Ung thư gan là gì? Những điều bạn cần biết trong điều trị ung thư

Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm bởi triệu chứng khởi phát của bệnh rất nghèo nàn nên người bệnh thường chủ quan, không để ý đến và từ đó bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh tốt nhất.

Theo báo cáo mới nhất, ung thư gan là một căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 ở trên thế giới với hơn 700.000 người được chẩn đoán mắc mỗi năm. Tại Việt Nam, ung thư lại là căn bệnh ung thư có tỷ lệ gây tử vong hàng đầu ở cả hai giới nhưng nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Nguyên nhân là do nhận thức về bệnh còn chưa cao và người bệnh thường bỏ qua triệu chứng khởi phát ban đầu dẫn tới bỏ lỡ cơ hội điều trị ngay từ sớm.

Ung thư gan khiến cho gan không thể thực hiện các chức năng như sản xuất mật, hấp thu và chuyển hóa bilirubin, hỗ trợ quá trình đông máu, chuyển hóa carbohydrate, chuyển hóa chất béo, hỗ trợ chuyển hóa protein, lọc máu, sản xuất albumin và lưu trữ vitamin và khoáng chất…  dẫn đến các tác động có hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

Việc hiểu biết sai lầm và không đầy đủ về bệnh ung thư gan có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề không chỉ với bản thân bệnh nhân mà còn cho người nhà của bệnh nhân. Có rất nhiều trường hợp vì chưa hiểu đúng và đẩy đủ về bệnh này khi thấy có người mắc ung thư thì sợ hãi, xa lánh vì nghĩ rằng ung thư có thể… lây lan. Chính vì vậy, mà chúng ta cần phải có hiểu biết chính xác về căn bệnh này để có thái độ phù hợp và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Ung thư gan là gì?

Ung thư gan là một bệnh lý trong đó các tế bào ung thư tăng trưởng và phát triển một cách không kiểm soát gây hại trong các mô ở gan. Theo Globocan 2018, tại Việt Nam ung thư gan chiếm tỷ lệ đứng đầu kể cả về tỷ lệ tử vong và số ca mới mắc.

bệnh-ung-thư-gan-là-gì
bệnh-ung-thư-gan-là-gì

Ung thư gan nguyên phát 

Ung thư gan nguyên phát là bệnh lý xảy ra bắt nguồn từ khi các tế bào của gan trở nên bất thường và ảnh hưởng đến chức năng của gan, có thể lan rộng ra các vùng khác của gan cũng như các cơ quan khác bên ngoài gan. Căn bệnh ác tính này gồm có 3 loại chính là ung thư biểu mô tế bào gan (phát triển từ tế bào gan, phổ biến nhất chiếm khoảng 85%), một loại ít gặp hơn ung thư biểu mô đường mật (phát triển từ đường mật trong gan) hoặc ung thư ống mật và u nguyên bào gan (Hepatoblastoma).

ung-thư-gan-nguyên-phát
ung-thư-gan-nguyên-phát

Ung thư thứ phát

Ung thư gan thứ phát là bệnh lý xuất hiện khối u ở gan nhưng các tế bào ung thư này bắt đầu từ một vị trí khác trên cơ thể, lây lan sang gan và lắng đọng thứ phát hình thành khối u trong gan. Tên gọi ung thư gan thứ phát dùng để phân biệt với nguyên phát – là trường hợp ung thư bắt đầu tại gan. Tỉ lệ bệnh nhân mắc thứ phát cao hơn rất nhiều so với ung thư nguyên phát.

Bởi vì gan là nơi tập trung mạng lưới mạch máu dày đặc cùng với nhiều chất dịch khác của cơ thể, nên các tế bào ung thư từ các vị trí khác rất dễ di căn đến đây và tạo thành khối u thứ phát.

Bất kỳ một loại ung thư nào cũng có thể lây sang gan và phổ biến nhất bao gồm: ung thư ruột di căn sang gan, ung thư túi mật di căn sang gan, ung thư vú di căn sang gan, ung thư đại tràng di căn gan, ung thư tuyến tụy di căn sang gan.

Thực-trạng-ung-thư-ở-việt-nam
Thực-trạng-ung-thư-ở-việt-nam

9 dấu hiệu của ung thư gan giai đoạn đầu

Các triệu chứng biểu hiện của bệnh ung thư giai đoạn đầu thường rât khó nhận biết vì nó không điển hình và người bệnh tưởng sẽ chừng như đó là những phản ứng bình thường của cơ thể. Bác sĩ khuyến cáo người dân nên chú ý các dấu hiệu cảnh báo ung thư gan để đi khám sớm như sau:

  • Triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn.
  • Sút cân bất thường.
  • Ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi.
  • Nhanh no hoặc bị đầy hơi sau khi ăn.
  • Thường xuyên bị sốt cao.
  • Da mặt sạm đen (do suy giảm chức năng chuyển hóa melanin của gan).
  • Sưng và đau bụng nhẹ, đau vùng bụng trên, bên phải.
  • Da bị vàng hơn so với da bình thường, da mọc nhiều mụn hay da bị ngứa.
  • Nước tiểu có màu tối.

Biểu hiện của ung thư gan ở giai đoạn muộn hơn?

Ở các giai đoạn muộn hơn, ung thư có thể biểu hiện qua các triệu chứng như:

  • Cơn đau ở hạ sườn phải càng ngày càng tăng.
  • Gan nở to hoặc có khối u và người bệnh có thể sờ thấy được.
  • Trướng bụng do bị tụ dịch ở trong bụng.
  • Luôn có cảm giác bị ngứa da do lượng bilirubin bị tăng trong máu.
  • Da, niêm mạc và kết mạc mắt bị vàng.
  • Đi đại tiện phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu.
  • Chảy máu bất thường như chảy máu lợi ở răng, xuất huyết dưới da.
  • Bị sụt cân đột ngột nhưng không rõ nguyên nhân.

Tất cả các triệu chứng trên đều khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn và cơ thể bị suy kiệt một cách nhanh chóng.

Ung thư gan ở trẻ em như thế nào?

Ung thư gan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở trẻ em cũng có 2 dạng ung thư

U nguyên bào gan: Đây là loại hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nó thường hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và thường không di căn ra ngoài gan. Những trẻ sinh thiếu tháng thì có nguy cơ mắc cao hơn những trẻ khác đối với dạng ung thư này.

Ung thư tế bào gan: Loại ung thư này thì thường gặp ở những trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên. Loại ung thư này có thể di căn đến những vùng khác của cơ thể. Thường hay gặp ở các khu vực thuộc châu Á và vùng có tỷ lệ viêm gan cao hơn Hoa Kỳ.

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được nguyên nhân thực sự gây ra ung thư ở trẻ em là gì, mặc dù họ đã quan sát được nhiều trẻ sinh non hay trẻ có cân nặng lúc sinh thấp sẽ có nguy cơ cao hơn. Một vài bệnh hay rối loạn có thể dẫn đến tăng nguy cơ ung thư gan ở trẻ nhỏ như bị nhiễm virus viêm gan siêu vi B từ mẹ trong lúc sinh. Cũng có một vài bệnh di truyền hiếm gặp có mối quan hệ với ung thư nguyên bào gan.

Dấu hiệu ung thư gan ở trẻ em

Các biểu hiện và triệu chứng thường gặp nhất là khối u hoặc bụng to, có thể gây đau. Những triệu chứng khác có thể gặp như là sụt cân, chán ăn, nôn và buồn nôn. Những triệu chứng của ung thư gan là do sự tăng kích thước từ đó làm tăng áp lực của khối u lên các cơ quan khác. Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư bạn cần thận trọng là:

  • Có khối u bụng hay bụng to (có thể gây đau hoặc không)
  • Sụt cân
  • Ăn kém
  • Buồn nôn và nôn
  • Dậy thì sớm ở trẻ nam (do khối u tăng sản xuất hormone).

Ung thư gan nguyên nhân do đâu?

Hiện nay, khoa học vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân gây ra ung thư gan. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ đã được chứng minh là làm tăng khả năng mắc phải căn bệnh này:

  • Xơ gan: Xơ gan là tình trạng gan hình thành nhiều mô sẹo gây ra do nhiều dạng bệnh gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ và chứng nghiện rượu, bia kinh niên. Khi các mô sẹo này phát triển, gan sẽ hoạt động để cố gắng tự liền sẹo bằng cách tạo ra các tế bào mới. Nếu có càng nhiều tế bào mới được tạo ra thì nguy cơ đột biến càng lớn, hình thành nên các khối u và khiến gan mất dần chức năng hoạt động.
  • Viêm gan B và viêm gan C: Viêm gan do virus là tình trạng các tế bào gan bị viêm nhiễm hoặc hoại tử cấp tính, mạn tính do mắc phải virus. Hiện nay đã có 6 loại virus gây viêm gan được xác định là virus viêm gan A, B, C, D, E, G. Tại Việt Nam, viêm gan do virus viêm gan B và C hay gặp nhất và được quan tâm nhiều nhất vì có thể gây xơ gan, ung thư. 

Qua ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy có khoảng 70% trường hợp tử vong do bị viêm gan B là vì ung thư tiến triển. Cứ 100 người bị viêm gan C thì sẽ có 1 – 5 người bị tử vong do xơ gan hoặc ung thư

Hầu hết các bệnh nhân bị viêm gan B và C đều không phát hiện được triệu chứng của nó ngay từ giai đoạn đầu, dẫn đến gan phải chịu tổn thương trong nhiều năm. Đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn xơ gan hay ung thư gan thì người bệnh mới có những biểu hiện rõ ràng và phát hiện.

  • Rượu, bia: Rượu bia khi đưa vào cơ thể, chỉ 10% lượng cồn được đào thải qua đường nước tiểu, mồ hôi và hơi thở, 90% còn lại sẽ đi thẳng đến gan. Khi đó các tế bào gan sẽ thực hiện chức năng của mình để xử lý và khử độc chất cồn từ bia, rượu. Nếu lượng cồn vượt quá mức, tế bào gan phải hoạt động quá tải, cồn trong bia, rượu sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde – một chất rất độc gây phá hủy tế bào gan, dẫn đến ung thư gan.
  • Các yếu tố khác như: 
Nguyên-nhân-gây-ra-ung-thư-gan
Nguyên-nhân-gây-ra-ung-thư-gan

– Giới tính: Do thói quen uống rượu bia hay hút thuốc lá nhiều và làm việc căng thẳng nên tỷ lệ mắc ở nam giới cao nhiều hơn nữ giới.

– Di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị ung thư gan cũng có nguy cơ bị mắc cao hơn.

– Thực phẩm bẩn: Việc sử dụng các thực phẩm không được bảo quản tốt dễ sinh ra nấm, mốc. Một số loại nấm có thể sản sinh ra Aflatoxin – là một chất gây ung thư cực mạnh ở cơ thể con người.

– Ô nhiễm môi trường: Tiếp xúc với nhiều loại hóa chất độc hại từ thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hay chất thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp…cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Bệnh ung thư gan có lây không? Ung thư gan lây qua đường nào?

Thực tế có nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân vì sợ bệnh sẽ lây lan mà hạn chế tiếp xúc, không ăn uống chung hay ngủ chung với người thân bị ung thư. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn không chính xác. Các bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư gan nói riêng đều không có khả năng lây lan qua đường tiếp xúc, vì thế bệnh không được xếp vào nhóm các bệnh không lây nhiễm.

Còn đối với những bệnh nhân bị ung thư do bị nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C thì các loại virus gây bệnh này có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua con đường như truyền máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh ung thư, mỗi người cần phải chủ động phòng ngừa các bệnh viêm gan do siêu vi.

Như vậy có thể thấy rằng ung thư không lây lan tuy nhiên khi chăm sóc bệnh nhân ung thư do nhiễm viêm gan B và C thì cần chú ý vì có thể lây nhiễm từ người bệnh. Viêm gan B và C chỉ có thể lây nhiễm qua máu không lây qua sinh hoạt như ăn uống nói chuyện.

Ung thư gan có mấy giai đoạn?

Việc phân thành các giai đoạn của ung thư gan được phân loại để giúp bác sĩ điều trị nắm rõ được bệnh tình cũng như hiện trạng của người bệnh. Từ đó, để có thể đưa ra kế hoạch điều trị và phác đồ trị liệu phù hợp cho người bệnh.

các-giai-đoạn-ung-thư-gan
các-giai-đoạn-ung-thư-gan

Ung thư gan được phân thành các giai đoạn

  • Phần u: Đầu tiên, khi chẩn đoán bệnh ung thư gan, cần phải tìm những khối u phát triển về số lượng, kích thước, u dẫn mạch máu hay không, u liên quan hay xâm lấn không và được đánh giá bằng điểm T.
  • Phần hạch: Để đánh giá xem ung thư đã lan đến bạch huyết hạch lân cận hay chưa và được đánh giá bằng điểm N.
  • Phần di căn: Cuối cùng, để đánh giá xem có bất kỳ sự di căn u hoặc xâm lấn nào tới vùng và bộ phần khác trong cơ thể chưa và được đánh giá bằng điểm M. Từng phần đều có mức độ đánh giá điểm theo thang từ 0 – 4:
  • Điểm 0 – 4 là dựa theo mức nặng lên tăng dần.
  • Đánh giá X là không có điểm đánh giá vì không đủ cơ sở thông tin để đánh giá.
  • Điểm M, N, T là điểm để đánh giá cho mỗi giai đoạn thay đổi của khối u.

Hệ thống giai đoạn của ung thư gan được phân loại chủ yếu là dựa vào mức độ lan rộng của khối u:

  • Ở giai đoạn giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2: khối u có khả năng chưa lan ra và vẫn trú ở gan.
  • Ở giai đoạn 3 được chia thành 3 phần chi tiết hơn là A, B, C: thể hiện vị trí và kích thước khác nhau của các khối u. Trong mỗi giai đoạn này, khối u có khả năng đã lan rộng tới mạch máu, tới các hạch cùng các bộ phận lân cận gan.
  • Ở giai đoạn 4: khối u có khả năng lan ra tới các vùng ngoài gan hay lan ra khắp một vùng gan.

Các giai đoạn cụ thể của ung thư gan

Việc xác định điểm số M, N, T kết hợp với mục đích để thấy được tổng thể mỗi giai đoạn của ung thư.

Ung thư gan giai đoạn đầu (giai đoạn 1)

Ở giai đoạn này có điểm số như sau: M0, N0, T1: Nghĩa là có xuất hiện 1 khối u duy nhất chưa xác định được kích thước và chưa có hiện tượng xâm lấn vào các mạch máu, chưa lan tới các hạch lân cận cũng như nhiều vùng khác.

Ung thư gan giai đoạn 2

Điểm số ở giai đoạn này là M0, N0, T2: Lúc này, xuất hiện 1 khối u duy nhất chưa xác định kích thước nhưng đã có hiện tượng phát triển và xâm lấn vào các mạch máu. Hay là xuất hiện nhiều hơn 1 khối u có kích thước không quá 5cm. Và chúng đều chưa lan tới hạch lân cận cũng như các vùng khác.

Ung thư gan giai đoạn 3 

Ở giai đoạn này người ta chia ra thành nhiều các giai đoạn nhỏ hơn, cụ thể là:

Giai đoạn 3A: có điểm số là M0, N0, T3a: Lúc này đã xuất hiện nhiều hơn 1 khối u và kích thước mỗi khối u tối thiểu là 5cm. Các khối u hiện tại vẫn chưa có tình trạng xâm lấn sang các hạch lân cận hoặc di căn ra ngoài.

Giai đoạn 3B: Với điểm số là M0, N0, T3b: Ở giai đoạn này đã xuất hiện tối thiểu 1 khối u và đã phát triển tới 1 nhánh chính của tĩnh mạch trong gan. Chúng vẫn chưa có hiện tượng xâm lấn đến các hạch lân cận hoặc di căn ra ngoài.

Giai đoạn 3C: M0, N0, T4: Ở giai đoạn này, xuất hiện 1 khối u tiến triển và đã xâm lấn tới các bộ phận lân cận bên ngoài của túi mật hoặc xuất hiện 1 khối u và nó đã phát triển tới lớp vỏ ngoài bao quanh vùng gan nhưng chưa phát triển tới các hạch hoặc di căn ra ngoài.

Ung thư gan giai đoạn cuối (giai đoạn 4)

Ở giai đoạn này cũng được chia làm 2 giai đoạn nhỏ là:

Giai đoạn 4A: M0, N1, T bất kỳ: Khi đó đã xuất hiện 1 khối u với kích thước, số lượng bất kỳ, có thể u đã xâm lấn tới các mạch máu, tới hạch hoặc tới các vùng lân cận. Nhưng u chưa có hiện tượng di căn ra ngoài.

Giai đoạn 4B: M1, N bất kỳ, T bất kỳ: Lúc này thì các khối u bất kỳ về kích thước lẫn số lượng và đã phát triển tới các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư gan di căn là gì?

Ung thư gan di căn là tình trạng mà các tế bào đột biến, khối u ở gan đã phát triển và lan rộng đến những cơ quan khác trên cơ thể bằng cách di chuyển qua các mạch bạch huyết và mạch máu đến nhiều mô hoặc cơ quan khác trong cơ thể và hình thành ung thư thứ phát ở xương, não, phổi… Tình trạng ung thư gan xâm lấn vào các mô hoặc cơ quan lân cận khác được gọi là lan truyền cục bộ và thường xảy ra ở giai đoạn 3C hoặc 4A. Ở các giai đoạn này, việc điều trị sẽ khá khó khăn và thời gian sống thêm của bệnh nhân sẽ tương đối ngắn.

Những bệnh nhân mắc ung thư gan thường đi kèm với các rối loạn trong chức năng của gan nguyên nhân do xơ gan và các bác sĩ cũng sẽ làm các xét nghiệm phần gan không mắc bệnh còn lại xem nó đang hoạt động trong tình trạng như thế nào. Việc sử dụng những thanh điểm để đo lường lượng dịch trong ổ bụng, chất dịch trong máu cung như chức năng của não là các phương pháp hiệu quả nhất để phân loại kiểu ung thư tế bào gan do xơ gan.

Phân loại rõ từng giai đoạn của ung thư sẽ giúp cho bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị phù hợp và tốt nhất cho bạn. Nếu bạn không nắm rõ thì nên yêu cầu các bác sĩ điều trị trực tiếp giải thích từng giai đoạn của bệnh bạn đang gặp phải cũng như tình trạng sức khoẻ hiện tại của bản thân.

Mắc bệnh ung thư gan có chữa được không?

Ung thư gan có chữa được hay không còn tùy thuộc vào việc phát hiện và điều trị bệnh sớm hay muộn. Trên thực tế, nếu như bệnh được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị có thể lên tới 80%. Hơn nữa, ung thư sẽ có khả năng được chữa khỏi nếu như khối u vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên, vì triệu chứng của bệnh không đặc hiệu nên hầu như các bệnh nhân khi đến bệnh viện để thăm khám thì ung thư đã phát triển đến giai đoạn cuối.

Bệnh nhân ung thư gan sống được bao lâu?

Bệnh nhân ung thư gan có thể sống đươc bao lâu còn phụ thuộc vào từng giai đoạn và thời điểm điều trị:

  • Nếu bệnh nhân phát hiện và được phẫu thuật sớm khi kích thước khối u nhỏ dưới 3cm (lúc này gan mới chỉ bị xơ) thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên tới 80 – 90%.
  • Tuy nhiên, nếu kích thước khối u đã lớn hơn khoảng 3 – 6cm thì tỷ lệ sống sẽ giảm còn 60%.
  • Trong trường hợp khối u có kích thước lớn hơn 6cm thì tỷ lệ bệnh nhân sống được sau 5 năm chỉ còn 10 – 15%.
  • Nếu kích thước khối u đã lớn hơn 10cm, thì có khả năng không thể chữa khỏi được, nhất là khi bệnh nhân đã xuất hiện các triệu chứng như vàng da, vàng mắt. Khi đó, mục tiêu điều trị chỉ là để có thể là kéo dài thêm sự sống và giảm đau.

Thời gian sống của của bệnh nhân theo từng giai đoạn cụ thể như sau: 

  • Ung thư gan giai đoạn 1: Khi khối u vẫn khu trú ở trong gan, điều trị không quá phức tạp và cơ hội sống trên 5 năm khoảng 31%. 
  • Ung thư gan giai đoạn 2: Khi khối u xâm lấn vào các mạch máu hoặc lan rộng tới nhiều mô trong gan thì cơ hội sống trên 5 năm khoảng 19%. 
  • Ung thư gan giai đoạn 3: Thì cơ hội sống trên 5 năm khoảng 11%. 
  • Ung thư gan giai đoạn cuối: Thời gian sống trên 5 năm chỉ còn lại 3%.

Bị ung thư gan di căn sống được bao lâu?

Bệnh nhân bước sang giai đoạn di căn thì thời gian sống của bệnh nhân sẽ không dài. Theo như nhiều thống kê, thì 7% người bị ung thư gan di căn nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể kéo dài tuổi thọ thêm 5 năm. Với người mắc ung thư giai đoạn 4, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có thể sống thêm 5 năm. Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống thêm của bệnh nhân là tình trạng của gan, sức khỏe tổng quát… Cụ thể nếu như bệnh nhân mắc bệnh xơ gan thì tỷ lệ sống thêm sẽ giảm đi.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư gan

Các xét nghiệm và thủ thuật để có thể chẩn đoán ung thư gan và cho biết giai đoạn phát triển ung thư như là:

Khám lâm sàng: nhằm mục đích để kiểm tra các dấu hiệu sức khỏe chung. Khám ổ bụng cũng sẽ được thực hiện để kiểm tra xem có khối u cứng trong gan hay tình trạng sưng bụng hay không.

Xét nghiệm máu: để kiểm tra xem chức năng gan và nồng độ alpha-fetoprotein (AFP), và chỉ số này có thể cao hơn so với những người mắc ung thư gan nguyên phát khác (ung thư biểu mô tế bào gan).

Siêu âm gan: bằng cách sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh về gan và cho thấy bất kỳ u đang cso. Đây là một thủ thuật không đau và thường chỉ kéo dài trong vòng vài phút.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) ổ bụng nhằm mục đích để tạo ra hình ảnh gan 3 chiều. Kỹ thuật này giúp tạo ra hình ảnh chi tiết hơn, cho thấy rõ kích thước cũng như vị trí của u cũng như việc u đã lan rộng ra hay chưa.

  • Hình ảnh điển hình trên CT ổ bụng có cản quang hoặc MRI có cản từ + AFP > 400 ng/ml
  • Hình ảnh điển hình trên CT ổ bụng có cản quang hoặc MRI ổ bụng có cản từ + AFP tăng cao hơn bình thường (nhưng chưa đến 400 ng/ml) + có nhiễm virus viêm gan B hoặc C. Có thể thực hiện thêm sinh thiết gan nếu bác sĩ lâm sàng thấy cần thiết.
  • Hình ảnh điển hình trên CT hoặc MRI ổ bụng: khối u tăng quang trên thì động mạch gan và thoát thuốc trên thì tĩnh mạch cửa hay thì chậm hoặc khối u giảm quang trên thì chưa tiêm cản quang và tăng quang trên thì động mạch gan.

Sinh thiết: Từ mẫu mô gan nhỏ, các bác sĩ giải phẫu bệnh có thể xác định có tế bào ung thư không, giai đoạn bệnh và điểm khởi phát. Dùng trong các trường hợp nếu không đủ các tiêu chuẩn trên đều phải làm sinh thiết gan để chẩn đoán xác định.

Mặc dù có thể chẩn đoán ung thư gan dựa trên nồng độ AFP trong máu và hình ảnh MRI cụ thể, nhưng có lúc vẫn cần thực hiện sinh thiết gan để xác nhận chẩn đoán. Nếu ung thư vẫn chưa lan rộng và có khả năng cắt bỏ thì khi đó có thể sẽ không thực hiện sinh thiết. Do có nguy cơ thấp ung thư sẽ lan rộng theo con đường tạo thành khi kim sinh thiết được đâm vào và rút ra. Trong trường hợp này, chẩn đoán sẽ được xác nhận sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ u.

Phương pháp điều trị ung thư gan mới nhất 

Phác đồ điều trị ung thư gan còn phải phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh và phụ thuộc vào tình trạng của gan. Hiện nay có các phương pháp để điều trị như sau:

Phẫu thuật: với mục đích nhằm loại bỏ phần gan bị ung thư dùng đối với bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn sớm:

Phẫu thuật để cắt bỏ một phần gan tổn thương và có thể chữa lành bệnh. Phần gan còn lại sau khi phẫu thuật thì cần phải được kiểm tra định kỳ.

Việc phẫu thuật gan được khuyến cáo chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân có chức năng gan ổn định, thường là Child-Pugh loại A (phẫu thuật tốt) và không bị tăng huyết áp. 

Ghép gan: cũng được chỉ định điều trị ung thư biểu mô tế bào gan ở giai đoạn sớm. Với mục đích thay thế gan bị bệnh với một gan khỏe mạnh từ người bình thường.

Đối với những bệnh nhân ung thư gan không thể can thiệp phẫu thuật cắt gan, ghép gan hoặc đã điều trị tại chỗ nhưng không có đáp ứng hoặc những bệnh đã di căn. Đối với những bệnh nhân này sẽ được chỉ định trong các trường hợp có khối u kích thước nhỏ hơn 5 cm hoặc có 2 – 3 khối u nhỏ với đường kính dưới 3 cm và không mắc các bệnh khác, trong đó có bệnh mạch máu.

Nếu có thể, nên áp dụng các liệu pháp điều trị tại chỗ trước khi can thiệp ghép gan như xạ trị, hoá trị, xạ phẫu…

Xạ tr: nhằm mục đích phá huỷ u gan tại chỗ, tiêu diệt các tế bào ung thư ở gan bằng xạ trị, nhiệt, laser hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào các khối ung thư.

Hóa trị: Là một liệu trình sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn ung thư tiếp tục phát triển.

Liệu pháp miễn dịch: Là phương pháp sử dụng thuốc kết hợp với nâng hệ miễn dịch của cơ thể để ngăn ung thư tiến triển.

Nút mạch gan: Với mục đích nhằm ngăn động mạch cung cấp máu, khiến cho các khối ung thư không được nuôi dưỡng. Nút mạch gan có thể thực hiện kết hợp trong điều trị với hóa trị hoặc xạ trị.

Thuốc điều trị trúng đích ung thư gan: Là phương pháp sử dụng các thuốc đích để kìm hãm sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư.

Đối với những bệnh nhân ung thư gan không thể can thiệp phẫu thuật và đã di căn. Bệnh nhân được chuẩn đoán là ung thư ở giai đoạn muộn và thường được đề nghị điều trị toàn thân bằng cách sử dụng thuốc đích.

Dưới đây nhà thuốc hapu sẽ giới thiệu các thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị ung thư gan đã được kiểm định và áp dụng trên toàn thế giới.

Thuốc Sorafenib điều trị ung thư gan

Thuốc Sorafenib 200mg: là một loại thuốc ung thư nhằm ức chế sự phát triển và lan truyền của tế bào ung thư trong cơ thể, có tác dụng để điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.

Hướng dẫn sử dụng thuốc: dùng bằng đường uống, uống ít nhất 1-2 giờ sau khi ăn, dùng theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ, liều khuyến cáo là 2 lần mỗi ngày, thường bắt đầu với liều 200mg mỗi ngày, sau đó là 200mg dùng 2 lần mỗi ngày. 

Đối với người bị rối loạn chức năng gan trung bình thì sử dụng 200mg dùng đường uống.

Một số tên biệt dược của thuốc sorafenib: Sorafenat 200mg, Nexavar 200mg

Thuốc Stivarga điều trị ung thư gan

Thuốc Stivarga là thuốc có thành phần hoạt chất chính là Regofanenib được sản xuất bởi hãng dược phẩm Bayer HealthCare Pharmaceuticals Inc., Whippany, NJ 07981 USA.

Thuốc Stivarga được chỉ định điều trị cho bệnh nhân trưởng thành, trước đây đã từng điều trị bằng sorafenib.

Cách sử dụng: dùng bằng đường uống hàng ngày trong 21 ngày đầu tiên của mỗi chu kỳ 28 ngày với liều 160mg/ngày, tiếp tục điều trị cho đến khi bệnh có tiến triển tốt hoặc gặp nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ thì ngừng thuốc.

Ngoài ra, thuốc Stivarga còn có thuốc dạng generic có cùng thành phần Regorafenib 40mg nhưng với tên biệt dược khác như thuốc Regonix 40mg.

Thuốc Lenvima điều trị ung thư gan

Thuốc Lenvima với hoạt chất chính là Lenvatinib được sản xuất bởi Eisai Ltd – Nhật Bản.

Thuốc được chỉ định điều trị cho người lớn bị ung thư biểu mô tế bào gan trong trường hợp bệnh nhân trước đây chưa sử dụng thuốc điều trị ung thư bằng đường uống hoặc tiêm và ung thư đã tiến triển hoặc không thể loại bỏ được bằng phẫu thuật.

Cách sử dụng: Dùng bằng đường uống, uống cả viên với nước, dùng trước hoặc ngay sau bữa ăn. Thuốc Lenvima được dùng mỗi ngày 1 lần cùng một thời điểm với liều lượng dựa trên trọng lượng cơ thể của từng bệnh nhân:               

+ Người nặng dưới 60 kg dùng 8 mg mỗi ngày.

+ Người nặng từ 60 kg trở lên dùng 12 mg mỗi ngày.

Các biện pháp để phòng tránh mắc ung thư gan

Gan là một cơ quan rất quan trọng với cơ thể, là nơi để thanh lọc độc tố, giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn và dự trữ nguyên liệu dưới nhiều dạng khác nhau. Nếu gan bị tổn thương sẽ dẫn tới chức năng của gan bị suy giảm mạnh, trong đó nguy hiểm và phổ biến nhất phải kể đến là ung thư gan. Việc phòng tránh bệnh ung thư gan không phải là quá khó, chỉ cần chúng ta thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống và có một lối sống lành mạnh.

phong-ngừa-ung-thư-gan
phong-ngừa-ung-thư-gan

Tầm soát ung thư gan sớm để có thể phát hiện và điều trị kịp thời 

Để tầm soát ung thư gan, người ta sử dụng các phương pháp như: Xét nghiệm tổng để phân tích tế bào máu ngoại vi; Đánh giá chức năng của gan qua việc làm các xét nghiệm ALT(GPT), AST(GOT), GGTvà định lượng Bilirubin toàn phần; Tầm soát nhiễm virus viêm gan B, C qua việc xét nghiệm HCV Ab miễn dịch tự động và việc xét nghiệm HBsAg bằng phương pháp test nhanh; Tầm soát qua việc làm các xét nghiệm để định lượng AFP, CEA, CA 19.9, tầm soát u gan qua việc siêu âm ổ bụng hoặc CT scan vùng bụng.  

Nếu bạn ở trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị mắc ung thư như bệnh nhân viêm gan B, C, viêm gan do bia rượu, xơ gan…thì nên tầm soát phòng định kỳ tối thiểu 3-6 tháng/lần. 

Kiểm soát nguy cơ viêm gan C

Bệnh viêm gan C hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa. Vì vậy, bản thân mỗi người cần phải tự nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân mình khỏi nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách tránh các con đường lây truyền của bệnh, kiểm tra sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ.

Tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B

Cho đến nay, các chuyên gia nghiên cứu vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây ung thư gan. Vì vậy, chúng ta cần làm các biện pháp để phòng ngừa và loại bỏ nguy cơ gây bệnh cũng như xử lý mầm bệnh.

Đặc biệt, việc xét nghiệm viêm gan B, C và tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B nếu chưa bị nhiễm bệnh là một trong những cách phòng ngừa ung thư gan hữu hiệu và cần phải được thực hiện trước tiên. Theo thống kê cho thấy có đến trên 80% bệnh nhân bị mắc ung thư là do tiến triển từ viêm gan do virus viêm gan B, 5% là do virus viêm gan C.  

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý trong sinh hoạt hàng ngày 

Các thực phẩm không đảm bảo không phải là những yếu tố chính gây ra ung thư gan nhưng chúng cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng nguy cơ mắc bệnh này. Do đó, cần có chế độ ăn uống cẩn thận hơn sẽ giúp chúng ta có thể có thêm cơ hội để phòng chống ung thư gan. 

Bệnh nhân mắc ung thư gan nên ăn gì? 

Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư gan phải kể đến như:

  • Trái cây và rau quả tươi: Ở các thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, chúng còn giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp chống lại bệnh tim mạch, đột quỵ, ngăn ngừa ung thư. Nguồn chất xơ dồi dào ở trong rau xanh và hoa quả còn giúp giảm táo bón. Một số loại trái cây tốt cho bệnh nhân như dâu tây, cam, ớt chuông đỏ. Một số loại rau nên ăn như là bí, cà rốt và bắp cải, bông cải xanh.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc như bánh mì, gạo và mì là những thực quẩm quan trọng cung cấp carbohydrate cho cơ thể, có tác dụng sản sinh glucose – một nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào. Một số ngũ cốc nên ăn như Gạo nứt, yến mạch, ngô, vừng…
  • Thực phẩm ít chất béo tốt cho bệnh nhân như các loại hạt, dầu ô liu và dầu hạt cải dầu thực vật. Thực phẩm ít chất béo còn giúp tiêu hóa dễ dàng, và làm cho gan và thận không bị quá tải khi làm việc.
  • Thịt trắng: Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều đã khẳng định rằng ăn các loại thịt trắng như là các loại thịt gia cầm gà, vịt, ngan…thay cho thịt đỏ sẽ giúp cho cơ thể chống chọi với bệnh tốt hơn. Nên chế biến món ăn dưới dạng hấp hoặc luộc để dễ tiêu hóa, hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ.
  • Sữa và sữa chua: chúng có thể làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư gan, đồng thời cải thiện cơ hội phục hồi của cơ thể.
  • Trà: Trà xanh và đen là một nguồn polyphenols – một nhóm các chất có tác dụng chống oxy hóa có thể giúp ngăn chặn sự phát triển, phân chia và di căn của các tế bào ung thư. Theo Quỹ chữa bệnh ung thư thì lá trà xanh khô cũng có lợi bởi chứa 40% polyphenol. Những chất chống oxy hóa còn có thể giúp tăng cường bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh ung thư khác như ung thư phổi, trực tràng, đại tràng, dạ dày. Trà xanh đem lại nhiều lợi ích hơn so với trà đen, và cả hai đều vượt trội hơn so với các loại trà thảo dược.

Bệnh nhân ung thư gan kiêng ăn gì?

Bệnh nhân ung thư gan không nên sử dụng các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chiên, xào và có chứa nhiều dầu mỡ
  • Các loại thịt đỏ, các loại đồ ăn đóng hộp, đã chế biến sẵn
  • Thực phẩm mặn, những thực phẩm có hàm lượng muối cao
  • Nội tạng động vật: Do nó có chứa hàm lượng chất béo cao, chứa nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể.
  • Rượu và đồ uống có cồn, có ga: Các loại đồ uống này cần phải được loại bỏ ra khỏi thực đơn khi mắc ung thư thư gan bởi vì những loại đồ uống này sẽ khiến cho gan phải làm việc căng thẳng, trong khi đó gan đang bị bệnh cũng cần được nghỉ ngơi.
  • Thực phẩm nấm mốc không nên “tiếc của” rồi giữ lại để ăn: Thức ăn bị mốc tạo ra chất aflatoxin có thể gây ung thư, thời gian phát bệnh rất nhanh chỉ trong vòng 24 tuần. Vì vậy cần phải bảo quản thức ăn cẩn thận, khi thấy thức ăn bị mốc cần bỏ ngay, đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, mía, dầu đậu phộng.
  • Dưa cà muối chua: chúng không những mặn mà còn có chứa một lượng nitrosamine cao được chứng minh có thể gây ung thư gan, do vậy tốt nhất không ăn các đồ muối chua hoặc ăn hạn chế.
  • Dầu, mỡ biến chất: Dầu mỡ để lâu sẽ sinh ra chất hóa học MDA, có thể tạo ra polymer cho phản ứng với protein và DNA trong cơ thể, làm đột biến cấu trúc protein, khiến cho tế bào đột biến thành tế bào ung thư. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng khi sử dụng dầu thực vật và mỡ động vật thì không nên lưu trữ quá lâu, đặc biệt là không sử dụng dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần.
  • Đường – xuất hiện trong các loại đồ ngọt, đồ uống giải khát, bánh kẹo…. cũng là một gánh nặng lớn cho gan. Vì vậy, thói quen ăn thiên về đồ ngọt nhiều cũng sẽ gây ra các phản ứng bất lợi cho gan.
  • Đồ ăn giàu protein: Các thực phẩm quá giàu protein cũng đều không có lợi cho gan, vì chúng sẽ gây tích tụ các chất thải độc hại ở gan nói riêng và cơ thể nói chung. Vì vậy, với một số thức ăn giàu protein như trứng, cá, sữa, thịt, gia cầm…người bệnh nên sử dụng ở mức độ vừa phải. Nếu bạn lo lắng về việc người bệnh bị thiếu protein, thì có thể thay thế những thực phẩm trên bằng các loại đậu để đảm bảo dinh dưỡng với lượng protein vừa phải và cũng tốt cho sức khỏe.

Duy trì thói quen, thái độ sống lành mạnh và chế độ nghỉ ngơi hợp lý 

Việc ngủ rất muộn và thức khuya đã trở thành một trạng thái bình thường của nhiều người. Một số người làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm, khiến cho gan hầu như không được nghỉ ngơi. Khi cơ quan này không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự tự sửa chữa các tế bào chết và khiến nó rơi vào trạng thái cực kỳ mệt mỏi, ngày một yếu đi và bị tổn thương. Vì vậy, lời khuyên dành cho các bạn phải chú ý đến việc điều chỉnh lịch sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp và vận động ngoài trời với cường độ phù hợp. 

Cân bằng cảm xúc và luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan 

Tâm trạng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên học hỏi những cách đơn giản để kiểm soát cảm xúc của mình và luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan. 

Thực hiện các biện pháp để cải thiện chức năng gan kịp thời 

Nếu bạn kiểm tra sức khỏe và thấy được các chỉ số bất thường về men gan và bilirubin, nghĩa là các tế bào gan của bạn đã bị tổn thương tương đối nghiêm trọng. Vì vậy, hãy bổ sung các loại thực phẩm và thuốc chứa vitamin C, vitamin B và các loại thuốc có tác dụng tốt cho gan. Tuy nhiên, cần nhớ rằng dùng quá nhiều thuốc cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho gan vì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể và còn làm trì hoãn thời gian phục hồi chức năng gan. Nếu dùng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.

Liên hệ ngay nhà thuốc Hapu để được tư vấn và hỗ trợ các bạn có thể liên hệ qua các phương thức sau:

Hotline/Zalo/Whatapps/Viber: 0923.283.003.

Facebook: https://www.facebook.com/nhathuochapu

Website: https://nhathuochapu.vn/

Trên đây là bài viết tổng hợp tổng quan về bệnh ung thư gan nếu bạn có điều gì thắc mắc hãy liên hệ tới số hotline 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập wedsite nhathuochapu.vn để biết thêm chi tiết 

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook