Cục máu đông là gì, những điều bạn cần biết trong điều trị huyết khối

Cục máu đông trong sinh lý bình thường đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể hạn chế mất máu trong các tổn thương nhẹ như đứt tay đến các mức tổn thương nặng hơn. Tuy nhiên cục máu đông hình thành bất thường trong lòng mạch lại gây ra vô số các hậu quả nghiêm trọng thậm chí là tử vong ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ cơ thể và người thân trước những tác động của huyết khối

Cục máu đông là gì? cơ chế hình thành? 

Cục máu đông hay còn gọi là huyết khối, thường được hình thành khi có tổn thương mạch máu, ngăn ngừa sự mất máu tại nơi tổn thương. Nhưng nếu huyết khối hình thành trong lòng mạch thì cục máu đó là nguyên nhân nhiều bệnh lý nghiêm trọng, có thể gây tổn thương thực thể, tổn thương chức năng một bộ phận nào đó, thậm chí là tử vong.

Cục máu đông được hình là kết quả của quá trình tự đông máu, một chức năng của máu, huyết khối được hình thành qua các giai đoạn :

Sự hình thành và biến mất của huyết khối trong mạch máu là kết quả của một chuỗi phản ứng hóa học bao gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1 hình thành các nút thắt tiểu cầu : Khi một mạch máu bị tổn thương, nó sẽ kích hoạt việc giải phóng các tiểu cầu. Sau đó, chúng tập hợp lại và dính vào thành mạch bị tổn thương, tạo thành một khối lấp đầy vết thương và ngăn máu chảy ra ngoài. Sau khi được kích hoạt, các tiểu cầu cũng sẽ giải phóng các chất hóa học thu hút nhiều tiểu cầu và các tế bào khác để chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Giai đoạn 2 phát triển của huyết khối: Các protein trong máu hoạt động như các yếu tố đông máu báo hiệu cho nhau để tạo ra một phản ứng dây chuyền nhanh chóng, cuối cùng sẽ tạo ra các sợi dài của fibrin, hay còn gọi là fibrin. . Các sợi fibrin này kết hợp với các nút thắt của tiểu cầu và tạo thành mạng lưới để “bẫy” nhiều tiểu cầu và tế bào hơn, từ đó hình thành huyết khối tại vị trí tổn thương trên cơ thể. Dưới tác động của tiểu cầu và các sợi fibrin, các cục máu đông này sẽ trở nên cứng và rắn hơn.

Giai đoạn 3 ức chế sự phát triển của huyết khối: Các protein khác bù đắp cho các protein (yếu tố đông máu) để các cục máu đông không lan rộng hơn mức cần thiết.

Giai đoạn 4 làm tan huyết khối: Khi các mô bị tổn thương bắt đầu lành lại, chúng không cần cục máu đông nữa. Khi đó, các sợi fibrin cứng sẽ dần hòa tan vào máu, các tiểu cầu và tế bào của huyết khối sẽ dần tách ra khỏi nhau.máu đông. 

Các-biện-pháp-phòng-ngừa-cục-máu-đông
Các-biện-pháp-phòng-ngừa-cục-máu-đông

Nguyên nhân nào dẫn đến cục máu đông ? 

Cục máu đông thường được hình thành khi bạn bị chảy máu do thành mạch máu hoặc bề mặt da bị tổn thương . Tuy nhiên, nếu dòng máu khó di chuyển hoặc bị ứ đọng, huyết khối cũng sẽ hình thành. Ngoài ra, các mảng xơ vữa hình thành trong mạch máu cũng có thể dẫn đến cục máu đông khi chúng bị vỡ. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lượng cholesterol cao trong máu có thể là nguyên nhân gây ra bệnh vì nó tạo ra các mảng bám trong động mạch. Khi các mảng này vỡ ra, các cục máu đông bắt đầu hình thành. Hầu hết các cơn đau tim và đột quỵ đều liên quan đến việc vỡ các mảng xơ vữa trong động mạch.

Theo các chuyên gia,huyết khối có thể hình thành khi máu chảy không đúng quy cách, khiến các tiểu cầu kết dính lại với nhau. Hơn nữa, hai nguyên nhân phổ biến khác gây ra cục máu đông là huyết khối tĩnh mạch sau và rung tâm nhĩ làm chậm lưu lượng máu trong tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch sâu được định nghĩa là dòng máu chảy chậm, và rung nhĩ là nhịp tim không đều và quá trình bơm máu hỗn loạn.

Cục-máu-đông-gây-đột-quỵ
Cục-máu-đông-gây-đột-quỵ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông dễ hình thành hơn khi người bệnh có thêm các yếu tố nguy cơ khác. Ở các bệnh nhân có bệnh nền hoặc có chế độ cinh sinh hoạt, ăn uống không điều độ, các bệnh nhân từng trải qua cơn đột quỵ,… là các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ gây ra chuyết khối

1. Các mối nguy có thể kiểm soát 

Cao huyết áp: Huyết áp cao là nguyên nhân gia tăng nguy cơ do hình thành huyết khối gây đột quỵ. Vì huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 2-6 lần, nên việc kiểm soát huyết áp bằng thuốc có thể làm giảm đáng kể nguy cơ.

Hút thuốc : Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ hình thành huyết khối. Hút thuốc có thể làm hỏng thành mạch máu, làm tăng độ cứng của động mạch, khiến tim hoạt động nhiều hơn và tăng huyết áp. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn ngừng hút thuốc ngay hôm nay, trong vòng 2-5 năm nguy cơ đột quỵ do hình thành cục máu đông của bạn sẽ giảm xuống còn người chưa bao giờ hút thuốc.

Cholesterol cao và thừa cân: Mức cholesterol <= 200 là tốt nhất cho người lớn. Mức cholesterol cao là hậu quả của chế độ ăn thiếu lành manh, ăn nhiều đồ ăn chiên xào, nội tạng động vật, đồ ăn sẵn không đảm bảo, ít ăn ra xanh, hoa quả. Hậu quả là lượng cholesteron dư thừa có thể tích tụ trên thành động mạch tạo ra các mảng bám dẫn đến tắc nghẽn các mạch này. Các mảng bám này khi xơ vữa, giải phóng ra các yếu tố kích thích hình thành cục máu đông. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ phát triển huyết áp cao, mở đường cho các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến hình thành huyết khối . Một lối sống ít vận động, tình trạng nằm liệt giường ở các bệnh nhân đột quỵ có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối . Dùng thuốc statin giảm cholesterol kết hợp với thuốc chống kết tập tiểu cầu aspirin 80 mg từ đó làm giảm nguy cơ hình thành huyết khối

2. Yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát

Tuổi tác : Tuổi tác là yếu tố nguy cơ làm gia tăng mức độ hình thành huyết khối. Một phần do ảnh hưởng của lối sống lên cơ thể được biểu hiện ngày càng rõ rệt khi tuổi càng cao, nhất là các bệnh tim mạch, huyết áp,… Nguy cơ hình thành huyết khối gây đột quỵ tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm kể từ tuổi 55.

Giới tính : Nam giới có nguy cơ hình thành huyết khối hơn so với nữ giới.

Tiền sử gia đình : Gia đình có người đã từng bị biến chứng do hình thành huyết khối sẽ có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn so với người khác. 

Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối.

Bệnh tim mạch: Một bất thường về tim được gọi là rung nhĩ (AF). Ở những người bị AF, tâm nhĩ trái có thể đập nhanh và không kiểm soát tới 400 lần một phút, cao hơn nhiều lần so với bình thường 60-100 lần / phút. Nếu không được điều trị, AF có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 4 đến 6 lần. Bệnh giãn tĩnh mạch, hẹp mạch máu, rung nhĩ cũng là các yếu tố tim mạch làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Đột quỵ tái phát: Người có tiền sử đột quỵ sẽ tăng nguy cơ hình thành huyết khối. Nguy cơ cao này cao nhất trong vòng vài tháng đầu tiên, kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

Cục-máu-đông-hình-thành-đột-quỵ
Cục-máu-đông-hình-thành-đột-quỵ

Dấu hiệu và triệu chứng của cục máu đông là gì ?

Cục máu đông làm cản trở sự lưu thông máu trong lòng mạch, cắt đứt con đường cung cấp oxy và dinh dưỡng cho các tế bào. Vì vậy huyết khối hình thành và di chuyển đến bất kỳ một cơ quan nào cũng gây ra tổn thương về cấu trúc và chức năng cho cơ quan đó. Cùng tìm hiểu về các triệu chứng, tổn thương do huyết khối gây ra nhé.

