Dinh dưỡng và tâm lý cho bệnh nhân ung thư phổi

Bài viết dưới đây chúng ta cùng nói về vấn đề Dinh dưỡng và tâm lý cho bệnh nhân ung thư phổi .Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến trên toàn thế giới và gây ra nhiều ca tử vong hơn bất kỳ loại ung thư nào khác, không phân biệt giới tính. Phổi của chúng ta có thể phát sinh ung thư vì chúng tiếp xúc với tất cả các loại chất ô nhiễm và chất độc hại trong không khí chúng ta hít thở mỗi ngày. 

1. Ung thư phổi và những điều cần biết

Khi bị ung thư, ngoài việc chú trọng đến việc điều trị, các vấn đề về tâm lý cũng cần được quan tâm.

Việc đầu tiên có thể giúp người bệnh là sự rõ ràng về thông tin. Bệnh nhân hay người thân cần trao đổi với bác sĩ để nắm rõ những vấn đề chính như: ung thư phổi thuộc loại nào, mức độ nặng ra sao, và khả năng chữa trị. Có rất nhiều thông tin trên mạng hoặc từ bạn bè, người thân không phù hợp với loại bệnh hay mức độ nặng thực sự của người bệnh dẫn đến sự rối bời và lo sợ không đáng về những thông tin dư thừa này. Do vậy, cần lựa chọn một nơi tin cậy để có được những thông tin cần thiết nêu trên, trước khi quyết định sẽ làm gì tiếp theo.

Thứ hai, bệnh nhân có thể chia sẻ bệnh tình với những người mình tin tưởng hoặc yêu thương. Người thân cũng cần dành nhiều thời gian bên cạnh người bệnh trong giai đoạn đầu mới biết ung thư. Thường xuyên có thân người ở bên để lắng nghe, trao đổi sẽ giúp giải tỏa và nói ra được các nỗi lo, sợ hoặc buồn khổ. Có người bệnh cần một vài tuần, đôi khi cả tháng để có thể chấp nhận thực tế, nhưng đa số đều có thể sớm vượt qua để đạt đến giai đoạn bình ổn về tâm lý với sự đồng hành và hỗ trợ của gia đình, nhân viên y tế.

Thứ ba, duy trì lối sống lành mạnh, kiên trì tập thể dục thể thao. Không tìm đến các chất kích thích như bia, rượu, chất gây nghiện… vì chúng làm cho cảm xúc và tinh thần rối loạn nhiều hơn. Thay vì vậy, tham gia các hoạt động nhỏ hay thiện nguyện ở cộng đồng, hay luyện tập nhẹ đều đặn sẽ giúp tạo ra những cảm xúc tích cực và duy trì tinh thần lạc quan.

Bên cạnh duy trì sức khỏe tinh thần thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân ung thư phổi cũng vô cùng quan trọng để giúp cơ thể không kiệt quệ, đồng thời giúp có đủ sức khỏe để phục hồi sau một số phản ứng phụ xảy ra trong quá trình điều trị.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giúp tình trạng sức khỏe được cải thiện

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giúp tình trạng sức khỏe được cải thiện

2. Những thực phẩm bệnh nhân ung thư phổi nên bổ sung trong chế độ ăn

2.1 Trái cây và rau xanh

Đây là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp giảm các triệu chứng bệnh và cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết cho bệnh nhân ung thư phổi. Ngoài ra, trái cây và rau xanh chứa nhiều Carbohydrates tốt giúp sản sinh năng lượng chính cho cơ thể.

2.2. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc đã được tinh chế. Hơn nữa, các loại vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất chống oxy hóa trong ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác, điển hình là bệnh tim mạch và cả ung thư.

Ngoài ra, các loại ngũ cốc như: lúa, gạo, mạch, kê, ngô, yến mạch… cung cấp vitamin B và Carbohydrate để kích thích bộ não sản sinh Serotonin – hoóc môn giúp cơ thể giảm cảm giác chán ăn, lo âu, buồn bực.

2.3 Các sản phẩm từ sữa và thực phẩm giàu chất đạm

Các chế phẩm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua cung cấp một lượng canxi và protein phong phú cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bệnh nhân ung thư phổi thường mệt mỏi, chán ăn do đó người bệnh thường được khuyến khích sử dụng sữa trong các bữa ăn phụ để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

2.4 Chất béo thực vật

Đây là nguồn chất béo có lợi cho cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất, ngăn ngừa hiện tượng giảm cân bất thường ở bệnh nhân ung thư phổi. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thêm các loại hạt ngũ cốc, bơ đậu phộng, trộn chung với các món salad, làm ngũ cốc, sữa chua. Một số nguồn chất béo thực vật rất dồi dào, có thể kể đến như: dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu mè, bơ,…

2.5 Uống nước trà xanh mỗi ngày

2 tách trà xanh mỗi ngày có thể giúp cơ thể hấp thụ được hợp chất polyphenols trong trà xanh từ đó phát huy công dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Tuy nhiên, người bệnh ung thư cũng nên tránh các thứ như sau:

Bỏ hút thuốc lá, đây là “thủ phạm chính” gây ra bệnh ung thư phổi. Hạn chế ăn hải sản như tôm, cua, do hải sản có thể tăng dị ứng hoặc ho. Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm tăng cảm giác đầy bụng, khó tiêu, chán ăn. Đồ nướng, đồ hun khói.

Trên thực tế, những thực phẩm tốt dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi có thể khác nhau tùy theo từng giai đoạn bệnh. Do đó, người thân nên căn cứ vào tình hình bệnh nhân để có những bổ sung cần thiết, chính xác và kịp thời.

Rất khó để ngăn ngừa ung thư di căn đến phổi. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu các phương pháp điều trị phòng ngừa, tuy nhiên vẫn chưa có phương pháp nào là phổ biến. Vì thế, việc tầm soát ung thư là việc làm cần thiết, nhất là với các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Để biết thêm thông vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7

 

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook