tiến hành kích thích nhân bụng trung gian của đồi thị

Phẫu thuật cắt tổn thương diễn ra nhằm ngăn chặn việc hoạt động quá mức của đường dẫn truyền từ nhân cầu nhạt trong hay để kiểm soát những triwwuj chứng run của bệnh nhân bị Pakinson run ưu thế đã có kế hoạch cắt bỏ đồi thị. Tuy nhiên, phẫu thuật đi kèm theo với những tổn thương không thể đảo ngược được và không thể điều chỉnh thay đổi qua thời gian. 

Các biện pháp vật lý trị liệu cho người bệnh

Mục tiêu của vật lý trị liệu là tối đa hoá hoạt động của người bệnh. Bệnh nhân nên cố gắng hoạt động mức độ tối đa có thể hàng ngày. Ngoài ra việc luyện tập còn giúp tăng cường thể lực của bệnh nhân. Bạn sẽ được các bác sĩ có chuyên mon hướng dẫn cụ thể nếu dùng phương pháp này

Các phương pháp điều trị bệnh Parkinson khác chỉ sử dụng khi việc điều trị nội khoa không đủ để kiểm soát bệnh. Điển hình như phương pháp: Phẫu thuật, xạ phẫu, phục hồi chức năng hay sử dụng  y học cổ truyền tuy nhiên tác dụng của phuwng pháp này còn hạn chế.

Phòng tránh bệnh parkinson 

Phòng bênh hơn chữa bệnh, để có thể có một sức khỏe tốt bạn nên có những biện phát nâng cao sức khỏe và phòng tránh các yếu tố gây bệnh parkinson. Sau đây là một số lời khuyên để bạn có thể làm theo

  • Thường xuyên tắm nắng , cung như có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
  • Uống trà xanh hàng ngày đã được chứng minh có tác dụng ngăn chặn không cho độc tố giếtchết tế bào thần kinh khi thâm nhập vào não.
  • Có cách phòng tránh, bảo vệ khi phải tiếp xúc với môi trường độc hại
  • Có chế độ luyện tập thể dục thể thao một cách khoa học.

Chế độ Dinh dưỡng cho bệnh nhân bị bệnh Parkinson?

Một chế độ ăn khoa học cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất là một điều cần thiết đối với tất cả mọi người đặc biệt là những người đang mắc những bênh lý để có thể tăng cường sức khỏe. 

Người mắc bệnh Parkinson nên ăn gì

Chế độ ăn của người bệnh cần cân bằng giữ nhiều loại thực phẩm như trái cây, rau xanh, đậu, cá, gia cầm hay thịt nạc và ưu tiên những thực phẩm ít mỡ.

Theo nghiên cứu, chất đạm có trong đồ ăn có thể làm giảm sự hấp thu levodopa – thuốc điều trị chủ yếu cho bệnh nhân Parkinson làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. vì vậy bạn nên có một chế độ sử dụng hợp lý như chia nhỏ bữa ăn,..

Nên uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giầu chất xơ như rau, củ, quả… do thuốc điều trị có thể dẫn đến nguy cơ táo bón

 cafe và coca đã được chứng minh có thể làm tình trạng run nặng thêm, nên hạn chế sử dụng

Chế độ luyện tập hợp lý dành cho bệnh nhân Parkinson?

Ngoài dinh dưỡng, thì luyện tập, vận động là một trong số những cách rất hiệu quả để cải thiện tình trạnh bệnh cho người bị bệnh Parkinson. Bạn nên có một chế độ luyện tập vừa sức, hợp lý và thực hiện thường xuyên. Một số các hoạt động bạn có thể tham khảo như đi bộ, đạp xe, khiêu vũ… 

Trong đó đi bộ là một phương pháp vừa đơn giản vừa hiệu quả cho bệnh nhân Parkinson. Lưu ý, trong quá trình luyện tập bạn nên giữ tư thế thẳng, chân bước dài, cánh tay thoải mái. Nếu là người mới bất đầu, bạn nên tập những bài tập nhẹ với thời lượng khoảng 5-10 phút, rồi sau đó tăng dần lên cho phù hợp. 

Mua thuốc trực tuyến đang trở thành xu thế do các lợi ích mà nó mang lại nhất là phù hợp với tình hình phức tạp như hiện nay vì thế hệ thống nhà thuốc HAPU chúng thôi đã xây dựng hệ thống dịch phụ để có thể hỗ trợ khách hàng mua thuốc online một cách nhân gọn, tiện lợi

Khi mua hàng tại hệ thống nhà thuốc HAPU khách hàng sẽ được:

-Khách hàng được dược sĩ đại học tư vấn tận tình mọi lúc mọi nơi trên toàn quốc

-Đặt hàng trực tuyến không cần phải đến tận cửa hàng

-Luôn có các chương trình hỗ trợ bệnh nhân mùa dịch covid

-Khách hàng được kiểm tra thông tin nguồn gốc thuốc trước khi thanh toán

các bạn liên hệ Nhà thuốc hapu để được hỗ trợ tìm kiếm thuốc cần mua băng cách liện hệ vớ chúng tôi qua:

Hotline/Zalo/Whatapps/Viber: 0923.283.003.

Facebook: https://www.facebook.com/nhathuochapu

Website: https://nhathuochapu.vn/

Bài viết tham khảo thêm tại: Bệnh học

Tác giả: Đại An

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook