Táo bón là khi bạn đi đại tiện không thường xuyên, phân có thể cứng, khô và khó đi ngoài. Bạn cũng có thể có triệu chứng đau co thắt dạ dày, chướng bụng và buồn nôn khi bị táo bón.
Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị có thể gây táo bón. Một số loại thuốc (chẳng hạn như thuốc giảm đau), thay đổi chế độ ăn uống, không uống đủ chất lỏng và ít vận động cũng có thể gây táo bón. Táo bón gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, trường hợp nặng có thể dẫn đến tắc ruột phải can thiệp bằng phẫu thuật. Dự phòng táo bón sẽ dễ dàng và có lợi hơn là điều trị các biến chứng của nó.
Táo bón ở bệnh nhân ung thư
Thực hiện các bước sau để ngăn ngừa hoặc điều trị táo bón
Ăn thực phẩm giàu chất xơ. Thêm cám vào thực phẩm như ngũ cốc hoặc sinh tố là một cách dễ dàng để có thêm chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn. Tư vấn bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn của bạn cần bao nhiêu gram chất xơ mỗi ngày. Nếu bạn đã từng bị tắc ruột hoặc phẫu thuật đường ruột, bạn không nên ăn chế độ ăn nhiều chất xơ.Uống nhiều chất lỏng. Nên uống ít nhất 2 lít chất lỏng mỗi ngày. Bạn có thể cần uống nhiều hơn tùy theo phương pháp điều trị, loại thuốc bạn đang dùng hoặc các yếu tố khác. Uống nước ấm hoặc nóng, nước trái cây cũng có thể hữu ích.
Tăng cường vận động hàng ngày làm tăng nhu động ruột. Thảo luận với bác sĩ của bạn về các bài tập mà bạn có thể thực hiện. Hầu hết mọi người có thể tập thể dục nhẹ nhàng, ngay cả trên giường hoặc ghế. Ngoài ra bạn có thể chọn đi bộ hoặc đạp xe tập thể dục từ 15 đến 30 phút mỗi ngày.Tìm hiểu các thuốc bạn đang sử dụng. Chỉ sử dụng các loại thuốc và phương pháp điều trị táo bón do bác sĩ kê đơn vì một số loại có thể dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng hoặc các tác dụng phụ nguy hiểm khác ở những người đang điều trị ung thư. Ghi lại số lần đại tiện, tính chất phân hàng ngày để chia sẻ với bác sĩ hoặc y tá của bạn.
Để biết thêm thông vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7