Ung thư ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống gia đình bạn?

Việc hiểu rõ về những thay đổi tiềm ẩn trong các mối quan hệ khi điều trị ung thư có thể giúp người bệnh kiểm soát được cảm xúc, sự kỳ vọng của bản thân để chiến thắng bệnh tật.

1. Ung thư ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân như thế nào?

Trong quãng thời gian khó khăn này, cuộc sống hôn nhân sẽ bị thử thách rất nhiều cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Bầu không khí chung lúc này là những cảm giác buồn bã, lo lắng, giận dữ hay thậm chí là tuyệt vọng. Một số thay đổi trong cuộc sống vợ chồng mà có thể cảm thấy được:

Vai trò và trách nhiệm

Đối với cặp vợ chồng có một trong hai người bị mắc ung thư thì người kia sẽ phải chịu trách nhiệm gánh vác việc nhà và phải làm việc chăm chỉ hơn. Thêm vào đó, họ còn phải chăm sóc người bệnh tại nhà hoặc bệnh viện thường xuyên.

Nếu chồng hoặc vợ không quen với vai trò là người chăm sóc thì gánh nặng công việc và sự lệ thuộc của bạn có thể khiến người ấy cảm thấy mệt mỏi, thất vọng và bực bội. Nhiều bệnh nhân do tâm lý lo sợ người thân biết về bệnh trạng của mình mà họ cố gắng che dấu đi thông tin điều trị. Dù trong bất cứ tình huống nào đi chăng nữa, bạn cũng nên tiết lộ cho người thân của mình về cảm xúc, các vấn đề đang gặp phải và nhu cầu của bạn.

Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn khó khăn này, bạn không nên che dấu hay chịu đựng một mình. Mọi người trong gia đình cần chia sẻ với nhau càng nhiều càng tốt để tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề một cách hợp lý.

Sức khỏe tình dục và sự thân mật

Ung thư và quá trình điều trị ung thư có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tình dục giữa các cặp vợ chồng. Các tác dụng phụ do điều trị ung thư mang lại như trầm cảm, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn cương dương, khô âm đạo và các vấn đề về thể chất hoặc cảm xúc khác có thể làm giảm ham muốn tình dục hoặc khiến cho các hoạt động tình dục trở nên khó khăn và đau đớn hơn.

Có thể bạn không biết phải giải quyết vấn đề này như thế nào. Điều quan trọng là hãy đến gặp bác sĩ hoặc các nhà trị liệu để hiểu rõ hơn về phương pháp kiểm soát các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục, và đưa ra cách giúp vợ chồng duy trì sự thân mật.

Các kế hoạch tương lai

Ung thư ảnh hưởng đến kế hoạch tương lai

Ung thư ảnh hướng đến các kế hoạch tương lai của gia đình

Nếu như trước đây, bạn và người thân của mình đều có những dự định, hy vọng và ước mơ trong tương lai thì căn bệnh ung thư ít nhiều làm thay đổi những niềm tin này. Các kế hoạch như về hưu, đi du lịch hoặc làm cha mẹ có thể hoàn toàn bị thay đổi.

Đừng từ bỏ ước mơ và dự định của mình, hãy chia sẻ với người thân của mình để tiếp tục thực hiện hoặc đưa ra sự lựa chọn mới và các mục tiêu ngắn hạn, ví dụ như kết thúc điều trị ung thư. Khi hoàn thành được những mục tiêu ngắn hạn, người bệnh sẽ tìm thấy niềm vui và cảm giác mãn nguyện, từ đó làm động lực thúc đẩy bạn vượt qua những khó khăn, chiến thắng được bệnh tật để tiếp tục thực hiện những kế hoạch tiếp theo trong tương lai.

2. Ung thư ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình và bạn bè như thế nào?

Phản ứng của bạn bè với tình trạng bệnh của bạn có thể thay đổi tùy vào mức độ thân thiết giữa bạn và họ. Trong một số trường hợp, bạn bè không có khả năng hỗ trợ bạn như mong đợi vì họ không biết rõ về hoàn cảnh hiện tại của bạn.

Đôi khi do không biết phải nói gì và làm thế nào nên họ chọn cách tránh nói chuyện với bạn. Ngược lại, có một số người nói chuyện nhiều và làm những điều mà họ nghĩ là tốt nhất cho bạn. Mặc dù việc họ ủng hộ và quan tâm đến bạn là một chuyện tốt, nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và bực bội.

Dù cho bạn có khó chịu như thế nào đi chăng nữa, bạn cũng không nên trách họ vì chính họ cũng bối rối ít nhiều. Để giữ gìn một mối quan hệ tốt đẹp cũng như giúp bạn thoải mái hơn, hãy trao đổi, giao tiếp và bày tỏ với họ nhiều hơn (ví dụ như bạn chủ động đưa ra chủ đề để nói).

Đối với gia đình, bạn có thể nhờ người thân giúp đỡ một số công việc nhỏ sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái khi đã giúp bạn làm một điều gì đó.

Ngoài ra, bạn nên tích cực hoạt động tương tác xã hội để duy trì các mối quan hệ. Điều này giúp bạn sống tích cực và lạc quan hơn với bệnh tật.

3. Ung thư ảnh hưởng đến mối quan hệ với con cái như thế nào?

Trẻ em

Cha mẹ nên nói chuyện với con cái về tình trạng bệnh của mình

Nói chuyện với con cái

Nhiều bậc cha mẹ khi biết tin mình mắc bệnh ung thư thường chọn cách che dấu bệnh trạng với con cái. Tuy nhiên, trẻ sẽ rất nhạy cảm và có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi bất thường trong gia đình mình, thậm chí chúng sẽ nghĩ tới những tình huống cực kỳ tồi tệ. Tốt nhất, bạn nên chia sẻ chân thành với các con và cho chúng biết tình hình tương đối chính xác về căn bệnh của mình để chúng không quá lo sợ và bị rối loạn cuộc sống.

Chú ý tới sự thay đổi trong hành vi của trẻ

Kết quả chẩn đoán bệnh có thể làm thay đổi hành vi của các con. Một số trẻ nhỏ sẽ có phản ứng thái quá hoặc kích động, trong khi đó, trẻ lớn hơn sẽ giận dỗi và “thu mình vào một góc” trong quan hệ gia đình. Nguyên nhân chính là do các con sợ hãi và lo lắng cho bệnh tình của bạn. Lúc này bạn nên vỗ về trẻ bằng tình yêu thương của bậc cha mẹ và tâm sự với trẻ để hiểu con đang lo nghĩ điều gì. Đừng nên ngăn cản sự giúp đỡ của chúng đối với bạn, hãy cho con làm những điều mà chúng có thể làm cho bạn vào lúc này.

Tâm lý bệnh nhân ung thư có nhiều giai đoạn tiêu cực, chính vì vậy, ngoài sự hỗ trợ, động viện, chăm sóc từ gia đình, người bệnh cần được chữa trị về cảm xúc, tâm lý bởi các chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp và phù hợp. Bên cạnh đó việc áp dụng đúng liệu pháp cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân mắc ung thư vượt qua nỗi sợ hãi, trầm cảm, cảm giác dằn vặt của bản thân.

Để biết thêm thông vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook