Các giai đoạn và tiên lượng của bệnh ung thư vòm hầu

Bài viết này chúng ta bàn về các giai đoạn và tiên lượng của bệnh ung thư vòm hầu. Sau khi được chẩn đoán mắc ung thư vòm hầu (NPC), các bác sĩ sẽ cố gắng xác định nó có lan rộng hay không và nếu có thì bao xa. Đây được gọi là phân giai đoạn để mô tả ung thư nghiêm trọng như thế nào và lựa chọn cách điều trị tốt nhất. Các bác sĩ cũng sử dụng giai đoạn ung thư khi nói về thống kê tỷ lệ sống.

Giai đoạn sớm nhất của ung thư vòm hầu (NPC) là giai đoạn 0, còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ (carcinoma in situ-CIS). Các giai đoạn khác từ I đến IV, ví dụ như ung thư vòm hầu giai đoạn 3 hoặc ung thư vòm hầu giai đoạn 4.

Một số giai đoạn được phân chia nhóm nhỏ hơn nữa, sử dụng chữ in hoa (A, B, v.v.). Theo quy định, số càng thấp, ung thư càng ít lan rộng. Số cao hơn, như giai đoạn IV, có nghĩa là ung thư đã lan rộng hơn. Và trong một giai đoạn, chữ cái đứng trước có nghĩa là giai đoạn thấp hơn. Mặc dù mỗi người bệnh có tính chất cá thể hóa, nhưng ung thư có cùng giai đoạn thường có tiên lượng tương tự và cũng thường được điều trị theo cách tương tự.

1. Phân giai đoạn bệnh ung thư vòm hầu

Hệ thống phân giai đoạn được sử dụng cho ung thư vòm hầu là hệ thống TNM của Ủy ban Ung thư Hoa Kỳ (AJCC), dựa trên 3 thông tin chính:

Sự lan rộng của khối u chính (T-tumor): Khối u đã phát triển đến các cấu trúc lân cận bao xa?Sự lan rộng đến các hạch bạch huyết lân cận (N-lymph node): Ung thư có lan đến các hạch bạch huyết lân cận ở cổ không? Nếu có, chúng lớn bao nhiêu?Sự lan rộng (di căn) đến các vị trí xa (M-metastasis): Ung thư có di căn đến các bộ phận xa của cơ thể không? (thường gặp nhất là phổi, gan, xương hoặc các hạch bạch huyết ở các bộ phận xa của cơ thể.)

Cách phân loại này chủ yếu dựa trên kết quả của sinh thiết và xét nghiệm hình ảnh. Các số hoặc chữ cái sau T, N và M cung cấp thêm chi tiết về từng yếu tố này.

Khi các thông tin về T, N và M của ung thư được xác định, thông tin này được kết hợp lại gọi là nhóm giai đoạn để chỉ định một giai đoạn tổng quát. Hệ thống được mô tả dưới đây là hệ thống AJCC gần đây nhất áp dụng cho ung thư vòm hầu, từ tháng 1 năm 2018.

Giai đoạn ung thư vòm hầu có thể phức tạp. Nếu bạn có thắc mắc về giai đoạn ung thư và ý nghĩa của nó, hãy yêu cầu bác sĩ giải thích cho bạn theo cách dễ hiểu.

Hình ảnh ung thư vòm họng qua các giai đoạn

Phân giai đoạn ung thư vòm hầu

Ung thư vòm hầu cần được phân chia làm các giai đoạn khác nhau

2. Các giai đoạn bệnh ung thư vòm hầu theo AJCC

Nhiều người thường thắc mắc không biết ung thư vòm hầu sống được bao lâu? Để biết được tiên lượng của bệnh, bác sĩ cần phân loại các giai đoạn của ung thư vòm hầu. Sau đâu là thông tin về các giai đoạn của ung thư vòm hầu theo AJCC:

2.1. Giai đoạn 0 (ung thư tại chỗ)

Tis N0 M0

Khối u chỉ ở lớp trên cùng của các tế bào lót bên trong vòm hầu và không phát triển sâu hơn (Tis).Không lan đến các hạch bạch huyết gần đó (N0)Không lan đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).

2.2. Giai đoạn I

T1 N0 M0

Khối u nằm trong vòm hầu, cũng có thể đã phát triển đến hầu họng (phần họng ở phía sau miệng) và / hoặc khoang mũi nhưng không xa hơn (T1).Không lan đến các hạch bạch huyết gần đó (N0)Không lan đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).

2.3. Giai đoạn II

T1/T0 N1 M0

Khối u nằm trong vòm hầu, cũng có thể phát triển đến hầu họng (phần họng phía sau miệng) và / hoặc khoang mũi nhưng không xa hơn (T1). HOẶC không thấy khối u trong vòm hầu, nhưng ung thư được tìm thấy ở các hạch bạch huyết ở cổ và virus Epstein-Barr (EBV) dương tính, khiến nó rất có khả năng là NPC (T0).Ung thư đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở một bên cổ, hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết phía sau họng. Trong cả hai trường hợp, không có hạch bạch huyết nào lớn hơn 6 cm (N1).Ung thư chưa lan đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).

HOẶC LÀ

T2 N0/N1 M0

Khối u đã phát triển đến các mô ở bên trái hoặc bên phải của phần trên của họng, nhưng không đến xương (T2).Chưa lan đến các hạch bạch huyết gần đó (N0). HOẶC, đã lan đến 1 hoặc nhiều hạch bạch huyết ở một bên cổ, hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết phía sau họng. Trong cả hai trường hợp, không có hạch bạch huyết nào lớn hơn 6 cm (N1).Chưa lan đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).

2.4. Giai đoạn III

T1/T0 N2 M0

Khối u nằm trong vòm hầu, cũng có thể đã phát triển đến hầu họng (phần họng phía sau miệng) và / hoặc khoang mũi nhưng không xa hơn (T1). HOẶC không thấy khối u trong vòm hầu, nhưng ung thư được tìm thấy trong các hạch bạch huyết ở cổ và virus Epstein-Barr (EBV) dương tính, khiến nó rất có khả năng là NPC (T0).Đã lan đến các hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ, không có hạch nào lớn hơn 6 cm (N2).Chưa lan đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).

HOẶC LÀ

T2 N2 M0

Khối u đã phát triển đến các mô ở bên trái hoặc bên phải của phần trên của họng, nhưng không đến xương (T2).Đã lan đến các hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ, không có hạch nào lớn hơn 6 cm (N2).Chưa lan đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).

Các giai đoạn ung thư vòm hầu

Các giai đoạn ung thư vòm hầu

HOẶC LÀ

T3 N0 đến N2 M0

Khối u đã phát triển đến xoang và / hoặc xương gần đó (T3).Có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết gần đó ở cổ hoặc sau họng, nhưng không có hạch nào lớn hơn 6 cm (N0 đến N2).Chưa lan đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).

2.5. Giai đoạn IV

IVA

T4 N0 đến N2 M0

Khối u đã phát triển đến hộp sọ và / hoặc dây thần kinh sọ, vùng hạ họng (phần dưới của họng), tuyến nước bọt chính hoặc mắt hoặc các mô lân cận (T4).Có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết gần đó ở cổ hoặc sau họng, nhưng không có hạch nào lớn hơn 6 cm (N0 đến N2).Chưa lan đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).

HOẶC LÀ

T bất kỳ N3 M0

Khối u có thể hoặc chưa phát triển đến các cấu trúc bên ngoài vòm hầu (T bất kỳ).Đã lan đến các hạch bạch huyết lớn hơn 6 cm hoặc hạch nằm ở vùng vai ngay phía trên xương đòn (N3).Chưa lan đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).IVB

T bất kỳ N bất kỳ M1

Khối u có thể hoặc chưa phát triển đến các cấu trúc bên ngoài vòm hầu (T bất kỳ).Có thể hoặc không lan sang các hạch bạch huyết gần đó (N bất kỳ).Đã lan đến các bộ phận xa của cơ thể (M1).

Các loại bổ sung sau không được liệt kê:

TX: Khối u không thể được đánh giá do thiếu thông tin.NX: Các hạch bạch huyết gần đó không thể được đánh giá do thiếu thông tin.

3. Tỉ lệ sống của ung thư vòm hầu

Tỷ lệ sống còn có thể cho bạn biết bao nhiêu phần trăm những người mắc cùng loại và giai đoạn ung thư vẫn còn sống trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 5 năm) sau khi họ được chẩn đoán.Cần hiểu rằng tỷ lệ sống còn là ước tính và thường dựa trên kết quả nghiên cứu trước đó của một số lượng lớn người mắc một ung thư cụ thể, nhưng không thể dự đoán những gì sẽ xảy ra trong bất kỳ trường hợp bệnh cụ thể nào. Những thống kê này có thể gây nhầm lẫn và có thể khiến bạn có nhiều thắc mắc, hãy trao đổi với bác sĩ về những con số này trong trường hợp của bạn.

3.1. Tỷ lệ sống tương đối 5 năm là gì?

Tỷ lệ sống tương đối so sánh những người có cùng loại và giai đoạn ung thư với những người trong dân số nói chung. Ví dụ, nếu tỷ lệ sống tương đối 5 năm đối với một giai đoạn cụ thể của ung thư vòm hầu là 80%, điều đó có nghĩa là trung bình khoảng 80% những người mắc ung thư giai đoạn đó sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán.

ung thư vòm hầu sống được bao lâu

Ung thư vòm hầu sống được bao lâu tùy thuộc vào mức độ ưng thư và cơ địa của người bệnh

3.2. Những con số này đến từ đâu?

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ dựa vào thông tin từ cơ sở dữ liệu SEER (Surveillance -Giám sát, Epidemiology – Dịch tễ học và End Results – Kết quả cuối cùng), do Viện Ung thư Quốc gia cung cấp số liệu thống kê sống còn cho các loại ung thư khác nhau.

Cơ sở dữ liệu SEER theo dõi tỷ lệ sống còn tương đối 5 năm đối với ung thư vòm hầu ở Hoa Kỳ, dựa trên mức độ lan rộng của ung thư. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu SEER không nhóm ung thư theo các giai đoạn TNM của AJCC (giai đoạn 1, 2, 3, v.v.) mà nhóm ung thư thành các giai đoạn khu trú, vùng và xa:

Khu trú: Không có dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan ra ngoài vòm hầu. Vùng: Ung thư đã lan ra ngoài vòm hầu đến các cấu trúc hoặc hạch bạch huyết gần đó. Xa: Ung thư đã lan đến các bộ phận xa của cơ thể, như phổi hoặc gan.

3.3. Tỷ lệ sống tương đối 5 năm của ung thư vòm hầu

Những con số này dựa trên những người được chẩn đoán mắc ung thư vòm hầu từ năm 2009 đến 2016.

Giai đoạn SEER

Tỉ lệ sống tương đối 5 năm

Khu trú

82%

Vùng

73%

Xa

48%

Kết hợp các giai đoạn

61%

3.4. Cách hiểu các con số

Những con số này chỉ áp dụng cho giai đoạn ung thư khi được chẩn đoán lần đầu tiên, không áp dụng sau khi ung thư phát triển, lan rộng hoặc tái phát sau khi điều trị.

Những con số này không thể nói lên tất cả. Tỷ lệ này được phân nhóm dựa trên mức độ lan rộng của ung thư, nhưng các yếu tố khác, như tuổi và sức khỏe tổng thể và ung thư đáp ứng với điều trị tốt như thế nào, cũng có thể ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh.

Những người hiện đang được chẩn đoán mắc ung thư vòm hầu có thể có tiên lượng tốt hơn những con số này. Phương pháp điều trị cải thiện theo thời gian và những con số này dựa trên những người được chẩn đoán và điều trị ít nhất năm năm trước đó.

Ung thư vòm hầu là bệnh lý nguy hiểm và cần được phát hiện sớm. Khi bệnh nhân được phát hiện bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn điều trị. Trong khi ung thư vòm hầu giai đoạn 3 hoặc ung thư vòm hầu giai đoạn 4 thường có tiên lượng kém. Do đó, bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe thường xuyên và thực hiện tầm soát ung thư khi gia đình có tiền sử người mắc bệnh.

Hiện nay các bệnh ung thư, ung thư vòm mũi họng, ung thư vòm họng giai đoạn cuối đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Do đó, việc chủ động thực hiện tầm soát ung thư vòm họng cũng như khám sức khỏe định kỳ vốn là điều hết sức quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí điều trị cho chính bệnh nhân.

Để biết thêm thông vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7

Phát hiện sớm và chẩn đoán bệnh ung thư vòm hầu

Chế độ ăn uống là một trong các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm hầu

Các loại virut gây bệnh ung thư, hãy cùng tìm hiểu

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook