Nhiễm HBV là gì? Nhiễm hbv có nguy hiểm không? Xét nghiệm HBV là gì? Virus HBV là một loại siêu virus gây tổn thương gan, virus HBV tấn công gan là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Theo thống kê của bộ y tế thế giới có khoảng hơn 300 triệu người đang nhiễm viêm gan B, hàng năm có khoảng 600.000 bệnh nhân chết vì viêm gan B.
Theo thống kê tại Việt Nam có khoảng 12-14 triệu người nhiễm virus HBV trong đó có khoảng 5 triệu người bệnh trong tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Nguy cơ ung thư hóa do viêm gan tại Việt Nam ngày càng tang mạnh vì vậy việc phòng ngừa viêm gan B là vô cùng cấp thiết. ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa hệ thống tiêm chủng VNVC khuyến cáo: “Viêm gan B là bệnh rất dễ lây lan, khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 50 – 100 lần so với HIV, tỉ lệ mắc bệnh liên tục gia tăng qua từng năm. Để phòng bệnh, mọi người cần chủ động tiêm vắc xin phòng viêm gan B, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có ý định mang thai. Bà bầu mắc viêm gan B trong thai kỳ có thể làm tăng các nguy cơ sinh non, con nhẹ cân, gây tổn thương gan của trẻ, nguy hiểm hơn là sảy thai”. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nhiễm HBV là gì? Nhiễm HBV có nguy hiểm không? Xét nghiệm HBV? liên hệ 0923 283 003 hoặc 0978 342 324 để được tư vân và hỗ trợ quý khách cũng có thể truy cập thuockedonaz.com để được hỗ trợ hỏi đáp
Nhiễm HBV là gì? HBV là gì?
HBV là gì?
HBV là gì? HBV hay còn gọi virus HBV là một loại virus thuộc họ virus Hepadnaviridae, có gen di truyền ADN chuỗi kép với kích thước khoảng 27 nm.
Virus HBV có hình cầu, vỏ bao quanh của HBV là lipoprotein có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg (tính đến nay đã xác định là có 8 tuýp kháng nguyên khác nhau của HBV).
Bên trong lớp vỏ virus HBV là một lớp kháng nguyên hoà tan có hình hộp (được ký hiệu kháng nguyên HBeAg). Bên trong cùng là lõi của virut HBV có chứa enzym polymerase AND, phụ thuộc ADN và các hoạt tính phiên mã ngược.
Virus HBV có khả năng tồn tại ở nhiệt độ 100 độ C, virus có thể sống trong vòng 30 phút. Ở nhiệt độ -20 độ C, thời gian sống của nó có thể liên tiết kéo dài tới 20 năm.
Nhiễm HBV là gì?
Nhiễm HBV là gì? Nhiễm HBV là trường hợp cơ thể người bệnh mang chủng virus HBV. Virus HBV xâm nhập vào máu sau đó tồn tại ở gan tấn công, phát triển và làm tổn thương các tế bào gan dẫn đến suy giảm các chức năng gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan
Các con đường lây nhiễm virus HBV?
Virus HBV là một loại siêu virus có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính.
Virus HBV gây ra viêm gan B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% bệnh nhân chuyển sang viêm gan mạn tính và biến chứng cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.
Phòng ngừa lây nhiễm virus HBV như thế nào?
Virus HBV gây ra viêm gan B hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mọi người hiểu về cách lây truyền, cũng như có ý thức tự phòng bệnh cho chính mình và gia đình.
Mọi người nên chủ động phòng ngừa viêm gan B
Mọi người nên chủ động tiêm vaccin viêm gan virus B cho tất cả trẻ em trong vòng 24h sau sinh và các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tiêm vắc xin viêm gan virus B cho các đối tượng chưa bị nhiễm HBV. Cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng vắc
Tiêm vắc xin viêm gan B cho nhân viên y tế.
- Cần chủ động phòng ngừa lây truyền virus HBV từ mẹ sang con
Nếu mẹ mang thai có HBsAg (+): Tiêm vaccin viêm gan B liều sau sinh cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và phối hợp với tiêm kháng thể kháng HBV cho trẻ. Nên tiêm cùng thời điểm nhưng ở 2 vị trí khác nhau. Sau đó tiêm đầy đủ các liều vắc xin viêm gan virus B cho trẻ theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng.
Nếu người mẹ mang thai có HBV-DNA > 106 copies/ml (200.000 IU/mL): Dùng thuốc kháng virus từ 3 tháng cuối của thai kỳ. Xét nghiệm lại HBV DNA sau sinh 3 tháng để quyết định ngừng thuốc hoặc tiếp tục điều trị nếu mẹ đủ tiêu chuẩn điều trị. Theo dõi sát người mẹ để phát hiện viêm gan bùng phát.
Mọi người nên chủ động dùng biện pháp tránh mang thai trong quá trình điều trị viêm gan B.
- Chủ động phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm HBV hàng ngày
Sàng lọc máu và chế phẩm máu
Không dùng chung kim tiêm, các dụng cụ xuyên chích qua da, đồ dùng cá nhân khác
Quan hệ tình dục an toàn
Tránh tiếp xúc với máu và các dịch tiết của bệnh nhân nhiễm virus HBV
Thực hiện phòng ngừa tiêu chuẩn giống các bệnh lây truyền qua đường máu.
Không thực hiện xăm mắt, môi… tại những cơ sở không đảm bảo an toàn xử lí dụng cụ.
Trước khi kết hôn cần đi xét nghiệm nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan B HBV mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.
Xét nghiệm HBV là gì?
Xét nghiêm HBV là gì? Xét nghiệm HBV đây là một loại xét nghiệm dùng để xác định có sự tồn tại của virus HBV trong máu hay không. Từ đó để đưa ra kết quả bệnh nhân bị viêm gan B hay không đang ở giai đoạn nào? Để các bác sĩ có thể đưa ra kết luận cũng như phác đồ điều trị kịp thời tránh sự lây lan virus ra cộng động và tránh các biết chứng do virus viêm gan B HBV gây ra.
Khi nào thì cần xét nghiệm HBV
Việc xét nghiệm virus HBV là điều cần thiết tuy nhiên không phải ai cũng có đủ thông tin kiến thức để biết rõ khi nào thì cần xét nghiệm HBV dưới đây là một số trường hợp mọi người được chỉ định xét nghiệm HBV:
Bạn sẽ thực hiện xét nghiệm HBV khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu có liên quan đến các bệnh về gan cấp tính. Xét nghiệm này có thể cho bạn biết nguyên nhân chính có phải xuất phát từ viêm gan B hay không.
– Đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm nguyên nhân nghề nghiệp: Việc xét nghiệm HBV thường được thực hiện bởi mục đích là tầm soát, kiểm soát những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh như là bác sĩ, nha sĩ và các y tá.
– Đối tượng hiến máu nhân đạo: việc xét nghiệm này còn được các bác sĩ chỉ định khi tầm soát những người đi hiến máu để xác định họ có virus viêm gan B trong máu hay không. Từ đó để ngăn ngừa sự lây lan của virus.
– Riêng với những người đã từng tiêm vắc xin, việc xét nghiệm HBV sẽ giúp bạn xác định đã có các kháng thể trong cơ thể chưa. Bên cạnh đó, theo dõi xem vắc xin đã có tác dụng hay chưa.
– Bệnh nhân nhiễm HBV: Khi các bác sĩ theo dõi mức độ hiệu quả của việc điều trị ở những người đã bị mắc bệnh viêm gan B cũng được thực hiện xét nghiệm HBV
Những điều bạn cần biết về xét nghiệm định lượng virus HBV
Việc xét nghiệm định lượng HBV sẽ bao gồm các chỉ số như kháng nguyên HBV, kháng thể HBV…Các chỉ số này sẽ quyết định bạn có nhiễm virus HBV hay không. cùng với các chỉ số khác về gan cuối cùng để đưa ra phương hướng và phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân.
1.Xét nghiệm định lượng HBV là gì? (HBV-DNA)
Xét nghiệm định lượng HBV là gì? Xét nghiệm định lượng HBV hay còn gọi tắt là định lượng HBV là một xét nghiệm quan trọng trong việc điều trị viêm gan B. Xét nghiệm này được thực hiện nhằm mục đích xác định cụ thể số lượng virus tồn tại trong 1 đơn vị thể tích máu huyết tương/huyết thanh. Chỉ số định lượng virus HBV được đo bằng đơn vị UI/ml hoặc copy/ml
Xét nghiệm định lượng HBV là một xét nghiệm cần thiết quyết định vấn đề việc có điều trị viêm gan B bằng thuốc hay không và các chỉ số định lượng HBV này cần được theo dõi trong quá trình điều trị viêm gan B HBV.
Các chỉ số HBV là gì? Ý nghĩa của mỗi chỉ số HBV
Hiện nay khi đi xét nghiệm HBV bạn sẽ bắt gặp các chỉ số HBV khác nhau vậy các chỉ số HBV là gì và ý nghĩa các chỉ số HBV đó là gì?
Có nhiều loại chỉ số HBV khác nhau, mỗi chỉ số hbv sẽ cho ra một kết quả khác nhau cho tác dụng và mục đích riêng trong việc điều trị viêm gan B.
-Kháng nguyên bề mặt virus HBV (HBsAg)
HBsAg là một chỉ số quan trọng, xét nghiệm chỉ số HBsAg được thực hiện với mục đích để sàng lọc, phát hiện và giúp các Bác sĩ có thể chẩn đoán có sự xuất hiện của virus viêm gan B trong máu hay không. Thông thường việc chỉ định xét nghiệm HBsAg dùng để xác định người mang virus HBV kể cả khi có biểu hiện và triệu chứng lâm sàng hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm này không phát hiện được HBV khi ở thể ẩn (OBI).
-Kháng thể bề mặt virus HBV (anti-HBs)
Xét nghiệm này được chỉ định khi bác sĩ cần xác định cơ thể bạn đã có đủ nồng hàm lượng kháng thể bảo vệ sau khi tiêm vaccine chưa hoặc cơ thể bạn đã có kháng thể HBV hay chưa, hay nói cách khác là có khỏi bệnh sau khi nhiễm HBV cấp tính chưa.
-Kháng thể kháng lại kháng nguyên lõi của HBV
Xét nghiệm kháng nguyên lõi hbv là một loại xét nghiệm kháng thể anti-HBc IgM và IgG. Đây là một kháng nguyên được cơ thể được sản sinh ra nhằm chống lại kháng nguyên tồn tại bên trong lõi của virus. Xét nghiệm này được thực hiện để phát hiện bạn nhiễm HBV cấp tính hay mạn tính hay đợt cấp của viêm gan B mạn tính.
-Kháng nguyên e của virus HBV (HbeAg)
Đây là một loại xét nghiệm được thực hiện nhằm để đánh giá khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B đối với những người khỏe mạnh. Dựa vào kết quả cũng như diễn biến của bệnh mà bác sĩ có thể căn cứ và đưa ra những phương pháp và phác đồ điều trị khác nhau.
-Xét nghiệm HbeAB
Một trong những xét nghiệm viêm gan B thường gặp đó là xét nghiệm HbeAB. Xét nghiệm này được thực hiện ở những bệnh nhân đang bị nhiễm vi rút viêm gan B. Khi HBeAb xuất hiện, HBeAg âm tính, HBV-DNA dưới ngưỡng, gọi là hiện tượng chuyển đảo huyết thanh, bệnh tiến triển tốt. Trường hợp HBeAb dương tính, HBeAg âm tính, HBV-DNA cao thì đây là hiện tượng đột biến tiền nhân, cần điều trị kịp thời.
Kết quả HBV là gì?
Kết quả HBV là gì? Kết quả HBV là tổng hợp các kết quả xét nghiệm các chỉ số HBV từ đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận có nên điều trị viêm gan B bằng thuốc hay không, phương hướng điều trị và phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Virus HBV gây ra viêm gan B một căn bệnh nguy hiểm có thể lây nhiễm và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Mọi người nên nâng cao ý thức trong việc phòng ngừa viêm gan B và tránh lây nhiễm viêm gan B ra cộng đồng.
Nhiễm virus HBV có nguy hiểm không?
1.Để biết nhiễm viêm gan B hay không cần làm những xét nghiệm nào?
Đầu tiên bạn cần làm xét nghiệm HBsAg
Nếu có HBsAg dương tính, thì cần làm tiếp như sau:
Kiểm tra: HBeAg, HBeAb, HBcAb.
Kiểm tra chức năng gan: Kiểm tra mức độ xơ hóa gan, tổn thương gan của người bệnh.
Kiểm tra HBV-DNA: Kiểm tra tình trạng phát triển, nhân lên của virus trong cơ thể người bệnh. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ mức độ phát của virus càng mạnh, tính truyền nhiễm cao.
Siêu âm: Quan sát sự thay đổi của các bộ phận gan, mật, tụy, điều này rất có lợi trong việc điều trị. Đặc biệt cần siêu âm Fibroscan để phát hiện sớm xơ hóa gan.
Sinh thiết gan: Thông qua tế bào gan được sinh thiết bạn sẽ biết được mức độ tổn thương của gan của bệnh nhân.
Từ các kết quả trên bác sĩ sẽ đưa ra kết luận xem ban có cần dùng thuốc để điều trị viêm gan B hay không. Bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị và phác đồ cho riêng mỗi bệnh nhân.
Người lành nhiễm virus HBV có nguy hiểm không?
Ở bệnh nhân trưởng thành:
Khi virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể virus HBV sẽ tấn công vào gan nếu bệnh nhân đã có miễn dịch kháng thể chống lại virus nếu bệnh nhân khỏe mạnh thì có khoảng 90% bệnh nhân tự khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng gì sau 6 tháng đầu nhiễm virus HBV (giai đoạn cấp tính) mặc dù bệnh nhân không sử dụng bất kì một tác động nào đến virus.
Số 10% còn lại nhiễm HBV hoặc có biểu hiện lâm sàng. Ở người trưởng thành, viêm gan B thể nhẹ thì có thể bị chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn), nước tiểu vàng đậm. Loại biểu hiện lâm sàng nặng (viêm gan cấp tính) thì triệu chứng lâm sàng thể hiệ rõ và rầm rộ hơn rất nhiều như: vàng da niêm, nước tiểu sẫm màu như nước vối, có thể phân bạc màu.
Ở bệnh nhân nhi
Ở trẻ sơ sinh lây truyền từ mẹ (nhất là trẻ mới lọt lòng) thì biểu hiện của bệnh hoàn toàn khác hẳn người trưởng thành. Người ta tổng kết cho thấy rằng, có khoảng 90% số trẻ bị lây nhiễm HBV từ mẹ trở thành trẻ viêm gan B mạn tính kéo dài trong nhiều năm (có thể không có biểu hiện lâm sàng gì) và hậu quả cuối cùng của biến chứng là bị xơ gan cổ trướng hoặc hiếm hơn là bị ung thư gan
Khi nào thì dùng thuốc điều trị viêm gan B?
Khi đi xét nghiệm viêm gan HBV để có thể đưa ra phác đồ điều trị dùng thuốc hay không còn cần nhiều yếu tố quyết định dưới đây là một số trường hợp nhà thuốc đưa ra bạn có thể tham khảo:
– Trường hợp 1:
Xét nghiệm kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) chứng tỏ có virut; có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn; enzym gan ALT-alanin aminotranferase tăng. Bình thường ALT= 40U/L, khi bị bệnh ALT tăng gấp 2 lần trở lên). Đây là trường hợp bệnh nhân cần phải dùng thuốc.
– Trường hợp 2:
Kết quả xét nghiệm HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg(-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi; không có dấu hiệu lâm sàng rõ. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh, chưa cần thiết dùng thuốc.
– Trường hợp 3:
Kết quả xét nghiệm HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg(+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người “dung nạp được miễn dịch” cũng chưa cần thiết dùng thuốc. Nhưng trường hợp này có nguy cơ cao, virut có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì khám ngay và theo dõi các chỉ số HBV để kịp thời dùng thuốc.
– Trường hợp 4:
Bệnh nhân có kết quả HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp bệnh nhân đã từng bị viêm gan B mạn, virut từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là bệnh nhân viêm gan B không hoạt tính; chưa cần dùng thuốc (vì virut chưa tái sinh sôi, chưa thực sự tái kích hoạt, dùng sẽ không có lợi). Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp bằng thuốc ngay.
Các thuốc điều trị viêm gan B là thuốc gì?
Hiện nay các thuốc ức chế siêu virus được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm gan B. Tuy nhiên chỉ có khoảng từ 3-5% bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc thì chuyển đổi huyết thanh và có thể tam ngừng thuốc. Chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan B. Các thuốc kháng virus chỉ làm suy giảm sự phát triển và tấn công của virus vào tế bào gan giúp cải thiện và phục hồi các chức năng gan.
Các thuốc được sử dụng phổ biến như:
Interferone: Thuốc có khả năng tang cường miễn dịch, kháng virus tuy nhiên giá thành cao lại phải dùng lâu dài mặc dù thuốc tốt nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để sử dụng
Entecavir: Entecavir là một hoạt chất kháng virus tốt thường được chỉ định cho bênh nhân giai đoạn đầu hoặc sau khi kháng lamivudine
Các biệt dược của thuốc như: Baraclude 0,5mg, Hepariv 0,5mg, AT Entecavir 0,5mg,…
Tenofovir Disoproxil Fumarate (TDF 300mg): Tenofovir 300mg là một sản phẩm được nghiên cứu đầu bởi mỹ thuốc cho kết quả điều trị tốt ít gây ra các tác dụng phụ tuy nhiên do thuốc sử dụng lâu dài nên vẫn gây ảnh hưởng đến thận và xương. Sử dụng lâu dài cần theo dõi chức năng thận và mật độ xương
Các biệt dược của thuốc như: Ricovir 300, Viread 300mg, Getinob 300mg, Savi Tenofovir, …
Tenofovir Alafenamide (TAF 25mg): Tenofovir 25mg là thế hệ 2 cùng nguồn gốc với Tenofovir 300mg tuy nhiên tác dụng và hiệu quả hơn so với TDF 300mg. Ngoài ra TAF 25mg cũng ít gây ra tác dụng phụ trên thận và xương hơn:
Các biệt dược của thuốc như: Tafsafe 25mg, Hepbest 25mg, Pharcavir 25mg, ….
Tác giả: DS Văn Tuấn