Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày và ý nghĩa

Bài viết dưới đây chúng ta nói về việc xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày và ý nghĩa .Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để sàng lọc ung thư dạ dày. Bên cạnh các chỉ số về tế bào máu, chất điện giải, chỉ số đánh giá chức năng gan, thận thì xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư được xem là có ý nghĩa trong chẩn đoán sớm ung thư dạ dày.

1. Xét nghiệm máu trong sàng lọc ung thư dạ dày

1.1.Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư

Chất chỉ điểm ung thư là các chất hóa học có thể xuất hiện trong máu ở một số loại ung thư. Do đó, loại xét nghiệm máu này có thể được chỉ định để sàng lọc ung thư dạ dày. Ví dụ, các kháng nguyên carcinoembryonic (CEA) và kháng nguyên CA 19-9 có thể tăng lên trong ung thư dạ dày, cũng như các bệnh ung thư khác.

Định lượng Pepsinogen I và II, và tỷ lệ giữa chúng cũng được sử dụng để đánh giá nguy cơ và phát hiện sớm ung thư dạ dày ở bệnh nhân có nguy cơ.

Tuy nhiên, một số người bị ung thư dạ dày không tăng nồng độ các chất chỉ điểm ung thư hoặc tăng nhưng với tình trạng bệnh lý khác không phải ung thư. Trong trường hợp tăng nồng độ các chất chỉ điểm ung thư, người bệnh vẫn cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe đang gặp phải.

1.2.Tổng phân tích tế bào máu (FBC)

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (FBC) được sử dụng với mục đích kiểm tra số lượng từng loại tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu).

Hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu số lượng hồng cầu thấp, rất có thể bạn bị thiếu máu, đặc biệt là khi có biểu hiện mệt mỏi, khó thở hoặc chóng mặt. Bạch cầu có vai trò chống lại nhiễm trùng. Bạch cầu có nhiều loại khác nhau như bạch cầu trung tính, tế bào lympho. Tiểu cầu có tác dụng làm đông máu. Số lượng tiểu cầu thấp có thể gây chảy máu bất thường, chẳng hạn như chảy máu chân răng và chảy máu cam.

Xét nghiệm công thức máu không có phạm vi bình thường chính xác hoàn toàn. Kết quả xét nghiệm có thể chênh lệch nhau một chút giữa các phòng xét nghiệm và cũng khác nhau giữa nam và nữ.

Sơ đồ bảng thể hiện giá trị công thức máu bình thường của nam và nữ

Nữ trưởng thành

Nam trưởng thành

Hồng cầu

3.9 – 5.6 M/uL

4.5 – 6.5 M/uL

Haemoglobin

11.5 – 16 g/dL

13 – 18 g/dL

Bạch cầu

4 – 11 K/uL

4 – 11 K/uL

Neutrophils

2 – 7.5 K/uL

2 – 7.5 K/uL

Lymphocytes

1 – 4.5 K/uL

1- 4.5 K/uL

Tiểu cầu

150 – 400 K/uL

150 – 400 K/uL

1.3. Urê và chất điện giải

Urê là chất thải được thận loại bỏ khỏi máu và thải ra ngoài theo nước tiểu. Xét nghiệm xác định chỉ số urê trong máu giúp đánh giá chức năng thận đang hoạt động như thế nào. Các chất điện giải như natri, kali, clorua, bicacbonat cũng được thực hiện để xác định mức độ cân bằng điện giải trong cơ thể.

1.4. Kiểm tra chức năng gan (LFTs)

Xét nghiệm chức năng gan (LFTs) giúp kiểm tra hoạt động của gan bằng việc xác định nồng độ của các loại enzym, protein được tạo ra hoặc đào thải bởi gan, chúng gồm có:

Alanine aminotransferase (ALT)Aspartate aminotransferase (AST)Phosphatase kiềm (ALP)Gamma-glutamyl transferase (Gamma GT)Bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp.Các xét nghiệm về chức năng đông máu, albumin máu.

Các chỉ số này giúp xác định các tình trạng suy , hủy hoại tế bào gan, tắc nghẽn ở gan hoặc ống mật, lạm dụng rượu. Xét nghiệm cũng có thể giúp xác định chỉ số bilirubin, chỉ số này sẽ tăng lên khi gặp các vấn đề về gan hoặc túi mật. Nồng độ bilirubin cao trong cơ thể có thể gây vàng da và mắt.

LFTs cũng có thể đo nồng độ albumin, một loại protein trong máu. Nồng độ albumin thường thấp trong một số loại ung thư, suy dinh dưỡng hoặc ăn uống kém.

Xét nghiệm máu có vai trò quan trọng trong y học lâm sàng

Xét nghiệm máu có vai trò quan trọng trong y học lâm sàng

2. Ý nghĩa tổng quát của việc xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được sử dụng với mục đích như sau :

Kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm cả chức năng gan và thận Kiểm tra số lượng tế bào máu Giúp chẩn đoán nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, Mẫu máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra số lượng các tế bào máu, các loại hóa chất và protein khác nhau trong máu.

Từ đó, giúp bác sĩ phát hiện các bất thường trong cơ thể bạn.

3. Chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm máu

Đối với hầu hết các loại xét nghiệm máu, bạn có thể ăn uống bình thường trước khi đến xét nghiệm. Tuy nhiên, đối với một số loại xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ dặn trước bạn cần nhịn ăn trong một khoảng thời gian nào đó trước khi làm xét nghiệm.

4. Xét nghiệm máu được thực hiện như thế nào?

Bạn có thể được lấy máu ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm. Điều dưỡng sẽ chọn tĩnh mạch tốt nhất để lấy máu, chủ yếu là ở cánh tay hoặc bàn tay. Trường hợp sợ kim tiêm, cảm thấy không khỏe khi nhìn thấy máu, bị dị ứng với băng gán, v.v. thì hãy nói với nhân viên y tế để được chăm sóc tốt nhất.

Sau khi đã chọn vein, điều dưỡng viên sẽ đặt một dải băng (garô) quanh cánh tay phía trên khu vực cần lấy mẫu. Bạn có thể cần nắm chặt tay để tìm tĩnh mạch dễ dàng hơn.

Điều dưỡng sẽ làm sạch da, đưa kim tiêm vào tĩnh mạch và rút máu theo đúng số lượng yêu cầu rồi rút dây garô, rút kim tiêm, dán băng cá nhân lên vùng tiêm. Sau khi rút kim, máu sẽ được đổ đầy vào các ống xét nghiệm.

Nếu sợ máu, bạn có thể cần nhìn ra chỗ khác trong khi lấy máu. Nói với bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu bạn cảm thấy không khỏe.

Sau khi lấy máu xong, hãy hỏi thời gian chờ kết quả. Một số loại xét nghiệm chỉ cần thực hiện trong thời gian ngắn, nhưng cũng có loại phải mất vài tuần.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được thực hiện theo đúng quy trình

5. Rủi ro khi làm xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm an toàn. Tuy nhiên, sau khi lấy máu bạn có thể gặp các vấn đề sau:

Chảy máu và bầm tím có thể giảm bằng việc ấn mạnh vào vùng tiêm sau khi rút kim tiêm Cảm thấy đau nhẹ, thường kéo dài trong vài phút Sưng nề cánh tay, nhờ bác sĩ tư vấn cách để giảm sưng Choáng váng hoặc ngất xỉu, nói với nhân viên y tế nếu bạn có cảm giác này Nhiễm trùng, rủi ro này rất hiếm gặp

Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để sàng lọc ung thư dạ dày, cùng nhiều các bệnh lý khác. Vì thế để chẩn đoán bệnh lý chính xác, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc Oxlatin là thuốc gì

Thuốc Oxlatin điều trị bệnh ung thư hiệu quả, giá bao nhiêu?

Để biết thêm thông vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook