Ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (DCIS) là sự phát triển các tế bào bất thường bên trong các ống dẫn sữa của vú. Đây được xem là dạng ung thư vú sớm nhất, không lan sang các mô xung quanh và có nguy cơ ít xâm lấn hơn. Hãy tiếp tục đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về DCIS.
1. Ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (DCIS) là gì?
Ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ là tình trạng xuất hiện các tế bào bất thường trong các ống dẫn sữa của vú. DCIS được coi là loại ung thư vú sớm nhất, không lan sang các vùng xung quanh và ít có nguy cơ trở thành ung thư xâm lấn. Thông thường, DCIS được chẩn đoán thông qua nhũ ảnh sàng lọc hoặc khi phát hiện bất thường về khối u ở vú.
Mặc dù DCIS không phải là tình trạng cấp tính, tuy nhiên, nó cần được đánh giá và xem xét các phương pháp điều trị. Điều trị có thể bao gồm phẫu thuật bảo tồn vú kết hợp với xạ trị hoặc phẫu thuật loại bỏ đoạn nhũ.
2. Nguyên nhân gây ra ung thư biểu mô ống vú tại chỗ
Nguyên nhân gây ra DCIS vẫn chưa được hiểu rõ. DCIS hình thành khi có sự đột biến gen xảy ra trong DNA của tế bào ống dẫn sữa. Các đột biến gen làm cho các tế bào trở nên bất thường, nhưng chúng chưa có khả năng lan ra ngoài ống dẫn sữa.
Các nhà nghiên cứu chưa biết chính xác điều gì gây ra sự phát triển các tế bào bất thường dẫn đến DCIS. Các yếu tố có thể góp phần bao gồm lối sống, môi trường và yếu tố di truyền từ cha mẹ.
3. Dấu hiệu ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (DCIS)
DCIS thường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, đôi khi DCIS có thể gây ra các dấu hiệu như khối u vú hoặc chảy máu từ núm vú. Thông thường, DCIS được phát hiện thông qua chụp quang tuyến vú và thường xuất hiện dưới dạng các cụm vi vôi nhỏ có hình dạng và kích thước không đồng đều.
4. Ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (DCIS) có nguy hiểm không?
DCIS không đe dọa tính mạng, tuy nhiên, người mắc DCIS có nguy cơ cao hơn để phát triển thành ung thư vú xâm lấn so với người không mắc.
5. Phương pháp chẩn đoán
– Khám vú
Ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ hiếm khi có khối u rõ ràng, nhưng đôi khi bác sĩ có thể sờ thấy một khối u nhỏ trên vú của bệnh nhân.
– Siêu âm vú
Siêu âm là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm để tạo hình ảnh và cấu trúc của tuyến vú, giúp phát hiện các bất thường. Kỹ thuật viên sẽ đặt một đầu dò âm thanh lên vú để kiểm tra.
Nếu bệnh nhân dưới 30 tuổi, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm trước khi tiến hành chụp nhũ ảnh (X-quang vú) để đánh giá khối u lành hay ác tính. Đặc biệt đối với vú có mô dày, siêu âm có thể giúp phát hiện sớm ung thư dạng hối DCIS.
– Chụp nhũ ảnh
DCIS thường được phát hiện thông qua chụp nhũ ảnh sàng lọc ung thư vú. Nếu hình ảnh nhũ ảnh cho thấy vi vôi hóa tạo thành cụm hoặc phân nhánh không đều về hình dạng hoặc kích thước, bác sĩ chụp thêm hình ảnh vú để đánh giá.
Bạn có thể chụp nhũ ảnh chẩn đoán, hình ảnh được phóng to và chụp từ nhiều góc độ khác nhau. Quá trình này đánh giá cả hai vú và kiểm tra kỹ lưỡng các vi vôi hóa có nguy cơ ác tính hay không.
Vi vôi hóa là những chất canxi tích tụ nhỏ trong vú, xuất hiện dưới dạng các đốm trắng trên phim chụp nhũ ảnh. Vi vôi hóa lớn, tròn và rõ ràng thường lành tính. Các cụm vi vôi hóa nhỏ, không đồng đều về hình dạng có nguy cơ ác tính cao hơn. Nếu có tổn thương vú cần đánh giá thêm, bước tiếp theo là siêu âm và sinh thiết vú.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI vú)
Chụp cộng hưởng từ sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo hình ảnh chi tiết của tuyến vú. Đây là kỹ thuật không xâm lấn, không sử dụng tia X và an toàn với bệnh nhân. Chụp MRI vú có thể sàng lọc những người có nguy cơ cao mắc ung thư vú, như những người mang đột biến gen BRCA, hoặc để kiểm tra các bất thường xung quanh tuyến vú, cũng như theo dõi ung thư tái phát sau điều trị.
– Sinh thiết vú
Bác sĩ sử dụng kim rỗng để lấy mẫu mô từ vùng nghi ngờ trong vú của bệnh nhân, đôi khi được hướng dẫn bằng siêu âm hoặc nhũ ảnh (sinh thiết định vị không gian 3 chiều).
Sinh thiết vú dưới định vị 3 chiều: Mô vú được ép giữa hai tấm bảng máy chụp nhũ ảnh để xác định vị trí chính xác cho sinh thiết. Sau đó, bác sĩ sử dụng kim lấy mẫu để thu thập một số mảnh mô từ vùng nghi ngờ để phân tích giải phẫu bệnh, xem có sự bất thường nào trong tế bào hay không.
6. Các biện pháp phòng ngừa
– Dinh dưỡng: Thay đổi lối sống sang một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
– Thói quen sinh hoạt: Đảm bảo có giấc ngủ đủ giấc mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi tốt. Tìm cách giảm căng thẳng trong cuộc sống.
– Tập thể dục: Hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần.
– Tự kiểm tra vú tại nhà: Kiểm tra vú thường xuyên và nếu phát hiện bất thường, nên đến bệnh viện để kiểm tra kỹ hơn.
– Tầm soát: Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên thường xuyên chụp nhũ ảnh hàng năm để sàng lọc và phát hiện sớm bất thường.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ website: https://nhathuochapu.vn/