Tác dụng phụ của thuốc Sorafenat? Biểu hiện khi bị tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc Sorafenat? Biểu hiện khi bị tác dụng phụ của thuốc Sorafenat là gì? Đây là những băn khoăn mà nhiều khách hàng đặt ra khi tìm hiểu về thuốc Sorafenat. Thuốc Sorafenat là thuốc điều trị ung thư gan, thận, tuyến giáp. Bài viết dưới đây xin giới thiệu chi tiết về tác dụng phụ của thuốc Sorafenat 200mg? Biểu hiện khi bị tác dụng phụ của thuốc cũng như những chú ý khi dùng thuốc.

Thuốc Sorafenat 200mg là thuốc gì?

Thuốc Sorafenat với thành phần chính là Sorafenib hàm lượng 200mg kết hợp với tá dược: Croscarmellose sodium, Hydroxypropylmetyl, cellulose vi tinh thể, Magiê stearat, Natri laurylsulfate, Macrogol, Titanium dioxide, Oxit sắt đỏ.

Cơ chế: Sorafanib hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của khối u và sự hình thành mạch máu bằng cách ức chế các kinase nội bào (CRAF, BRAF và BRAF đột biến) và các thụ thể kinase bề mặt tế bào (VEGFR-1, VEGFR-2, VEGFR-3, VEGFR-3, VEGFR FLT-3, RET và RET / PTC). Từ đó làm giảm lưu lượng máu đến các tế bào khối u, ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư của cơ thể.

Xuất xứ: Công ty Dược phẩm Natco – Ấn Độ

Quy cách đóng gói: Hộp 120 viên nén

Cơ chế hoạt động của sorafenib
Cơ chế hoạt động của sorafenib

Công dụng – Chỉ định của thuốc Sorafenat 200mg

Thuốc ung thư gan, thận Sorafenat 200mg được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Ung thư biểu mô tế bào gan
  • Ung thư biểu mô tế bào thận tiến triển
  • Ung thư tuyến giáp tái phát hoặc di căn cục bộ, tiến triển, biệt hóa.

Bạn cần nói gì với bác sĩ trước khi được kê đơn

  • Nếu bạn bị dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ phần nào của thuốc này. Hãy cho bác sĩ của bạn biết về dị ứng và những dấu hiệu bạn đã có.
  • Trước khi sử dụng Sorafenat, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về bệnh sử của bạn cũng như các dược phẩm hay thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng.

Những chú ý trong khi sử dụng thuốc Sorafenat 200mg

  • Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn và đọc tất cả các hướng dẫn thuốc hoặc tờ hướng dẫn. Sử dụng thuốc chính xác theo chỉ dẫn.
  • Bạn sẽ cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra máu
  • Bạn có thể dễ nhiễm trùng và chảy máu hơn. Nên cần tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh và thận trọng với các vật nhọn, dao cạo,… để tránh nhiễm trùng và chảy máu.
  • Nexavar có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh khi sử dụng trong thai kỳ. Vì thế cần sử dụng biện pháp tránh thai khi sử dụng thuốc này. Nếu bạn có thai trong khi dùng thuốc này hoặc trong vòng 6 tháng sau liều cuối cùng, hãy gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức.
  • Nexavar có thể làm tăng huyết áp có thể ở mức độ nhẹ và vừa. Vì thế bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Cách dùng thuốc Sorafenat hiệu quả

Sorafenat được dùng tốt nhất như thế nào?

  • Uống thuốc đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ và phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Dùng thuốc này vào cùng một thời điểm trong ngày.
  • Nếu nên uống thuốc này khi bụng đói, ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn.
  • Nuốt cả viên nang hoặc viên thuốc. Không nghiền nát, nhai, hòa tan, phá vỡ hoặc mở nó.
  • Tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe.

Các tác dụng phụ của thuốc Sorafenat 200mg thường gặp

Tác dụng phụ của thuốc Sorafenat
Tác dụng phụ của thuốc Sorafenat

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Sorafenat là gì?

Bất kỳ thuốc nào khi sử dụng đều có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, nôn mửa
  • Đau cơ- xương- khớp
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Sụt cân
  • Khó ngủ
  • Da khô, ngứa
  • Rụng tóc
  • Thay đổi khẩu vị
  • Mặt đỏ bừng, chảy nước mũi

Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng:

  • Dấu hiệu của phản ứng dị ứng như: phát ban, ngứa, da đỏ, sưng, phồng rộp hoặc bong tróc; thở khò khè; đau thắt ở ngực hoặc cổ họng; khó thở khi nuốt hoặc nói chuyện; khàn giọng bất thường hoặc sưng miệng, mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Dấu hiệu chảy máu: Nôn hoặc ho ra máu; đi tiểu hay đi cầu ra máu, phân màu đen; chảy máu nướu răng; chảy máu âm đạo bất thường; xuất hiện các vết bầm không rõ nguyên nhân.
  • Dấu hiệu huyết áp cao: Đau đầu hoặc chóng mặt rất nặng, ngất xỉu hoặc thay đổi thị lực.
  • Vấn đề về tuyến giáp: Thay đổi cân nặng, cảm thấy lo lắng, dễ bị kích động, bồn chồn, tóc mỏng, sưng cổ, khó tập trung, tay run rẩy, đổ nhiều mồ hôi.
  • Vấn đề về chất điện giải: Thay đổi tâm trạng, dễ nhầm lẫn, đau cơ hoặc yếu cơ, rối loạn nhịp tim, co giật, nôn mửa.
  • Vấn đề về thận: Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu ra máu
  • Đỏ hoặc kích ứng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
  • Trầm cảm
  • Đổ mồ hôi nhiều

Thận trọng khi sử dụng Sorafenat 200mg

  • Cần báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang dùng bao gồm thực phẩm chức năng và các thuốc từ dược liệu để tránh tương tác thuốc với Sorafenat gây các tác dụng không mong muốn khác.
  • Sorafenat có thể gây nhiễm độc gan. Gọi bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, đau 1 bên dạ dày, phân sáng màu, da niêm mạc vàng
  • Sorafenat có thể gây độc tính trên da như đỏ, sưng, hội chứng Stevens-Johnson,…
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sử, không tự ý tăng liều, giảm liều, rút ngắn hay kéo dài thời gian sử dụng thuốc.

Quá liều và Xử lý

  • Trong các trường hợp sử dụng thuốc Sorafenat quá liều hay uống quá nhiều so với liều được chỉ định phải cấp cứu, người nhà cần đem lọ thuốc nạn nhân đã uống. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng cần biết chiều cao và cân nặng của nạn nhân để thông báo cho bác sĩ.
  • Nên làm gì nếu quên một liều?

Tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng thuốc đúng thời gian bác sĩ kê đơn để bảo đảm đạt hiệu quả của thuốc được tốt nhất. Nếu quên liều không nên uống bù khi thời gian quá xa cho lần uống tiếp theo.

Không dùng hai liều cùng một lúc.

Sản phẩm tương tự thuốc Sorafenat

Một số thuốc có thành phần Sorafenib 200mg tương tự thuốc Sorafenat như:

  • Thuốc AASAB 200mg (Hộp 120 viên, Công ty Dược phẩm Bruch – Ấn Độ)
  • Thuốc Nexavar (Hộp 60 viên, Công ty Dược phẩm Bayer – Đức)
  • Thuốc Soranib 200mg (Hộp 120 viên, Công ty Dược phẩm Cipla- Ấn Độ)

Thuốc Sorafenat giá bao nhiêu? Mua thuốc Sorafenat ở đâu Hà Nội, HCM?

Nếu bạn vẫn chưa biết thuốc Sorafenat giá bao nhiêu, giá bán Sorafenat hay địa chỉ mua Sorafenat ở đâu Hà Nội, HCM quý khách hàng có thể tham khảo giá thuốc Sorafenat tại: https://thuockedonaz.com/

Chúng tôi luôn có sẵn thuốc cho quý khách hàng. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm địa chỉ mua thuốc Sorafenat ở đâu Hà Nội, HCM, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang…. Thuockedonaz.com cam kết bán thuốc Sorafenat chính hãng, uy tín với giá tốt nhất.

Chúng tôi cam kết bán và tư vấn thuốc Sorafenat chính hãng, giá tốt nhất.

 

Hệ thống thuokedonaz.com đảm bảo luôn phân phối thuốc Sorafenat chính hãng, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu còn thắc mắc về thuốc Sorafenat Ấn Độ xin đừng ngừng ngại liên hệ với chúng tôi!

Thuốc Sorafenat giá bao nhiêu tiền? Mua thuốc Sorafenat ở đâu uy tín? Sorafenat là thuốc gì? Phân biệt thuốc Sorafenat xách tay và nhập khẩu? Công dụng, thành phần của thuốc Sorafenat  là gì? Tác dụng phụ của thuốc Sorafenat  là gì? Biểu hiện khi bị tác dụng phụ của thuốc Sorafenat? Vui lòng liên hệ với thuokedonaz.com theo số hotline 0923 283 003 để được các Dược sĩ Đại học tư vấn. thuokedonaz xin chân thành cảm ơn.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook