Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về Một số phương pháp xét nghiệm sinh thiết dành cho bệnh nhân? Sinh thiết là một phương pháp xét nghiệm giúp bác sĩ kiểm tra và phát hiện các vấn đề về sức khỏe mà người bệnh đang mắc phải, chẳng hạn như nhiễm trùng, khối u hoặc ung thư. Hiện nay có nhiều loại sinh thiết khác nhau, mỗi phương pháp sẽ được áp dụng tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.
1. Sinh thiết là gì?
Sinh thiết là một phương pháp xét nghiệm giúp kiểm tra các dấu hiệu của một căn bệnh nào đó.
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một tế bào nhỏ hoặc mẫu mô từ một khu vực nhất định trên cơ thể người bệnh nghi ngờ bị nhiễm trùng, ung thư hoặc một số vấn đề sức khoẻ khác. Sau đó, mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để bác sĩ kiểm tra xem có bất kỳ tế bào nào gây hại cho sức khỏe người bệnh hay không.
2. Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện sinh thiết?
Trước khi thực hiện chọc sinh thiết, bác sĩ sẽ cho bạn biết những điều nên và không nên làm. Chẳng hạn, bạn có thể phải ngừng sử dụng thuốc aspirin, thuốc chống đông máu, hoặc không ăn uống trong một vài giờ trước khi làm xét nghiệm. Nếu bác sĩ yêu cầu gây tê, bạn nên nhờ ai đó đi cùng để trở về nhà sau đó.
3. Điều gì sẽ xảy ra sau xét nghiệm sinh thiết?
Liệu lấy mẫu sinh thiết có đau không? Khu vực lấy mẫu sinh thiết có thể bị đau hoặc khó chịu trong vòng vài ngày, tuy nhiên bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc giảm đau nếu cần thiết. Ngoài ra, sau khi thực hiện xét nghiệm, bạn nên giữ tâm trạng thoải mái và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ về thời gian đeo băng cũng như cách chăm sóc vết thương.
Tuỳ thuộc vào từng loại sinh thiết, chẳng hạn như sinh thiết tế bào hoặc sinh thiết ung thư, bác sĩ có thể xét nghiệm mẫu ngay để có kết quả nhanh chóng. Các kết quả khác có thể gửi đến bệnh nhân sau một hoặc hai ngày, thậm chí là vào ngày.
4. Phương pháp sinh thiết kim
Sinh thiết kim là phương pháp sử dụng kim để lấy một mẫu mô từ vị trí có vấn đề trên cơ thể người bệnh. Bác sĩ thường khuyến nghị phương pháp này để kiểm tra các mô từ hạch bạch huyết, vú, tinh hoàn hoặc tuyến giáp.
Khi tiến hành loại sinh thiết này, bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch và gây tê khu vực lấy mẫu, sau đó dùng sóng siêu âm hoặc thiết bị quét hình ảnh khác để hướng dẫn kim đến vị trí cần hút mô. Sau đó, bác sĩ sẽ băng kín khu vực vừa sinh thiết. Thời gian tiến hành thường chưa mất đến một giờ đồng hồ. Người bệnh có thể cảm thấy hơi đau hoặc bị bầm tím tại khu vực lấy mẫu.
5. Phương pháp sinh thiết da
Sinh thiết da là phương pháp giúp kiểm tra sự phát triển của nốt ruồi, phan ban hay bất kỳ tổn thương nào trên da của bạn. Loại sinh thiết này chủ yếu được dùng để phát hiện các bệnh ung thư da, chẳng hạn như u ác tính trên da. Nếu khu vực bị ung thư nổi trên bề mặt da, bác sĩ sẽ dùng dao cạo để lấy đi một mẫu nhỏ. Nếu tổn thương phát triển sâu hơn, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thủ thuật sinh thiết lỗ.
Khu vực lấy mẫu sinh thiết sẽ được làm sạch và gây mê bằng thuốc. Khi lấy mẫu xong, bạn sẽ không cảm thấy đau, tuy nhiên vị trí sinh thiết sẽ đỏ lên. Bác sĩ có thể cho bạn thoa một chút thuốc mỡ lên khu vực đó để giữ độ ẩm cho da và ngăn ngừa sẹo hoặc nhiễm trùng. Vết lấy mẫu sinh thiết có thể lành lại trong vòng 3 tuần.
6. Phương pháp sinh thiết mở hoặc sinh thiết rạch mô
Hai phương pháp sinh thiết này chủ yếu được sử dụng nhằm giúp kiểm tra các khu vực liên quan đến da, hạch bạch huyết, vú hoặc cơ. Sinh thiết mở sẽ cắt bỏ toàn bộ vùng da lớn hoặc polyp, trong khi phương pháp sinh thiết rạch mô sẽ lấy một vùng da sâu nhưng có phạm vi nhỏ hơn. Chẳng hạn, nếu bác sĩ cho rằng người bệnh bị u ác tính, họ có thể lấy toàn bộ khối u da bằng sinh thiết mở, trong khi sinh thiết rạch mô chỉ lấy một phần khối u.
Tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước của khu vực lấy mẫu sinh thiết, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê hoặc cho người bệnh uống thuốc ngủ. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật để lấy mẫu. Những thủ thuật sinh thiết này cần phải khâu sau khi lấy mẫu xong. Đến khi thuốc hết tác dụng, người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau hoặc chảy máu một chút ở vị trí sinh thiết. Nếu cảm thấy đau dữ dội hoặc chảy nhiều máu, bạn cần báo ngay cho bác sĩ.
7. Phương pháp sinh thiết nội soi
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi dài và mỏng, có gắn đèn cùng camera. Loại sinh thiết này được khuyến nghị sử dụng để lấy các mẫu mô ở khu vực sâu bên trong cơ thể, chẳng hạn như ruột kết, phổi và bàng quang.
Trong quá trình sinh thiết nội soi, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc ngủ để tiến hành đưa ống nội soi qua miệng, đường tiết niệu, trực tràng hoặc vết cắt nhỏ qua da. Camera sẽ hướng dẫn ống đến mô cần kiểm tra. Nhìn chung, đây là một phương pháp xét nghiệm an toàn, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn một ít nguy cơ làm rách mô, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
8. Phương pháp sinh thiết tủy xương
Đối với các bệnh về máu, ung thư tủy hoặc hạch bạch huyết có thể áp dụng phương pháp sinh thiết tủy xương để phát hiện bệnh. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim dài nhằm lấy một mẫu nhỏ ở xương hoặc tuỷ xương, sau đó đem kiểm tra dưới kính hiển vi. Trước khi tiến hành sinh thiết, bác sĩ sẽ bôi một chút thuốc tê lên khu vực lấy mẫu, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.
9. Phương pháp sinh thiết phẫu thuật
Sinh thiết phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp lấy một lượng lớn khối u, mô hoặc hạch bạch huyết để làm xét nghiệm. Trong một số tình huống nhất định, bác sĩ có thể chỉ tạo một vết cắt nhỏ trên da, sau đó dùng ống có gắn camera để hướng dẫn đến đúng khu vực lấy mẫu. Đôi khi, sinh thiết phẫu thuật cũng được gọi là sinh thiết nội soi vì chúng khá giống nhau.