Thuốc Poltrapa là sản phẩm của Công ty Polfarmex S.A với thành phần chính là paracetamol và tramadol. Đây là loại thuốc được dùng để làm giảm cơn đau vừa an toàn lại hiệu quả.
Thông tin cơ bản về thuốc Poltrapa
Tên biệt dược: Poltrapa
Thành phần chính:
- Tramadol hydrochloride 37,5mg
- Paracetamol 325mg
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Nhà sản xuất: Polfarmex S.A
Nhà đăng ký: Polfarmex S.A – Ba Lan
SĐK: VN-19318-15
Thuốc Poltrapa là thuốc gì?
Thuốc Poltrapa là loại thuốc điều trị triệu chứng của các trường hợp đau trung bình đến nặng. Loại thuốc giảm đau này hiện nay được sử dụng khá phổ biến trên lâm sàng.
Thuốc Poltrapa có tác dụng gì?
Paracetamol thuộc nhóm thuốc NSAID với tác dụng giảm đau và hạ sốt được đưa vào danh sách thuốc thiết yếu của tổ chức WHO vào năm 1977.
Giống như các thuốc thuộc nhóm NSAID khác, paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhưng lại không có tác dụng chống viêm, tác dụng này tốt hơn khi so với aspirin nên được dùng thay thế aspirin trong quá trình điều trị.
Cơ chế tác dụng của paracetamol là thông qua việc ức chế enzyme COX, một loại enzyme xúc tác tổng hợp prostaglandin gây ra các phản ứng như đau, sốt, viêm. Enzyme COX có 2 loại là COX1 và COX2. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi thuốc tác động vào COX 1 có thể gây ra các tác dụng không mong muốn lên đường tiêu hóa và tiểu cầu còn khi tác dụng vào COX2 thì đạt được tác dụng mong muốn điều trị là giảm đau và hạ nhiệt.
Ngoài ra, tác dụng hạ sốt của paracetmol còn được biểu hiện qua cơ chế tác dụng vào vùng dưới đồi, từ đó làm tăng lưu lượng máu ngoại biên, giãn tĩnh mạch và gây nên tác dụng hạ thân nhiệt.
Tác dụng của Tramadol
Tramadol là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau opioid. Tác dụng giảm đau được hình thành thông qua việc việc gắn vào receptor μ-opioid của các tế bào thần kinh và từ đó ức chế adenylcyclase, tiếp theo dẫn đến ức chế kênh Ca2+ mà mở kênh K+ đồng thời là sự ức chế giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh là chất P và acid glutamic nên ức chế dẫn truyền xung động thần kinh của cảm giác đau từ đó giúp giảm đau.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ức chế thu hồi serotonin và noradrenalin do đó cũng có công dụng giảm đau.
Thuốc Poltrapa chỉ định cho những đối tượng nào?
Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng đau hiệu quả từ trung bình đến nặng, hạ sốt.
Thuốc này được chỉ định trong các trường hợp: đau răng, đau đầu, đau họng, đau khớp, đau cơ…
Cách dùng và liều dùng của thuốc Poltrapa như thế nào?
Cách dùng:
Dùng thuốc nguyên viên với nước lọc, không bẻ hoặc nhai nát viên thuốc.
Dù trong trường hợp nào cũng không dùng thuốc lâu hơn thời gian cần thiết. Trong trường hợp phải dùng kéo dài do bản chất và mức độ nghiêm trọng bệnh thì cần tiến hành theo dõi thường xuyên, cẩn thận đánh giá mức độ cần thiết của việc duy trì điều trị.
Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì trước khi dùng. Nếu có thắc mắc gì về cách dùng, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Liều dùng
Người lớn:
- Thông thường, người lớn dùng liều khởi đầu là 2 viên Poltrapa (tương đương với 75g tramadol và 650mg paracetamol). Có thể dùng liều bổ sung nếu thực sự cần thiết nhưng không được quá 8 viên mỗi ngày (tương ứng 300mg tramadol và 2600mg paracetamol).
- Khoảng thời gian giữa 2 lần sử dụng thuốc không được ít hơn 6 giờ. Với người suy thận vừa thì khoảng cách liều tăng lên 12 giờ.
- Liều dùng cần được điều chỉnh dựa vào cường độ đau và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân cụ thể.
Trẻ em
- Với trẻ trên 12 tuổi thì dùng liều tương tự người lớn.
- Với trẻ dưới 12 tuổi: độ an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc chưa được xác định ở trẻ dưới 12 tuổi. Vì vậy, không nên dùng thuốc cho nhóm đối tượng này.
Hướng dẫn xử trí khi dùng quá liều thuốc Poltrapa
Đây là thuốc phối hợp 2 thành phần nên các triệu chứng của quá liều Poltrapa bao gồm những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc của tramadol, paracetamol hoặc cả hai.
Triệu chứng quá liều tramadol tương tự triệu chứng ngộ độc các thuốc giảm đau tác dụng lên hệ thần kinh trung ương khác. Những triệu chứng này có thể bao gồm co đồng tử, buồn nôn, suy tim mạch, rối loạn ý thức, hôn mê, co giật và suy đường thở dẫn đến ngạt thở.
Triệu chứng quá liều paracetamol trong vòng 24 giờ đầu là xanh xao, buồn nôn, chán ăn và đau bụng. Hoại tử tế bào gan có thể xuất hiện sau khi dùng quá liều thuốc 12 – 48 giờ. Trong trường hợp quá liều nặng, ngộ độc gan và suy gan có thể dẫn đến những vấn đề ở não, hôn mê cũng như tử vong. Ngoài ra, uống quá liều paracetamol cũng có thể gặp phải các tình trạng nguy cấp như suy thận cấp, hoại tử ống thận, rối loạn nhịp tim hoặc viêm tụy.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều, hãy ngưng dùng thuốc và gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc chuyển đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.
Thuốc Poltrapa chống chỉ định với những đối tượng nào?
Thuốc có các chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:
- Mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
- Tiền sử ngộ độc cấp tính do uống rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau, thuốc nhóm opioid hoặc thuốc hướng thần
- Bệnh nhân đang sử dụng nhóm thuốc IMAO hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngưng thuốc
- Người suy gan nặng, suy thận nặng (khi độ thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút)
- Bệnh nhân động kinh không thể kiểm soát được
- Bệnh nhân bị suy hô hấp nặng.
Những vấn đề cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Poltrapa
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi không được phép dùng quá liều tối đa mỗi ngày. Để tránh quá liều vô ý, bệnh nhân không nên sử dụng quá liều khuyến cáo và không dùng đồng thời với bất kỳ loại thuốc nào có chứa paracetamol hoặc tramadol mà không được hướng dẫn bởi bác sĩ.
Thận trọng khi dùng thuốc Poltrapa cho những đối tượng sau:
- Người bị phụ thuộc opioid
- Rối loạn đường mật
- Chấn thương sọ não
- Dễ bị động kinh
- Đang trong tình trạng sốc hoặc không được tỉnh táo mà không rõ nguyên nhân
- Có những tác nhân gây ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp và chức năng hô hấp
- Tăng áp lực nội sọ.
- Tránh sử dụng thuốc này trong gây mê mức độ nhẹ vì chưa có đầy đủ dữ liệu về độ an toàn.
Ảnh hưởng của thuốc Poltrapa với phụ nữ có thai và cho con bú
Đối với phụ nữ có thai: chưa có báo cáo đầy đủ về tác dụng không mong muốn của thuốc trên thai nhi khi mẹ sử dụng thuốc, tuy nhiên chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để bệnh nhân cân nhắc mặt lợi và hại khi sử dụng thuốc.
Đối với phụ nữ cho con bú: chưa tìm thấy báo cáo về tác dụng không mong muốn lên thai nhi khi người mẹ dùng thuốc này, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để cân nhắc giữa mặt lợi và hại khi sử dụng thuốc.
Ảnh hưởng của Poltrapa đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây buồn ngủ nên cần thận trọng khi sử dụng cho người cần lái xe hoặc vận hành máy móc.
Thuốc Poltrapa có thể xảy ra tương tác với các thuốc và thức ăn nào?
Một số thuốc khi dùng chung với Poltrapa có thể xảy ra tương tác, gồm có:
- Thuốc chủ vận, đối kháng với opioid như nalbuphin, petazocin…
- Enfluran và nitơ oxit sử dụng khi gây mê toàn thân
- Thuốc nhóm ức chế MAO không chọn lọc
- Thuốc nhóm ức chế chọn lọc MAO-A hoặc MAO-B
- Carbamazepin và các loại thuốc cảm ứng enzyme khác
- Thuốc tác dụng lên hệ serotoninergic như thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin và thuốc nhóm triptan khác
- Các dẫn chất khác của opioid
- Thuốc ức chế thần kinh trung ương khác như benzodiazepine, barbiturate, thuốc chống lo âu, các loại thuốc ngủ, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc hạ huyết áp loại tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, thalidomide, baclofen
- Thuốc tương tự với warfarin
- Thuốc ức chế CYP3A4 (erythromycin…)
- Thuốc làm giảm ngưỡng gây động kinh
- Thuốc chống nôn, thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3 trước và sau phẫu thuật
- Ondasetron
Thức ăn không gây ảnh hưởng đến việc dùng thuốc.
Đặc biệt lưu ý rằng rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc giảm đau nhóm opioid, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự tỉnh táo. Bên cạnh đó, việc kết hợp với rượu còn làm tăng độc tính cho gan. Vì vậy, tránh sử dụng các đồ uống có cồn cùng các thuốc khác chứa alcohol khi đang điều trị.
Tác dụng không mong muốn của thuốc Poltrapa là gì?
Sự kết hợp giữa paracetamol và tramadol có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Rối loạn tâm thần:
- Phổ biến: hay nhầm lẫn, dễ thay đổi tâm trạng, rối loạn giấc ngủ
- Không phổ biến trầm cảm, gặp ảo giác, ác mộng, mất trí nhớ
- Hiếm gặp: phụ thuộc thuốc
Rối loạn hệ thần kinh:
- Rất phổ biến: chóng mặt, buồn ngủ
- Phổ biến: đau đầu, run rẩy
- Không phổ biến: co thắt cơ, dị cảm, ù tai
- Hiếm gặp: mất điều hòa, co giật
Rối loạn thị giác: nhìn mờ (hiếm gặp)
Rối loạn tim mạch: tăng huyết áp, đánh trống ngực, loạn nhịp tim (không phổ biến).
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: khó thở (không phổ biến).
Rối loạn tiêu hóa:
- Rất phổ biến: buồn nôn
- Phổ biến: nôn, táo bón, khô miệng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy
- Không phổ biến: khó nuốt, phân đen
Rối loạn toàn thân và tại chỗ dùng thuốc: run rẩy, nóng bừng mặt, đau tức ngực (không phổ biến)
Rối loạn chức năng thận và tiết niệu: albumin niệu, rối loạn tiểu tiện, bí tiểu, khó tiểu (không phổ biến)
Rối loạn ở da và mô dưới da:
- Phổ biến: đổ mồ hôi, ngứa
- Không phổ biến: phát ban trên da, nổi mề đay
Ngoài ra, khi dùng thuốc còn có thể xuất hiện của những tác dụng phụ có liên quan đến dùng tramadol hoặc paracetamol.
Tramadol có thể gây ra các tác dụng không mong muốn sau:
- Hạ huyết áp tư thế đứng, nhịp tim chậm, trụy tim
- Phản ứng dị ứng với các triệu chứng hô hấp như khó thở, co thắt phế quản, thở khò khè, phù mạch thần kinh và sốc phản vệ.
- Thay đổi cảm giác ăn ngon miệng, yếu vận động và suy hô hấp
- Thay đổi tâm trạng, dễ thay đổi các hoạt động hàng ngày hoặc thay đổi khả năng nhận thức và cảm giác
- Các triệu chứng cai thuốc hoặc các triệu chứng khi ngừng dùng thuốc opioid như kích động, căng thẳng, mất ngủ, lo lắng, tăng động, run và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, nếu ngừng sử dụng tramadol đột ngột, bệnh nhân có thể rơi vào hoảng loạn, lo lắng nghiêm trọng, dị cảm, ù tai và gặp các bất thường khác trên hệ thần kinh trung ương.
Trong khi đó, các tác dụng phụ do paracetamol gây ra hiếm gặp hơn có thể kể đến như:
- Quá mẫn, phát ban trên da
- Rối loạn tạo máu, gồm giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu hạt
- Giảm prothrombin
Nếu gặp bất kì biểu hiện trên đây, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Thuốc Poltrapa cần bảo quản như thế nào?
Bảo quản Poltrapa ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm và ánh sáng. Để xa tầm tay trẻ em.
Thông tin các thành phần của Poltrapa
Dược lực học của thuốc
Tramadol là thuốc giảm đau tác dụng lên cảm giác trung ương. Tác dụng giảm đau thông qua ít nhất 2 cơ chế, liên kết của chất gốc và chất chuyển hóa có hoạt tính (M1) với thụ thể Mu-opioid receptor và ức chế nhẹ sự tái hấp thu của norepinephrine và serotonin.
Paracetamol cũng là một loại thuốc giảm đau trung ương khác. Cơ chế và vị trí tác động giảm đau chính xác của nó chưa được xác định rõ ràng.
Khi đánh giá tác dụng trên động vật ở phòng thí nghiệm, việc phối hợp tramadol và paracetamol cho thấy rằng chúng có tác dụng hợp lực.
Dược động học của thuốc
Tính chất chung
Tramadol được dùng dưới dạng racemic, dạng tả tuyền và hữu tuyền của cả tramadol và M1 đều tìm thấy trong hệ tuần hoàn. Thông tin về dược động học của tramadol và paracetamol trong huyết tương sau khi uống như sau.
Tramadol hấp thu chậm hơn nhưng thời gian bán thải dài hơn so với paracetamol. Sau khi uống 1 liều đơn viên phối hợp tramadol 37.5 mg và paracetamol 325 mg nồng độ lớn nhất trong huyết tương của Tramadol là 64.3/55.5 ng/ml đạt được sau uống 1.8 giờ và của paracetamol là 4.2 ng/ml sau uống 0.9 giờ. Thời gian bán thải trung bình là 5.1/4.7 giờ đối với tramadol và là 2.5 giờ đối với paracetamol.
Hấp thu
Sinh khả dụng trung bình của tramadol hydrochloride khoảng 75% sau khi uống liều 100 mg tramadol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình của racemic tramadol và M1 đạt được ở khoảng 2 và 3 giờ sau khi được người lớn khỏe mạnh uống 2 viên.
Hấp thu của paracetamol sau khi uống nhanh, gần như hoàn toàn và ở ruột non. Paracetamol đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 1 giờ và không bị ảnh hưởng khi uống cùng tramadol.
Phân bố
Thể tích phân bố của tramadol trong máu sau khi tiêm tĩnh mạch liều 100 mg trên nam và nữ tương ứng là 2.6 và 2.9 L/kg. Khoảng 20% tramadol có liên kết với protein trong huyết tương.
Paracetamol phân bố rộng, hầu hết trên các mô của cơ thể trừ mô mỡ. Một tỷ lệ nhỏ (vào khoảng 20%) paracetamol liên kết với protein.
Chuyển hóa
Đo nồng độ trong huyết tương của tramadol và của chất chuyển hóa của nó M1 sau khi các tình nguyện viên uống thuốc không khác nhau so với khi chỉ uống tramadol.
Khoảng 30% thuốc thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không thay đổi, trong khi đó khoảng 60% thuốc thải trừ dưới dạng các chất chuyển hóa. Cách chuyển hóa chủ yếu là khử đi nhóm methyl ở vị trí N- và O- hoặc kết hợp với glucoronide hay sulfate tại gan.
Tramadol được chuyển hóa bằng nhiều cách, trong đó có cả thông qua CYP2D6. Paracetamol chuyển hóa chủ yếu ở gan bằng cơ chế động học bậc thứ nhất và theo ba cách riêng biệt:
- Kết hợp với glucoronide
- Oxy hóa nhờ enzyme cytochrome P450
- Kết hợp với sulfate
Thải trừ
Tramadol và chất chuyển hóa thải trừ chủ yếu qua đường thận. Thời gian bán thải của racemic tramadol và M1 tương ứng la 6 và 7 giờ. Thời gian bán thải của racemic tramadol tăng từ khoảng 6 giờ lên 7 giờ khi dùng tăng thêm liều. Thời gian bán thải của paracetamol khoảng 2 giờ đến 3 giờ ở người lớn, ngắn hơn một ít ở trẻ em và dài hơn ở bệnh nhân xơ gan và trẻ sơ sinh. Paracetamol thải trừ khỏi cơ thể chủ yếu bằng cách kết hợp với glucoronide và sulfat tùy theo liều uống. Dưới 9% paracetamol được thải trừ ở dưới dạng không đổi qua nước tiểu.
Thuốc Poltrapa giá bao nhiêu?
Thuốc Poltrapa giá bao nhiêu? Thuốc Poltrapa được bán ở nhiều bệnh viện lớn và hiệu thuốc, mức giá của thuốc sẽ có chênh lệch khác nhau tùy cơ sở và tùy loại. Để có thể biết được thông tin chính xác về giá của thuốc Poltrapa cùng với các chương trình ưu đãi thì hãy nhanh tay gọi ngay cho chúng tôi vào số hotline 0923283003 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ.
Thuốc Poltrapa mua ở đâu uy tín ở HN, HCM…cũng như trên toàn quốc?
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc không biết Thuốc Poltrapa mua ở đâu tại Hà Nội, thuốc Poltrapa mua ở đâu TPHCM, HN, Đà Nẵng… cũng như trên toàn quốc thì chúng tôi xin giới thiệu cho bạn một số cơ sở bán thuốc uy tín và chất lượng như là:
- Cơ sở 1: Nhà thuốc Hapu: Số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 2: Chung Cư Bình Thới, Phường 8, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3: Nguyễn Sinh Sắc, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Các bạn hãy liên hệ với Nhà thuốc hapu để được hỗ trợ tìm kiếm những thuốc cần mua bằng cách liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline/Zalo/Whatapps/Viber: 0923.283.003.
Facebook: https://www.facebook.com/nhathuochapu
Website: https://nhathuochapu.vn/
Thuốc Poltrapa 20mg khi mua online tại nhathuochapu.vn?
Để giúp đỡ cho các bệnh nhân có thể mua được thuốc Poltrapa cũng như những các loại thuốc kê đơn khác, nhathuochapu.vn chúng tôi có một đội ngũ tư vấn trực tuyến và đẩy mạnh dịch vụ giao hàng đến tận tay người tiêu dùng. Chúng tôi có sẵn dịch vụ vận chuyển trên khắp các tỉnh thành cả nước như Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh… Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0923283003 hoặc truy cập trực tiếp vào trang nhathuochapu.vn để có thể tìm hiểu các thông tin chi tiết hơn. Nhà thuốc chúng tôi cam kết luôn bán thuốc chính hãng với giá ưu đãi nhất cho các bạn.
Mua Thuốc Poltrapa online tại nhathuochapu.vn?
Khi bạn tin tưởng lựa chọn nhà thuốc Hapu chúng tôi, bạn sẽ có những quyền và lợi ích sau:
- Bạn được tư vấn nhiệt tình bởi các dược sĩ đại học có chuyên môn tốt mọi lúc mọi nơi trên toàn quốc
- Bạn có thể đặt hàng trực tuyến, nhận hàng tại nhà mà không cần phải đến tận cửa hàng
- Chúng tôi luôn có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn và hỗ trợ bệnh nhân trong mùa dịch covid
- Bạn sẽ được kiểm tra thông tin về xuất xứ của thuốc trước khi thanh toán cho chúng tôi
Trên đây là những thông tin về thuốc Poltrapa, chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn, giúp bạn phần nào hiểu về tác dụng cũng như cách sử dụng loại thuốc này.
Tài liệu tham khảo: Drugbank.vn, medicine.org.uk…
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hoặc muốn liên hệ để đặt hàng thì xin vui lòng gọi cho chúng tôi qua số hotline 0923283003 để được đội ngũ dược sĩ đại học có chuyên môn tư vấn và hỗ trợ hoặc quý khách có thể truy cập trang web nhathuochapu.vn để tìm hiểu thêm.