Thuốc Moxifloxacin được sử dụng điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Đây là kháng sinh thuộc trong nhóm kháng sinh Quinolone và hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn. Thuốc kháng sinh này điều trị nhiễm khuẩn nhưng thuốc sẽ không có tác dụng với các trường hợp nhiễm virus (như cúm…).
Thông tin cơ bản của thuốc Moxifloxacin
Nhóm thuốc: Kháng sinh nhóm quinolon
Thành phần chính: Moxifloxacin hydrochloride
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
Mô tả: Dung dịch tiêm trong suốt và có màu vàng
Hàm lượng: 400mg/250ml
Đóng gói: Hộp 1 chai 250ml
Thuốc Moxifloxacin là loại thuốc gì?
Thuốc Moxifloxacin 400mg/250ml là kháng sinh nhóm fluoroquinolon và hoạt động bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Thuốc được sử dụng ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn.
Thuốc Moxifloxacin có tốt không?
Thuốc kháng sinh truyền tĩnh mạch này có tác dụng trong điều trị nhiễm khuẩn nhanh chóng, giảm các nguy cơ sốc nhiễm trùng cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, không truyền kháng sinh này cho phụ nữ mang thai hoặc khi dùng cho cho con bú cần hết sức thận trọng, chỉ truyền khi thật sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ để tránh gây hại cho trẻ.
Thuốc Moxifloxacin được chỉ định sử dụng trong trường hợp nào?
Chỉ nên dùng thuốc này để điều trị các bệnh nhiễm trùng khi kháng sinh thông thường không thể sử dụng được hoặc các thuốc đó không có tác dụng.
Thuốc kháng sinh truyền tĩnh mạch này được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Vêm phổi mắc phải cộng đồng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm.
- Nhiễm trùng da và nhiễm trùng tổ chức dưới da phức tạp (gồm cả nhiễm trùng bàn chân do bệnh đái tháo đường).
- Nhiễm trùng ổ bụng phức tạp (gồm cả các trường hợp nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn như apces).
Nên xem xét cẩn thận các chỉ dẫn chính thức về chỉ định sử dụng thích hợp các kháng sinh.
Cách dùng và liều dùng của thuốc Moxifloxacin
Cách dùng
- Thời điểm tiêm thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.
- Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã kê toa.
- Điều quan trọng là phải sử dụng moxifloxacin xa với thời điểm dùng các thuốc sau (ít nhất trước 4 giờ hoặc sau khoảng 8 giờ): thuốc dạ dày chứa magnesi, chứa nhôm hoặc calci; thuốc có chứa sắt, multivitamin, sucralfat, kẽm, thực phẩm chức năng có sắt hoặc magnesi.
- Nếu được cho cùng với một thuốc khác thì mỗi thuốc phải được truyền tĩnh mạch riêng rẽ.
- Thuốc dạng tiêm truyền tĩnh mạch có thể pha loãng.
- Các dung dịch cùng tiêm truyền dưới đây khi pha với thuốc có thể tạo thành hỗn hợp ổn định hơn 24 giờ ở nhiệt độ phòng, do đó có thể coi là đây tương thích với dung dịch thuốc để tiêm truyền: Nước cất pha tiêm, Natri Clorid…
- Trước khi sử dụng, phải kiểm tra bằng mắt xem có các tiểu phân trong thuốc tiêm không.
- Thuốc chỉ sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn, không dùng cho điều trị bệnh lý nhiễm virus.
- Trẻ em dưới 18 tuổi nên hết sức thận trọng khi dùng.
Liều dùng
Bệnh nhân cần tuân thủ liều dùng theo chỉ định của bác sĩ trong tất cả trường hợp để đạt hiệu quả điều trị cao nhất và có thểphòng ngừa tình trạng đề kháng thuốc.
Liều dùng tham khảo là 400 mg x 1 lần/ngày.
Thời gian dùng thuốc:
- Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thì dùng trong 5 ngày
- Nhiễm khuẩn xoang cấp dùng trong 10 ngày
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở mức độ nhẹ và vừa dùng từ 7 – 14 ngày
- Với nhiễm khuẩn da và nhiễm khuẩn tổ chức dưới da dùng từ 7 – 21 ngày
Hướng dẫn xử trí khi dùng quá liều thuốc Moxifloxacin
Việc truyền tĩnh mạch thuốc cần được thực hiện bởi cán bộ y tế có chuyên môn nên ít khi xảy ra quá liều.
Khi dùng quá liều thì không có thuốc đặc hiệu để điều trị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ như gây nôn và súc rửa dạ dày để loại bỏ thuốc, uống thuốc lợi tiểu để tăng thải trừ thuốc.
Theo dõi điện tâm đồ ít nhất trong 24 giờ vì có thể khoảng QT sẽ kéo dài hoặc loạn nhịp tim.
Lưu ý bù đủ lượng dịch cho người bệnh.
Thuốc Moxifloxacin chống chỉ định với những đối tượng nào?
Không truyền tĩnh mạch thuốc này cho các đối tượng dưới đây:
- Dị ứng với hoạt chất chính của thuốc, bất kỳ loại kháng sinh quinolone nào khác hay bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
- Đối tượng phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì không nên sử dụng.
- Bệnh nhân dưới 18 tuổi.
- Đã có tiền sử mắc bệnh lý hoặc bị rối loạn gân gót có điều trị kháng sinh quinolone trước đây.
- Tình trạng bất thường nhịp tim.
- Mất cân bằng muối nước trong máu.
- Có bệnh về tim như suy tim, nhịp tim chậm, đã từng xuất hiện tình trạng nhịp tim bất thường.
- Bị bệnh gan nặng hoặc men gan (transaminase) tăng hơn 5 lần giới hạn bình thường trên.
Những vấn đề cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Moxifloxacin
Độ an toàn và hiệu quả sử dụng toàn thân của thuốc chưa được xác định đối với trẻ em dưới 18 tuổi.
Thận trọng khi truyền tĩnh mạch thuốc ở người bệnh có bệnh trên thần kinh trung ương vì có thể bị co giật.
Viêm gân hoặc đứt gân gót khi sử dụng các kháng sinh quinolon đã được thông báo, đặc biệt là dùng thuốc với corticosteroid, người ghép tạng hoặc người bệnh trên 60 tuổi cần vô cùng thận trọng.
Bệnh suy thận hoặc suy gan nhẹ hoặc vừa hoặc người cao tuổi thì không cần thay đổi liều
Hiệu quả và liều dùng thuốc vẫn chưa được nghiên cứu ở người đang chạy thận nhân tạo hoặc người bị suy gan mức độ nặng.
Việc sử dụng thuốc Moxifloxacin cho phụ nữ có thai và đang cho con bú
Vì nguy cơ ảnh hưởng lớn đối với thai nhi, do đó không sử dụng moxifloxacin để truyền tĩnh mạch khi đang mang thai.
Không truyền tĩnh mạch cho người đang cho con bú vì thuốc này có thể gây tác hại cho trẻ nhỏ.
Trường hợp cần phải sử dụng thì có thể ngừng cho con bú trong thời gian bắt buộc sử dụng thuốc.
Việc sử dụng thuốc Moxifloxacin cho người lái xe và vận hành máy móc
Hiện nay, các thông tin về tiêm truyền loại thuốc này cho người lái xe hoặc vận hành máy móc chưa được cập nhật đầy đủ.
Thuốc Moxifloxacin có thể xảy ra tương tác với thuốc hay thực phẩm nào?
Hãy nói với bác sĩ của mình những thuốc mà bạn đã, đang dùng, đặc biệt là các thuốc nào dưới đây:
- Thuốc chống loạn nhịp: quinidin, hydroquinidin, sotalol, disopyramid, amiodaron, dofetilid, ibutilid.
- Nhóm thuốc điều trị loạn thần: phenothiazin, sultoprid, pimozid, sertindol, haloperidol
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng như Amitriptyline, Butriptyline…
- Một số thuốc chống virus và vi khuẩn khác như saquinavir, sparfloxacin…
- Các thuốc kháng histamin như astemizol, terfenadin, mizolastin.
- Cisapride, vincamine tiêm truyền tĩnh mạch, bepridil và diphemanil.
- Các thuốc lợi tiểu, một số thuốc nhuận tràng hay corticosteroid, amphotericin B
- Bất kỳ loại thuốc nào có chứa magiê hoặc nhôm (thuốc kháng axit cho chứng khó tiêu), chứa sắt, kẽm hoặc bất kỳ thuốc nào có chứa sucralfate (trong điều trị rối loạn dạ dày) có thể làm giảm đi tác dụng của thuốc.
Tác dụng không mong muốn của thuốc Moxifloxacin
Khi truyền tĩnh mạch loại thuốc này có thể gặp những tác dụng phụ sau:
Thường gặp:
- Nôn và tiêu chảy, giảm men amylase.
- Chóng mặt.
- Giảm hoặc có thể tăng nồng độ bilirubin.
- Tăng albumin huyết thanh.
Ít gặp
- Đau bụng, khô miệng, ăn không ngon, khó tiêu, rối loạn vị giác thường mức độ nhẹ.
- Đau đầu, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, co giật, trầm cảm, lú lẫn, run rẩy.
- Ngứa và nổi ban đỏ.
- Đau các khớp, đau cơ.
Hiếm gặp
- Kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ.
- Đứt gân gót
- Đi chảy do vi khuẩn.
- Rối loạn tầm nhìn, ảo giác, suy nhược, có ý nghĩ tự sát.
Cách xử trí tác động không mong muốn trên:
- Cần ngừng ngay thuốc khi có bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng quá mẫn xuất hiện; có dấu hiệu thần kinh như co giật, trầm cảm, lú lẫn, run rẩy, có ý nghĩ tự sát; đau, viêm, bong gân.
- Xảy ra những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như là buồn nôn, rối loạn vị giác, đau bụng ở mức độ nhẹ không cần can thiệp điều trị. Các triệu chứng viêm đại tràng màng giả, theo dõi mức độ tiêu chảy, nếu trường hợp nặng phải điều trị bằng loại kháng sinh khác thích hợp.
Bảo quản thuốc Moxifloxacin như thế nào?
Sử dụng ngay thuốc sau lần mở đầu tiên và/hoặc pha loãng.
Sản phẩm này chỉ một lần sử dụng nên nếu không dùng thì phải bỏ đi.
Không sử dụng thuốc này nếu xuất hiện hạt li ti trong chai thuốc phát hiện được bằng mắt thường.
Thông tin thành phần thuốc
Dược lực học của Moxifloxacin
Moxifloxacin là một kháng sinh tổng hợp thuộcnhóm fluoroquinolon. Giống với các fluoroquinolon khác, hoạt chất này có tác dụng diệt khuẩn với cả Gram dương và Gram âm nhờ ức chế topoisomerase II (DNA gyrase) và/hoặc ức chế topoisomerase IV.
Topoisomerase là enzym cần thiết cho sự sao chép, phiên mã cũng như tu sửa DNA vi khuẩn. Nhân 1,8-napthyridin của hoạt chất có các nhóm thế là 8-methoxy và 7-diazabicyclononyl làm gia tăng tác dụng kháng sinh và giảm sự chọn lọc các thể đột biến kháng thuốc ở vi khuẩn Gram dương.
So với các thuốc như ciprofloxacin, levofloxacin và ofloxacin thì hoạt chất này có tác dụng invitro tốt hơn với Streptococcus pneumoniae (gồm cả chủng kháng penicilin) và có tác dụng tương đương với các vi khuẩn Gram âm và những vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình như là Chlamydia pneumoniae, M. pneumoniae, Legionella spp…
Hoạt chất này có tác dụng cả in vitro và tác dụng cả trên lâm sàng với hầu hết các chủng Staphylococcus aureus (chủng vi khuẩn nhạy cảm với methicilin), Streptococcus pyogenes, Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae, H. parainfluenzae, Moraxella catarrhalis, Chlamydia pneumoniae và M. pneumoniae
Hoạt chất này còn có tác dụng in vitro với vi khuẩn Staphylococcus epidermidis (chủng vi khuẩn nhạy cảm với methicilin), Streptococcus agalactiae, Streptococcus pneumoniae (chủng vi khuẩn kháng penicilin) nhóm Streptococcus viridans, vi khuẩn Enterobacter cloacae, Entamoeba coli, Klebsiella oxytoca, L. pneumophila, Proteus mirabilis, Fusobacterium spp… nhưng cho tới nay, hiệu lực và độ an toàn của hoạt chất này đối với các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nêu trên gây ra vẫn chưa được thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát.
Các vi khuẩn kháng thuốc:
- Vi khuẩn kháng thuốc phát triển chậm và thông qua nhiều bước đột biến.
- Đã thấy có sự kháng chéo giữa thuốc với các fluoroquinolon khác với vi khuẩn Gram âm.
- Tuy nhiên, vi khuẩn Gram dương kháng các fluoroquinolon khác có thể vẫn còn sự nhạy cảm với thuốc này.
Dược động học của Moxifloxacin
Hoạt chất được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá khi sử dụng dạng uống.
Sinh khả dụng tuyệt đối của hoạt chất khoảng 90%.
Thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc, vì vậy có thể dùng thuốc cùng hoặc không cùng với các bữa ăn.
Với liều 400 mg ở người lớn thì nồng độ hoạt chất cao nhất trong huyết tương là 4,5 mcg/ml sau khi uống từ 1 – 3 giờ.
Khoảng 50% hoạt chất gắn với protein huyết tương.
Thể tích phân bố đạt từ 1,7 đến 2,7 lít/kg.
Thuốc được phân bố rộng khắp cơ thể và đã được tìm thấy trong nước bọt, dịch tiết ở mũi, trong phế quản, niêm mạc xoang, dịch ở trong nốt phồng ở da, mô dưới da và cơ xương sau khi sử dụng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch 400 mg, nồng độ trong mô trội hơn cả nồng độ ở trong huyết tương.
Thuốc được chuyển hoá qua liên hợp glucuronid và sulfat, không chuyển hoá thông qua hệ cytocrom P450. Thuốc có nửa đời thải trừ dài khoảng 12 giờ, vì vậy sử dụng thuốc 1 lần/ngày.
Thuốc Moxifloxacin giá bao nhiêu?
Thuốc Moxifloxacin 400mg giá bao nhiêu? Thuốc Moxifloxacin được bán tại nhiều bệnh viện cũng như hiệu thuốc, thuốc sẽ có mức giá khác nhau tùy cơ sở bán và tùy loại. Để có thể biết được thông tin chính xác về giá của thuốc Moxifloxacin cùng với các chương trình ưu đãi thì hãy nhanh tay gọi vào đường dây nóng 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ.
Thuốc Moxifloxacin mua ở đâu uy tín ở HN, HCM…cũng như trên toàn quốc?
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc không biết thuốc Moxifloxacin mua ở đâu tại Hà Nội, thuốc Moxifloxacin mua ở đâu TPHCM… cũng như trên toàn quốc thì chúng tôi xin giới thiệu cho bạn những cơ sở bán thuốc uy tín sau:
- Cơ sở 1: Nhà thuốc Hapu: Số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 2: Chung Cư Bình Thới, Phường 8, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3: Nguyễn Sinh Sắc, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Hotline/Zalo/Whatapps/Viber: 0923.283.003.
Facebook: https://www.facebook.com/nhathuochapu
Website: https://nhathuochapu.vn/
Thuốc Moxifloxacin khi mua online tại nhathuochapu.vn?
Để giúp đỡ cho các bệnh nhân có thể mua được thuốc Moxifloxacin cũng như những các loại thuốc kê đơn khác, nhathuochapu.vn chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng và giao hàng nhanh chóng kể cả trong điều kiện mùa dịch. Chúng tôi có sẵn dịch vụ vận chuyển trên khắp các tỉnh thành cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Dương, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh… Bạn có thể liên hệ với nhà thuốc chúng tôi qua đường dây nóng 0923283003 hoặc truy cập vào trang web nhathuochapu.vn để có thể tìm hiểu một cách chi tiết hơn. Nhà thuốc chúng tôi cam kết bán thuốc chính hãng với mức giá cả ưu đãi nhất cho các bạn.
Mua thuốc Moxifloxacin online tại nhathuochapu.vn?
Khách hàng của nhà thuốc Hapu khi mua thuốc sẽ được hưởng các quyền và lợi ích sau:
- Bạn được đội ngũ dược sĩ đại học có chuyên môn tư vấn một cách nhiệt tình mọi lúc mọi nơi trên toàn quốc
- Bạn chỉ cần ngồi tại nhà là có thể đặt đơn hàng trực tuyến và nhận hàng nhanh chóng mà không cần phải đến tận cửa hàng
- Rất nhiều chương trình ưu đãi và hỗ trợ cho khách hàng được chúng tôi cung cấp trong dịch covid
- Chất lượng và nguồn gốc của thuốc luôn được đảm bảo rõ ràng, chính hãng và các bạn được quyền kiểm tra trước khi thanh toán cho bên giao.
Trên đây là những thông tin về thuốc Moxifloxacin, chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích và giúp các bạn phần nào hiểu về tác dụng cũng như cách sử dụng của loại thuốc truyền tĩnh mạch này.
Tài liệu tham khảo: Drugbank.vn, medicine.org.uk…
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hay muốn liên hệ đặt hàng thì hãy vui lòng gọi cho chúng tôi qua số hotline 0923283003 và sẽ được đội ngũ dược sĩ đại học tư vấn và hỗ trợ hoặc quý khách có thể trực tiếp truy cập trang web nhathuochapu.vn tìm hiểu thêm.