Miếng dán Durogesic với thành phần chính là Fentanyl được sản xuất bởi công ty Alza Ireland Ltd – AI. Sản phẩm được chỉ định để điều trị giảm đau mạn tính nặng đòi hỏi sử dụng opioid kéo dài liên tục. Điều trị lâu dài đau mạn tính nặng ở trẻ em từ 2 tuổi đang sử dụng liệu pháp opioid.
Bài viết dưới đây, Nhà thuốc Hapu xin trình bày cho các bạn về thông tin của sản phẩm này, cách sử dụng và các lưu ý khi dùng Durogesic 50mcg, 25mcg. Nhà thuốc Hapu bán và tư vấn thuốc kê đơn tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện 108…
Thông tin xuất xứ của miếng dán giảm đau Durogesic
Thành phần hoạt chất chính: Fentanyl
Mỗi miếng dán Durogesic 25 có hàm lượng Fentanyl là 4,2mg.
Tốc độ giải phóng thuốc khoảng 25mcg/giờ; diện tích bề mặt hoạt động là 10,5 cm2.
Mỗi miếng dán Durogesic 50 có hàm lượng Fentanyl là 8,4mg.
Tốc độ phóng thích thuốc khoảng 50 mcg/giờ; diện tích bề mặt hoạt động là 21,0 cm2.
Tá dược:
- Keo polyacrylate.
- Màng phim polyethylene terephthalate hoặc ethyl vinyl acetate.
- Mực in màu đỏ hoặc xanh lá tùy loại.
- Màng phim polyester silicon hóa.
Dạng bào chế: Miếng dán qua da
Cách đóng gói: Hộp 5 miếng
Nhà sản xuất: Alza Ireland Ltd – AI
Nhà đăng ký: Janssen-Cilag., Ltd
SĐK: VN-4500-07
Miếng dán Durogesic là gì?
Miếng dán Durogesic là miếng dán phóng thích qua da màu trắng mờ, hình chữ nhật với góc bo tròn, chứa hoạt chất chính là Fentanyl và có đường viền được in màu.
Durogesic 25mcg: Mực in màu đỏ
Durogesic 50mcg: Mực in màu xanh lá
Tác dụng và chỉ định của miếng dán Durogesic
Đối với người lớn: Durogesic được chỉ định để điều trị đau mạn tính nặng đòi hỏi sử dụng opioid kéo dài liên tục.
Đối với trẻ em: Dùng để điều trị lâu dài đau mạn tính nặng ở trẻ em từ 2 tuổi đang sử dụng liệu pháp opioid.
Hướng dẫn sử dụng miếng dán Durogesic
Cách dùng Durogesic
Miếng dán Durogesic được dán trực tiếp lên da. Nên dán Durogesic ở vùng da không bị kích ứng và không tiếp xúc với ánh sáng, bề mặt phẳng ở phần thân cơ thể hoặc cánh tay.
Đối với trẻ nhỏ, nên dán ở lưng để tránh trường hợp trẻ gỡ miếng dán ra.
Nên cắt (không cạo) lông tại vùng dán trước khi dán, dán ở vùng không có lông sẽ thích hợp hơn. Nếu cần làm sạch vùng da để dán Durogesic thì nên rửa bằng nước sạch. Không nên sử dụng xà phòng, dầu, dung dịch, hoặc bất kỳ chất nào khác có thể gây kích ứng hoặc làm thay đổi các đặc tính của da. Để da khô hoàn toàn trước khi dán. Phải kiểm tra các miếng dán trước khi sử dụng. Không dùng các miếng dán đã bị cắt, chia nhỏ, hoặc đã hư hỏng dưới bất kỳ hình thức nào.
Durogesic nên dán ngay sau khi bóc ra. Ấn miếng dán lên da bằng cách dùng lòng bàn tay đè nhẹ trong khoảng 30 giây. Đảm bảo các rìa của miếng dán được dính chặt. Sau đó rửa tay bằng nước sạch.
Có thể dán Durogesic liên tục trong 72 giờ. Miếng dán mới nên dán ở một vùng da khác sau khi gỡ bỏ miếng dán trước đó. Phải chờ vài ngày sau mới dán một miếng dán mới lên cùng vùng da.
Liều dùng miếng dán Durogesic trong điều trị
Nên điều chỉnh liều Miếng dán Durogesic theo từng trường hợp dựa trên tình trạng của bệnh nhân và đánh giá định kỳ sau khi dán thuốc. Nên sử dụng liều thấp nhất mà có hiệu quả. Các miếng dán được làm để giải phóng fentanyl khoảng 25 và 50mcg/giờ vào hệ tuần hoàn, tương đương với khoảng 0,6 và 1,2 mg mỗi ngày.
- Liều ban đầu thích hợp của Durogesic nên dựa vào liều sử dụng opioid hiện tại của bệnh nhân. Khuyến cáo sử dụng Durogesic trên bệnh nhân đã biết khả năng dung nạp opioid. Các yếu tố khác cần được xem xét là tổng trạng và tình trạng bệnh hiện tại của bệnh nhân, bao gồm tầm vóc cơ thể, tuổi tác, và mức độ suy nhược cơ thể cũng như mức độ dung nạp opioid.
Khi điều trị cho người lớn:
- Đối với bệnh nhân dung nạp opioid, chuyển từ opioid dạng uống hoặc dạng tiêm sang miếng dán Durogesic. Sau đó, nếu cần thiết có thể điều chỉnh liều lên hoặc xuống, với mức độ thay đổi liều mỗi lần là 12 hoặc 25mcg/giờ để đạt được liều Durogesic thấp nhất thích hợp, tùy theo đáp ứng của bệnh nhân và yêu cầu bổ sung các thuốc giảm đau khác.
- Đối với bệnh nhân chưa từng dùng opioid không khuyến cáo dùng đường dùng phóng thích qua da cho bệnh nhân chưa từng dùng opioid. Nên xem xét các đường dùng thay thế khác như đường uống hoặc đường tiêm. Để tránh trường hợp quá liều, nên cho bệnh nhân chưa từng dùng opioid dùng opioid dạng phóng thích tức thì liều thấp như morphine, hydromorphone, oxycodone, tramadol và codeine sau đó chỉnh liều cho đến khi đạt liều giảm đau tương đương với Durogesic tốc độ phóng thích thuốc 12mcg/giờ hoặc 25 mcg/giờ. Bệnh nhân sau đó có thể chuyển sang dùng miếng dán Durogesic.
- Trong trường hợp không thể bắt đầu điều trị với opioid dạng uống và Durogesic được xem là lựa chọn điều trị thích hợp duy nhất cho bệnh nhân chưa từng dùng opioid, nên xem xét chỉ dùng liều khởi đầu thấp nhất (nghĩa là 12mcg/giờ). Trong trường hợp đó, phải giám sát bệnh nhân chặt chẽ. Giảm thông khí mức độ nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng có khả năng xảy ra ngay cả khi khởi đầu điều trị bằng Durogesic liều thấp nhất ở bệnh nhân chưa từng dùng opioid
- Chuyển đổi hiệu lực giảm đau tương ứng. Ở những bệnh nhân đang dùng thuốc giảm đau nhóm opioid, nên dùng liều khởi đầu Durogesic dựa trên liều hàng ngày của opioid trước đó.
- Không đánh giá sơ bộ được về hiệu quả giảm đau tối đa của Durogesic khi miếng dán được dùng chưa đến 24 giờ. Sự chậm trễ này do nồng độ fentanyl huyết thanh tăng dần trong 24 giờ sau khi dán miếng dán đầu tiên. Do đó, sau khi dán liều khởi đầu, nên giảm từ từ trị liệu giảm đau trước đó cho đến khi đạt được hiệu quả giảm đau của Durogesic.
Chỉnh liều và điều trị duy trì
- Nên thay miếng dán Durogesic mỗi 72 giờ.
- Nên chỉnh liều theo từng trường hợp cụ thể dựa trên liều dùng trung bình hàng ngày của thuốc giảm đau bổ sung, cho đến khi đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả giảm đau và khả năng dung nạp thuốc. Thường chỉnh liều với mức tăng 12mcg/giờ hoặc 25mcg/giờ, mặc dù vẫn phải tính đến nhu cầu dùng các thuốc giảm đau bổ sung và tình trạng đau của bệnh nhân. Sau khi tăng liều, có thể mất khoảng 6 ngày bệnh nhân mới đạt được tình trạng ổn định ở mức liều mới. Do đó sau khi tăng liều, bệnh nhân phải dùng miếng dán liều cao hơn qua 2 lần dán cách nhau 72 giờ trước khi tăng liều dùng.
- Có thể sử dụng nhiều miếng dán Durogesic để đạt liều cao hơn 100mcg/giờ. Bệnh nhân có thể phải bổ sung liều định kỳ thuốc giảm đau tác dụng ngắn cho cơn đau “đột xuất”. Một số bệnh nhân có thể cần opioid với đường dùng bổ sung hoặc thay thế khi liều Durogesic vượt quá 300 mcg/giờ.
- Nếu hiệu quả giảm đau không đủ trong lúc chỉ dùng miếng dán đầu tiên, có thể thay thế miếng dán Durogesic này sau 48 giờ bằng một miếng dán cùng liều hoặc liều có thể tăng lên sau 72 giờ.
- Nếu cần thay thế miếng dán (ví dụ do miếng dán rơi ra) trước 72 giờ, nên dán một miếng mới cùng hàm lượng lên một vùng da khác. Điều này có thể làm tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh và cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.
Ngừng sử dụng Durogesic
Nếu phải ngưng dùng Durogesic, phải thay thế bằng opioid khác phải từ từ, bắt đầu với liều thấp và tăng liều chậm. Điều này do nồng độ fentanyl giảm dần dần sau khi gỡ bỏ miếng dán Durogesic. Nồng độ fentanyl trong huyết thanh có thể giảm 50% sau 20 giờ hoặc lâu hơn. Do vậy, nên ngừng từ từ thuốc giảm đau nhóm opioid để tránh các triệu chứng cai thuốc. Các triệu chứng cai thuốc opioid có thể xảy ra ở một số bệnh nhân sau khi chuyển đổi thuốc hoặc sau khi chỉnh liều thuốc.
- Liều dùng ở những đối tượng đặc biệt
- Đối với bệnh nhân cao tuổi
- Cần theo dõi cẩn thận bệnh nhân cao tuổi và liều dùng phải được cá thể hóa dựa trên tình trạng bệnh nhân.
- Ở bệnh nhân cao tuổi chưa từng dùng opioid, chỉ nên điều trị nếu thấy lợi ích vượt trội hơn nguy cơ. Trong những trường hợp này, chỉ nên dùng liều Durogesic 12mcg/giờ để khởi đầu điều trị.
Đối với bệnh nhân suy thận và suy gan
- Bệnh nhân bị suy thận hoặc suy gan cần được theo dõi cẩn thận và liều phải được cá thể hóa dựa trên tình trạng bệnh nhân.
- Ở bệnh nhân chưa từng sử dụng opioid có suy thận hoặc suy gan, chỉ nên điều trị xem xét thấy lợi ích vượt trội hơn nguy cơ. Trong những trường hợp này, chỉ nên xem xét liều Durogesic 12 mcg/giờ để khởi đầu điều trị.
Đối với trẻ em
- Đối với trẻ lớn hơn 16 tuổi dùng theo liều của người lớn.
- Đối với trẻ từ 2 đến 16 tuổi: Chỉ nên dùng Durogesic cho bệnh nhân dung nạp được opioid và đang dùng liều tương đương tối thiểu 30mg morphine uống mỗi ngày. Để chuyển đổi opioid dạng uống hoặc dạng tiêm sang dùng miếng dán Durogesic ở những bệnh nhân nhi này, tham khảo chuyển đổi hiệu lực giảm đau tương đương và liều Durogesic được khuyến cáo dựa trên liều morphine uống hàng ngày.
- Trong hai nghiên cứu trên trẻ em, liều miếng dán phóng thích qua da fentanyl cần dùng đã được tính toán thận trọng: từ 30mg đến 44 mgmorphine đường uống mỗi ngày hoặc liều opioid tương đương được thay thế bằng một miếng dán Durogesic 12mcg/giờ.
Tác dụng giảm đau của các miếng dán Durogesic liều đầu tiên sẽ không được tối ưu trong vòng 24 giờ đầu. Vì vậy, trong 12 giờ đầu sau khi chuyển sang dùng Durogesic, bệnh nhân nên dùng liều thường dùng của các thuốc giảm đau trước đó. Trong 12 giờ tiếp theo, nên cung cấp các thuốc giảm đau này dựa theo nhu cầu trên lâm sàng.
Bệnh nhân nên giám sát các biến cố bất lợi, có thể bao gồm tình trạng giảm thông khí, ít nhất trong 48 giờ sau khi khởi đầu trị liệu Durogesic hoặc sau khi tăng liều.
Không sử dụng Durogesic cho trẻ dưới 2 tuổi vì chưa xác lập được tính an toàn và hiệu quả của thuốc.
- Chỉnh liều và duy trì liều ở trẻ em: Nên thay thế miếng dán Durogesic mỗi 72 giờ. Điều chỉnh liều theo từng trường hợp cho đến khi đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả giảm đau và khả năng dung nạp. Không được tăng liều trong khoảng thời gian dưới 72 giờ. Nếu tác dụng giảm đau của Durogesic không đủ, nên bổ sung morphine hoặc một opioid tác dụng ngắn khác. Tùy vào các nhu cầu dùng thuốc giảm đau bổ sung và tình trạng đau của trẻ, có thể quyết định tăng liều. Nên chỉnh liều từng bước 12mcg/giờ.
Không sử dụng miếng dán Durogesic cho những đối tượng nào?
Không dùng miếng dán Durogesic cho người quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.
Khong dùng trong điều trị các trường hợp đau cấp tính hoặc đau sau phẫu thuật vì không có cơ hội để chỉnh liều trong thời gian sử dụng ngắn và vì có thể xảy ra tình trạng giảm thông khí nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.
Không dùng cho bệnh nhân suy hô hấp nặng.
Cảnh báo và những điều cần thận trọng khi sử dụng miếng dán Durogesic
- Phải giám sát các bệnh nhân có các phản ứng bất lợi nghiêm trọng ít nhất trong 24 giờ hoặc lâu hơn sau khi gỡ bỏ miếng dán Durogesic, dựa trên các triệu chứng lâm sàng định rõ, vì nồng độ fentanyl trong huyết thanh giảm dần và giảm khoảng 50% sau 20 đến 27 giờ.
- Nên hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân biết lượng hoạt chất chứa trong Durogesic có thể gây tử vong, đặc biệt ở trẻ em. Vì vậy, họ phải giữ tất cả các miếng dán tránh xa tầm nhìn và tầm tay trẻ em, cả trước khi và sau khi sử dụng.
- Trường hợp chưa từng sử dụng hoặc không dung nạp opioid: Rất hiếm gặp các trường hợp suy hô hấp đáng kể và/hoặc tử vong khi Durogesic là trị liệu opioid đầu tiên được sử dụng cho bệnh nhân chưa từng dùng opioid, đặc biệt ở bệnh nhân đau không do ung thư. Nguy cơ giảm thông khí nghiêm trọng hoặc đe doạ tính mạng vẫn xảy ra ngay cả khi dùng Durogesic liều thấp nhất để khởi đầu trị liệu cho bệnh nhân chưa từng dùng opioid, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc bệnh nhân suy gan hoặc suy thận. Khả năng tiến triển dung nạp thuốc khác nhau nhiều giữa các cá thể. Khuyến cáo sử dụng Durogesic ở bệnh nhân đã biết có dung nạp opioid.
- Tình trạng suy hô hấp: Một số bệnh nhân có thể bị suy hô hấp khi dùng Durogesic; phải theo dõi bệnh nhân để phát hiện những tác dụng phụ này. Suy hô hấp có thể vẫn kéo dài sau khi loại bỏ miếng dán Durogesic. Tỷ lệ suy hô hấp gia tăng khi tăng liều Durogesic.
- Các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS), bao gồm cả rượu và thuốc giảm đau gây ngủ ức chế CNS: Dùng Durogesic các loại này có thể tăng các tác dụng không mong muốn của Durogesic; nên tránh sử dụng đồng thời. Nếu cần thiết dùng Durogesic với thuốc ức chế CNS trên lâm sàng, kê đơn liều thấp nhất và duy trì thời gian tối thiểu dùng hai thuốc, và theo dõi bệnh nhân chặt chẽ về dấu hiệu suy hô hấp và gây ngủ.
- Đối với bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính: Miếng dán Durogesic có thể gây ra nhiều tác dụng bất lợi nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc các bệnh phổi khác. Ở những bệnh nhân này, opioid có thể làm giảm hoạt động kiểm soát hô hấp và tăng sức cản đường thở
- Có thể gây ra sự phụ thuộc vào thuốc và khả năng lạm dụng thuốc: Sự dung nạp, sự phụ thuộc vào thuốc về thể chất và về tinh thần có thể xuất hiện khi dùng opioid lặp lại. Fentanyl có thể bị lạm dụng theo phương thức tương tự như khi dùng các chất chủ vận opioid khác. Lạm dụng hoặc cố ý dùng sai Durogesic có thể dẫn đến quá liều và/hoặc tử vong. Bệnh nhân với tiền sử phụ thuộc thuốc hoặc nghiện rượu có nhiều nguy cơ phụ thuộc và lạm dụng trị liệu opioid hơn. Bệnh nhân có nguy cơ gia tăng lạm dụng opioid vẫn có thể được điều trị thích hợp bằng các chế phẩm opioid phóng thích biến đổi; tuy nhiên, cần giám sát các dấu hiệu về dùng sai, lạm dụng, hoặc nghiện thuốc ở những bệnh nhân này.
- Đối với bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh trung ương bao gồm tăng áp lực nội sọ: Thận trọng khi dùng Durogesic cho bệnh nhân có thể nhạy cảm đặc biệt với các tác động nội sọ do tăng CO2 máu như người có biểu hiện tăng áp lực nội sọ, giảm ý thức, hoặc hôn mê. Nên dùng Durogesic cẩn thận ở bệnh nhân có u não.
- Đối với bệnh nhân bị bệnh tim: Fentanyl có thể gây chậm nhịp tim và do đó sử dụng cẩn thận ở bệnh nhân có loạn nhịp tim chậm.
- Đối với người bị hạ huyết áp: Opioid có thể gây hạ huyết áp, đặc biệt ở bệnh nhân có giảm thể tích máu cấp tính. Phải điều chỉnh tình trạng hạ huyết áp tiềm ẩn, hạ huyết áp có triệu chứng và/hoặc giảm thể tích máu trước khi khởi đầu điều trị với miếng dán phóng thích qua da fentanyl.
- Đối với bệnh nhân suy gan: Fentanyl được chuyển hóa tại gan thành các chất chuyển hóa không có hoạt tính nên suy gan có thể làm chậm thải trừ thuốc. Nếu bệnh nhân suy gan dùng Durogesic, cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận về các dấu hiệu độc tính của fentanyl và giảm liều Durogesic nếu cần.
- Đối với bệnh nhân suy thận: Dù giảm chức năng thận được cho không ảnh hưởng đến thải trừ fentanyl đến mức độ có liên quan trên lâm sàng, vẫn cần thận trọng vì chưa đánh giá dược động học fentanyl ở quần thể bệnh nhân này. Nếu bệnh nhân suy thận dùng Durogesic, theo dõi bệnh nhân cẩn thận về các dấu hiệu độc tính của fentanyl và giảm liều nếu cần. Áp dụng thêm các điều hạn chế ở bệnh nhân suy thận chưa từng điều trị với opioid.
- Đối với bệnh nhân bị sốt hoặc sử dụng nguồn ngoại nhiệt: Nồng độ fentanyl có thể tăng nếu nhiệt độ da gia tăng. Do đó, nên theo dõi các tác dụng không mong muốn của opioid và điều chỉnh liều Durogesic nếu cần ở bệnh nhân bị sốt. Liều fentanyl từ hệ thống phóng thích có thể gia tăng theo nhiệt độ, dẫn đến khả năng quá liều và tử vong. Bệnh nhân tránh để vùng da dán Durogesic tiếp xúc trực tiếp với các nguồn nhiệt bên ngoài như miếng đệm sưởi, chăn điện, nệm nước nóng, đèn sưởi hoặc đèn làm nâu da, tắm nắng, chai nước nóng, tắm nóng kéo dài, xông hơi khô và tắm spa xoáy nước nóng.
- Người mắc hội chứng serotonin: Thận trọng khi dùng Durogesic cùng với các thuốc ảnh hưởng lên các hệ thống dẫn truyền thần kinh thông qua serotonin (serotonergic). Sự xuất hiện hội chứng serotonin đe dọa tính mạng có thể xảy ra khi sử dụng các hoạt chất làm tăng nồng độ serotonin như các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) và các chất ức chế tái hấp thu kép serotonin – norepinephrine (SNRI) và với các hoạt chất làm giảm chuyển hóa serotonin (bao gồm các chất ức chế Monoamine Oxidase [MAOI]). Hội chứng này có thể xảy ra khi dùng liều khuyến cáo. Hội chứng serotonin có thể bao gồm thay đổi trạng thái tâm thần (như kích động, ảo giác, hôn mê), rối loạn hệ thần kinh tự động (như nhịp tim nhanh, huyết áp không ổn định, tăng thân nhiệt), bất thường thần kinh cơ (như tăng phản xạ, rối loạn phối hợp vận động, co cứng), và/hoặc các triệu chứng tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, tiêu chảy). Phải ngừng Durogesic nếu nghi ngờ có hội chứng serotonin.
- Vô tình tiếp xúc do miếng dán dịch chuyển: Khi miếng dán dính sang da của một người khác không dùng miếng dán (đặc biệt là trẻ em) do nằm chung giường hoặc tiếp xúc gần gũi với đối tượng đang dùng miếng dán, có thể xảy ra tình trạng quá liều opioid ở người không dùng miếng dán này. Nên khuyên bệnh nhân nếu xảy ra sự cố miếng dán dịch chuyển tình cờ như vậy, phải lập tức gỡ bỏ miếng dán khỏi da của người không dùng miếng dán.
- Sử dụng ở bệnh nhân cao tuổi: Dữ liệu từ các nghiên cứu dùng fentanyl tiêm tĩnh mạch cho thấy bệnh nhân cao tuổi có thể giảm độ thanh thải, kéo dài thời gian bán thải, và nhạy cảm hơn với hoạt chất so với bệnh nhân trẻ tuổi. Nếu bệnh nhân cao tuổi dùng Durogesic, nên theo dõi bệnh nhân cẩn thận về các dấu hiệu độc tính của fentanyl và giảm liều nếu cần.
- Trên đường tiêu hóa: Opioid làm tăng trương lực và làm giảm nhu động đẩy của cơ trơn đường tiêu hóa. Hậu quả kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa có thể là nguyên nhân gây tác dụng táo bón của fentanyl. Nên khuyên bệnh nhân các biện pháp phòng ngừa táo bón và xem xét sử dụng thuốc nhuận tràng để dự phòng. Cần thận trọng hơn khi dùng miếng dán cho bệnh nhân bị táo bón mạn tính. Ngừng dùng Durogesic nếu xuất hiện hoặc nghi ngờ bị tắc ruột do liệt ruột.
- Đối với bệnh nhân có bệnh nhược cơ: Có thể xảy ra các phản ứng rung giật cơ không phải động kinh. Cần thận trọng khi dùng thuốc này cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ.
- Đối với trẻ em: Không dùng Durogesic cho bệnh nhân nhi chưa từng sử dụng opioid. Có thể xảy ra giảm thông khí nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng bất kể liều dùng của miếng dán phóng thích qua da Durogesic. Durogesic chưa được nghiên cứu trên trẻ dưới 2 tuổi. Chỉ nên dùng Durogesic cho trẻ từ 2 tuổi trở lên có dung nạp opioid. Để đề phòng trẻ vô tình nuốt miếng dán, hãy thận trọng khi chọn vị trí dán Durogesic và theo dõi chặt chẽ độ bám dính của miếng dán.
Ảnh hưởng của thuốc Durogesic đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Vì Durogesic có thể làm giảm năng lực tinh thần và/hoặc thể chất cần để thực hiện các công việc có thể nguy hiểm như lái xe hoặc vận hành máy móc, vì vậy không nên sử dụng khi làm các công việc này.
Thuốc này có thể làm giảm chức năng nhận thức và ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn của bệnh nhân.
Thuốc phải được dùng theo hướng dẫn của bác sỹ kê đơn và hướng dẫn trong thông tin cung cấp cùng với thuốc.
Việc sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Đối với phụ nữ có thai: Hiện nay chưa có dữ liệu đầy đủ về sử dụng Durogesic ở phụ nữ có thai. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy một số độc tính trên khả năng sinh sản. Chưa rõ nguy cơ tiềm ẩn đối với người, mặc dù nhận thấy fentanyl đã đi qua nhau thai khi dùng để gây mê đường tĩnh mạch ở phụ nữ có thai. Đã có báo cáo về hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh khi người mẹ dùng Durogesic lâu dài trong thai kỳ. Không nên dùng Durogesic trong lúc mang thai trừ khi thật sự cần thiết.
Không khuyến cáo dùng Durogesic trong giai đoạn sinh con vì thuốc này không được dùng để điều trị đau cấp tính hay đau sau phẫu thuật. Hơn nữa, vì fentanyl đi qua nhau thai, sử dụng Durogesic trong khi sinh con có thể dẫn đến suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Đối với phụ nữ cho con bú: Vì Fentanyl có thể bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây ngủ hoặc suy hô hấp ở trẻ bú sữa mẹ. Do đó, nên ngừng cho con bú sữa mẹ trong thời gian điều trị với Durogesic và ít nhất trong 72 giờ sau khi gỡ bỏ miếng dán.
Hướng dẫn xử trí khi dùng quá liều
Các biểu hiện của quá liều fentanyl là gia tăng các tác dụng dược lý của thuốc, tác dụng nghiêm trọng nhất là suy hô hấp.
Để xử trí tác dụng suy hô hấp, các biện pháp đối phó tức thì gồm gỡ bỏ miếng dán Durogesic và đánh thức bệnh nhân bằng cách gọi hay lay bệnh nhân. Sau đó, có thể dùng một chất đối kháng opioid đặc hiệu như naloxone. Suy hô hấp sau khi dùng thuốc quá liều có thể kéo dài hơn thời gian tác dụng của thuốc đối kháng opioid. Nên lựa chọn cẩn thận khoảng cách giữa các liều thuốc đối kháng tiêm tĩnh mạch vì khả năng ngủ mê trở lại có thể xảy ra sau khi đã gỡ bỏ miếng dán; có thể cần lặp lại liều naloxone hoặc truyền tĩnh mạch liên tục naloxone. Đối kháng tác dụng giảm đau gây ngủ có thể gây khởi phát cơn đau cấp tính và giải phóng các catecholamine.
Nếu tình trạng lâm sàng yêu cầu, phải thiết lập và duy trì một đường thở thông thoáng, có thể đặt ống thở đường mũi miệng hoặc ống nội khí quản, và nên cung cấp oxy và hỗ trợ hô hấp hoặc kiểm soát hô hấp, khi thích hợp. Cần duy trì thân nhiệt và cung cấp dịch đầy đủ
Nếu hạ huyết áp nặng hoặc dai dẳng, nên lưu ý đến giảm thể tích máu và điều trị tình trạng này bằng cách truyền dịch thích hợp.
Tương tác của Durogesic với các thuốc khác
- Sử dụng đồng thời Durogesic với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác (bao gồm benzodiazepine và thuốc an thần/thuốc ngủ khác, opioid, thuốc gây mê nói chung, phenothiazine, thuốc chống lo âu, thuốc kháng histamine gây ngủ, rượu và các thuốc giảm đau gây ngủ ức chế CNS) và các thuốc giãn cơ có thể gây tăng không tương xứng tác dụng ức chế CNS như suy hô hấp, hạ huyết áp, ngủ sâu, hôn mê hoặc tử vong. Do đó, cần chăm sóc đặc biệt và theo dõi bệnh nhân khi sử dụng bất kỳ các thuốc này cùng với Durogesic.
- Không dùng Durogesic ở bệnh nhân cần dùng MAOI đồng thời. Đã có báo cáo về những tương tác nặng và không thể đoán trước với MAOI, bao gồm hiệp đồng các tác dụng của opioid hoặc hiệp đồng các tác dụng của serotonin. Do đó, không nên dùng Durogesic trong vòng 14 ngày sau khi ngừng điều trị MAOI.
- Không dùng cùng với các thuốc làm tăng seronin do có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin, một tình trạng bệnh lý có khả năng đe dọa tính mạng, khi dùng fentanyl cùng với các thuốc serotonergic như thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu kép serotonin-norepinephrine (SNRI) hoặc thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI).
- Sử dụng cùng với thuốc có tác dụng hỗn hợp chủ vận/đối kháng opioid: Không nên dùng Durogesic cùng với buprenorphine, nalbuphine hoặc pentazocine. Các thuốc này có ái lực cao với các thụ thể opioid với hoạt tính nội tại tương đối thấp và do đó ngăn cản một phần tác dụng giảm đau của fentanyl và có thể gây các triệu chứng cai thuốc ở bệnh nhân phụ thuộc opioid.
- Fentanyl, là một hoạt chất có độ thanh thải cao, được chuyển hóa nhanh và nhiều, chủ yếu bởi CYP3A4. Vì vậy, dùng Durogesic cùng với các thuốc ức chế cytochrome P450 3A4 (CYP3A4) có thể dẫn đến tăng nồng độ fentanyl trong huyết tương, điều này có thể làm tăng hoặc kéo dài tác dụng điều trị và tác dụng bất lợi, và có thể gây suy hô hấp nghiêm trọng. Mức độ tương tác với các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 được dự kiến lớn hơn nhiều so với các thuốc ức chế yếu hoặc trung bình CYP3A4. Đã có các trường hợp báo cáo suy hô hấp nghiêm trọng sau khi dùng đồng thời các thuốc ức chế CYP3A4 với miếng dán phóng thích qua da fentanyl, trong đó có một trường hợp tử vong sau khi dùng chung với một thuốc ức chế trung bình CYP3A4. Không khuyến cáo sử dụng đồng thời các thuốc ức chế CYP3A4 với Durogesic, trừ khi bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ. Ví dụ về các hoạt chất có thể làm tăng nồng độ fentanyl bao gồm: amiodarone, cimetidine, clarithromycin, diltiazem, erythromycin, fluconazole, itraconazole, ketoconazole, nefazodone, ritonavir, verapamil và voriconazole (danh sách này không đầy đủ). Sau khi dùng các thuốc ức chế yếu, trung bình hoặc mạnh CYP3A4 cùng với fentanyl tiêm tĩnh mạch trong thời gian ngắn, độ thanh thải fentanyl thường giảm ≤ 25%, tuy nhiên với ritonavir (một thuốc ức chế mạnh CYP3A4), độ thanh thải fentanyl giảm trung bình 67%. Chưa biết rõ mức độ tương tác của các thuốc ức chế CYP3A4 với miếng dán phóng thích qua da fentanyl trong thời gian dài, nhưng tương tác này có thể lớn hơn so với tiêm tĩnh mạch trong thời gian ngắn.
- Sử dụng đồng thời miếng dán phóng thích qua da fentanyl với các thuốc cảm ứng CYP3A4 có thể làm giảm nồng độ fentanyl trong huyết tương và làm giảm tác dụng điều trị. Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời các thuốc cảm ứng CYP3A4 với Durogesic. Có thể phải tăng liều Durogesic hoặc chuyển sang dùng một hoạt chất giảm đau khác. Phải bảo đảm giảm liều fentanyl và theo dõi cẩn thận trong trường hợp dự kiến ngừng điều trị đồng thời với thuốc cảm ứng CYP3A4. Các tác dụng này của thuốc cảm ứng giảm dần và có thể dẫn đến tăng nồng độ fentanyl trong huyết tương, điều này làm tăng hoặc kéo dài tác dụng điều trị lẫn tác dụng bất lợi và có thể gây suy hô hấp nghiêm trọng. Phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ cho tới khi đạt được hiệu quả ổn định của thuốc. Ví dụ về hoạt chất có thể làm giảm nồng độ fentanyl trong huyết tương bao gồm: carbamazepine, phenobarbital, phenytoin và rifampicin (danh sách này không đầy đủ).
Tương kỵ
Để ngăn ngừa tác động đến các đặc tính bám dính của miếng dán Durogesic, không được bôi kem, dầu, dung dịch hoặc phấn lên vùng da đặt miếng dán Durogesic.
Tác dụng không mong muốn khi dùng miếng dán Durogesic
Tính an toàn của Durogesic trong điều trị đau mạn tính do hoặc không do ung thư đã được đánh giá trên 1.565 đối tượng người lớn và 289 đối tượng trẻ em tham gia vào 11 nghiên cứu lâm sàng. Các đối tượng này đã dùng ít nhất một liều Durogesic và đã cung cấp dữ liệu về tính an toàn. Dựa vào dữ liệu về tính an toàn tổng hợp từ những nghiên cứu lâm sàng này, các phản ứng bất lợi được báo cáo thường gặp là: buồn nôn, nôn, táo bón, buồn ngủ, choáng váng và đau đầu.
Ở trẻ em:
Tính an toàn của Durogesic được đánh giá trên 289 đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi trong 3 nghiên cứu lâm sàng về điều trị đau mạn tính hoặc đau liên tục có nguồn gốc ác tính hoặc không ác tính. Các đối tượng này đã dùng ít nhất một liều Durogesic và đã cung cấp dữ liệu tính an toàn.
Dựa vào dữ liệu tính an toàn tổng hợp từ 3 nghiên cứu lâm sàng trên các đối tượng trẻ em, các phản ứng bất lợi được báo cáo thường gặp nhất là nôn, buồn nôn, đau đầu, táo bón, tiêu chảy và ngứa.
Có thể xuất hiện sự dung nạp, sự phụ thuộc vào thuốc về thể chất và về tinh thần khi dùng opioid lặp lại.
Có thể xảy ra các triệu chứng cai thuốc opioid như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, lo âu và run ở một số bệnh nhân sau khi chuyển từ thuốc giảm đau nhóm opioid trước đó sang miếng dán Durogesic hoặc nếu ngừng trị liệu đột ngột
Đã có báo cáo về các trường hợp hội chứng serotonin khi dùng fentanyl đồng thời với các thuốc có hoạt tính serotonergic mạnh.
Báo cáo các trường hợp nghi ngờ phản ứng bất lợi sau khi thuốc được cấp phép lưu hành là rất quan trọng. Điều này giúp tiếp tục giám sát cân bằng lợi ích hoặc nguy cơ của thuốc. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần báo cáo bất kỳ trường hợp nghi ngờ phản ứng bất lợi thông qua hệ thống báo cáo quốc gia.
Hướng dẫn hủy bỏ miếng dán Durogesic
Gấp các miếng dán đã sử dụng lại sao cho mặt dính của miếng dán tự dính vào nhau và sau đó hủy bỏ một cách an toàn. Bất kỳ sản phẩm không sử dụng hoặc chất thải phải được hủy bỏ theo qui định của địa phương.
Hướng dẫn bảo quản miếng dán Durogesic
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C. Bảo quản trong túi ban đầu chưa mở.
Thông tin hoạt chất Fentanyl của miếng dán Durogesic
Dược lực học
Fentanyl là thuốc giảm đau nhóm opioid, tác động chủ yếu trên thụ thể µ-opioid, mạnh gấp 100 lần morphin, liều thấp có tác dụng an thần, liều cao có tác dụng gây ngủ. Tác dụng giảm đau rất nhanh 3 – 5 phút, kéo dài 1- 2 giờ.
Dược động học
Hấp thu:
Durogesic cung cấp hệ thống phóng thích fentanyl vào cơ thể liên tục trong suốt 72 giờ dùng miếng dán. Sau khi dán Durogesic, vùng da nằm dưới hệ thống sẽ hấp thu fentanyl, và fentanyl được đọng lại tại một kho dự trữ ở các lớp thượng bì. Sau đó fentanyl được phóng thích vào hệ tuần hoàn. Màng nền polymer và sự khuyếch tán fentanyl qua các lớp da bảo đảm tốc độ phóng thích thuốc tương đối hằng định. Sự chênh lệch nồng độ có sẵn giữa hệ thống phóng thích thuốc và nồng độ thấp hơn trong da dẫn đến sự phóng thích thuốc. Sinh khả dụng trung bình của fentanyl sau khi dán miếng dán phóng thích qua da là 92%.
Sau khi dán miếng Durogesic đầu tiên, nồng độ fentanyl trong huyết thanh tăng dần, thường đạt mức ổn định sau 12 và 24 giờ và duy trì sự hằng định tương đối này trong khoảng thời gian còn lại của 72 giờ dùng miếng dán. Vào cuối thời gian 72 giờ của miếng dán thứ hai, nồng độ trong huyết thanh đạt trạng thái ổn định và vẫn duy trì trong suốt các lần dán kế tiếp với miếng dán có cùng kích thước. Do sự tích lũy, giá trị AUC và Cmax trong khoảng thời gian dùng thuốc ở trạng thái ổn định sẽ cao hơn xấp xỉ 40% so với chỉ dùng miếng dán một lần duy nhất. Bệnh nhân đạt và duy trì nồng độ huyết thanh ở trạng thái ổn định được xác định bởi sự khác biệt của mỗi cá thể về độ thẩm thấu qua da và độ thanh thải fentanyl khỏi cơ thể. Đã quan sát thấy sự biến thiên lớn về nồng độ thuốc trong huyết tương giữa các cá thể.
Một mô hình dược động học đã gợi ý nồng độ fentanyl trong huyết tương có thể tăng đến 14% (trong khoảng 0-26%) nếu một miếng dán mới được dùng sau 24 giờ chứ không phải sau 72 giờ theo khuyến cáo.
Tăng nhiệt độ da có thể làm tăng sự hấp thu của miếng dán phóng thích qua da fentanyl. Tăng nhiệt độ da do đặt một miếng đệm nóng cài chế độ nóng thấp lên vùng dán Durogesic trong 10 giờ đầu dùng miếng dán duy nhất này đã làm giá trị trung bình AUC của fentanyl tăng gấp 2,2 lần và tăng 61% nồng độ trung bình tại thời điểm kết thúc sử dụng miếng đệm nóng.
Phân bố:
Fentanyl được phân bố nhanh chóng đến các mô và cơ quan khác nhau, biểu hiện qua thể tích phân bố lớn (3 tới 10 L/kg sau khi tiêm tĩnh mạch ở bệnh nhân). Fentanyl tích tụ trong cơ xương và mô mỡ và được giải phóng từ từ vào máu.
Trong một nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư dùng fentanyl dạng miếng dán phóng thích qua da, mức độ gắn kết protein huyết tương trung bình khoảng 95% (trong khoảng 77-100%). Fentanyl vượt qua hàng rào máu-não dễ dàng. Fentanyl cũng đi qua nhau thai và được bài tiết qua sữa mẹ.
Chuyển dạng sinh học:
Fentanyl là một hoạt chất có độ thanh thải cao và được chuyển hóa nhanh và nhiều, chủ yếu bởi CYP3A4 trong gan. Chất chuyển hóa chính là norfentanyl và các chất chuyển hóa khác không có hoạt tính. Da dường như không chuyển hóa fentanyl phóng thích qua da. Điều này được xác định trong một xét nghiệm tế bào sừng của người và trong các nghiên cứu lâm sàng với 92% liều dùng được phóng thích từ hệ thống miếng dán đã xuất hiện trong hệ tuần hoàn ở dạng fentanyl không thay đổi.
Thải trừ:
Sau 72 giờ dùng miếng dán, thời gian bán thải trung bình của fentanyl trong khoảng 20 tới 27 giờ. Do fentanyl vẫn được hấp thu liên tục từ kho dự trữ trong da sau khi gỡ bỏ miếng dán, thời gian bán thải của fentanyl sau khi dùng miếng dán phóng thích qua da sẽ lâu hơn khoảng 2 tới 3 lần so với dùng đường tiêm tĩnh mạch
Sau khi tiêm tĩnh mạch, giá trị trung bình của độ thanh thải toàn phần fentanyl từ các nghiên cứu thường trong khoảng 34 và 66 L/giờ.
Trong vòng 72 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch fentanyl, khoảng 75% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu và khoảng 9% liều bài tiết qua phân. Sự bài tiết xảy ra chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa, với chưa đến 10% liều được bài tiết dưới dạng hoạt chất không thay đổi.
Tính chất tuyến tính/không tuyến tính:
Nồng độ fentanyl đạt được trong huyết thanh tỷ lệ thuận với kích thước miếng dán Durogesic. Dược động học của fentanyl miếng dán phóng thích qua da không thay đổi khi dùng miếng dán nhiều lần.
Mối liên quan giữa dược động học và dược lực học
Dược động học fentanyl biến thiên rất lớn giữa các đối tượng, về mối quan hệ giữa các nồng độ fentanyl, tác dụng điều trị và tác dụng bất lợi và sự dung nạp opioid. Nồng độ hiệu quả tối thiểu của fentanyl phụ thuộc vào cường độ đau và sử dụng liệu pháp opioid trước đó. Cả hai nồng độ hiệu quả tối thiểu và nồng độ gây độc đều tăng theo sự dung nạp opioid. Do đó, không thể thiết lập được khoảng nồng độ điều trị tối ưu của fentanyl. Điều chỉnh từng liều fentanyl riêng biệt cho từng cá thể phải dựa trên đáp ứng của bệnh nhân và mức độ dung nạp thuốc. Phải tính đến thời gian chờ thuốc có tác dụng là 12 tới 24 giờ sau khi dán miếng dán đầu tiên và sau khi tăng liều.
Miếng dán Durogesic 25mcg và 50mcg giá bao nhiêu?
Durogesic 25 và Durogesic 50 giá bao nhiêu? Sản phẩm được bán ở nhiều cơ sở khác nhau trên cả nước và có giá chênh lệch khác nhau ở mỗi địa điểm. Để biết thông tin chính xác về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn vui lòng gọi vào hotline 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập wedsite nhathuochapu.vn để được tư vấn.
Mua Durogesic 25 và Durogesic 50 ở đâu?
Bạn có thể mua miếng dán Durogesic 25mcg và 50mcg ở những cơ sở được cấp phép và uy tín như:
– Cơ sở 1: Nhà thuốc Hapu: Số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
– Cơ sở 2: Chung Cư Bình Thới, Phường 8, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
– Cơ sở 3: Nguyễn Sinh Sắc, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
mua miếng dán giảm đau ung thư ở đau
Nhà thuốc Hapu – “MUA THUỐC ONLINE GIÁ RẺ”.
Để giúp đỡ các bệnh nhân có thể thuận tiện mua thuốc chính hãng uy tín nhathuochapu.vn đã phát triển hệ thống tư vấn trực tuyến và dịch vụ gửi hàng đến tận tay người tiêu dùng. Chúng tôi có dịch vụ vận chuyển thuốc trên khắp các tỉnh thành Việt Nam như Hà Nội, HCM, Nghệ An, Thái Nguyên, Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh…. hay liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0923283003 hay truy cập vào trang web nhathuochapu.vn để tìm hiểu kĩ hơn.
Những lợi ích khi lựa chọn mua thuốc online tại nhathuochapu.vn
-Khách hàng được dược sĩ đại học tư vấn tận tình mọi lúc mọi nơi trên toàn quốc
-Đặt hàng trực tuyến không cần phải đến tận cửa hàng
-Luôn có các chương trình hỗ trợ bệnh nhân mùa dịch covid
-Khách hàng được kiểm tra thông tin nguồn gốc thuốc trước khi thanh toán
Ở các tỉnh thành khác, Chúng tôi có dịch vụ hỗ trợ quý khách mua miếng dán Durogesic chính hãng, ship thuốc COD qua các đơn vị vận chuyển uy tín như GHTK, GHN, Viettel Post, VN Post… Quý khách nhận thuốc, kiểm tra rồi mới thanh toán tiền.
Danh sách các Tỉnh, Thành Phố chúng tôi cung cấp miếng dán Durogesic: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, , Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kon Tum, Lai Châu. Các tỉnh thành này bạn chỉ cần liên hệ số 0929.620.660 để được nhận thuốc tại nhà.
Đối với các quận huyện của Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi có dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2 tiếng. Danh sách các Quận huyện mà chúng tôi có dịch vụ cung cấp miếng dán Durogesic Quận Ba Đình, Quận Hoàn Kiếm, Quận Hai Bà Trưng, Quận Đống Đa, Quận Tây Hồ, Quận Cầu Giấy, Quận Thanh Xuân, Quận Hoàng Mai, Huyện Hoài Đức, Huyện Thanh Oai, Huyện Mỹ Đức, Huyện Ứng Hòa, Huyện Thường Tín, Huyện Phú Xuyên, Huyện Mê Linh, Quận Nam Từ Liêm, Quận Long Biên, Quận Bắc Từ Liêm, Huyện Thanh Trì, Huyện Gia Lâm, Huyện Đông Anh, Huyện Sóc Sơn, Quận Hà Đông, Thị xã Sơn Tây, Huyện Ba Vì, Huyện Phúc Thọ, Huyện Thạch Thất, Huyện Quốc Oai, Huyện Chương Mỹ, Huyện Đan Phượng: Liên hệ 0929.620.660 để được Ds Đại học Dược Hà Nội tư vấn sử dụng miếng dán Durogesic chính hãng, an toàn, hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về miếng dán Durogesic giúp bạn hiểu rõ về công dụng cũng như cách sử dụng nó. Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn như Drugbank.vn, Dược thư Việt Nam… Nếu có bất kì thắc mắc nào hay muốn liên hệ đặt hàng vui lòng liên hệ 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc quý khách hàng có thể truy cập trang web nhathuochapu.vn để được hỗ trợ giải đáp.