1. Cục máu đông trong tĩnh mạch 

Các tĩnh mạch ở chân và tay nằm dưới bề mặt da, có thể hình thành huyết khối và đây được gọi là huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể. Nó thường xảy ra ở đùi, cẳng chân hoặc xương chậu. Chúng cũng có thể hình thành ở các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như cánh tay, gan, ruột hoặc thận. Biến chứng nguy hiểm nhất là huyết khốiở các tĩnh mạch chi di chuyển đến phổi hoặc tim, gây biến chứng.

Dấu hiệu huyết khối trong tĩnh mạch tay hoặc chân không phải ở tất cả bệnh nhân, bao gồm: Sưng tấy tại vị trí hình thành huyết khối và gây tắc nghẽn mạch máu, đôi khi sưng toàn bộ cánh tay hoặc chân. Cảm giác đau khó chịu: Các cục máu đông gây tắc nghẽn, các mạch máu sưng lên, khiến cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Thay đổi màu sắc của các chi: khi chân hoặc tay bắt đầu xuất hiện các vệt màu xanh hoặc đỏ bất thường. Khó thở: Khi cục máu đông di chuyển đến phổi sẽ rất nguy hiểm nếu có các triệu chứng đau tức ngực, ho ra máu, chóng mặt.

2. Cục máu đông trong tim

Nếu huyết khối hình thành trong hoặc trong mạch máu xung quanh tim thì đây là một tình trạng nguy hiểm vì nó có thể gây nhồi máu cơ tim bất cứ lúc nào. Nhận biết các triệu chứng bao gồm: Mồ hôi lạnh, đau tức ngực và lan xuống cánh tay, khó thở.

3. Cục máu đông di chuyển đến phổi

Thường gặp nhất là cục máu đông ở tĩnh mạch tay, chân bị vỡ ra và di chuyển lên phổi, nguy cơ thuyên tắc phổi rất nguy hiểm. Tình trạng này cần được nhận biết sớm và đưa đến phòng cấp cứu nếu có dấu hiệu: Ho không ngừng, cảm thấy khó thở, đau ở ngực, cảm thấy chóng mặt, ra mồ hôi.

4. Cục máu đông trong não

Sự xuất hiện của các cục máu đông trong mạch máu não do sự tích tụ chất béo trong thành mạch hoặc do chấn thương đầu hoặc sự tồn tại của huyết khối hình thành các bộ phận khác của cơ thể (thường là tim) và di chuyển đến não,  biểu hiện thường thấy là nhịp tim không đều ở 2 buồng tim trên (rung nhĩ), có thể hình thành huyết khối. Tình trạng này rất nguy hiểm vì cục máu đông di chuyển nếu gây tắc nghẽn mạch máu não có thể gây đột quỵ, liệt hoặc tử vong. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như : Giảm hoặc mất thị lực đột ngột, cảm thấy yếu ở một bên cơ thể hoặc một bên mặt, đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Theo nghiên cứu, 80% các cơn đột quỵ là tắc mạch não do huyết khối. huyết khối ở não gây ra những biến chứng nghiêm trọng và nặng nề ảnh hưởng tới chức năng vận động, khả năng giao tiếp thậm chí là tử vong. 

Các biện pháp chẩn đoán cục máu đông 

Cục máu đông hình thành là quá trình tự nhiên của cơ thể, các biện pháp y học ngày nay chưa thể chẩn đoán chính xác thời điểm và nơi có thể hình thành huyết khối. Tuy nhiên, các triệu chứng tại các tổ chức bị ảnh hưởng bởi cục đông giúp cho bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán được nơi tác động của huyết khối và đưa ra hướng xử trí kịp thời. 

Khám lâm sàng : qua thăm khám về tiền sử bệnh, các bệnh nền của bệnh nhân, các triệu chứng cơ năng thực thể, …

Cận lâm sàng : chẩn đoán cục máu đông qua các xét nghiệm , điện tâm đồ, điện não đồ, siêu âm, CT,..

Cách làm tan cục máu đông

Cục máu đông được hình thành do nhiều nguyên nhân và rất nhiều các yếu tố nguy cơ nên có nhiều cách điều trị bệnh, từ dùng thuốc đến phẫu thuật. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của huyết khối, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

Nói chung, mục tiêu của điều trị là làm tan cục máu đông và khôi phục lưu lượng máu bình thường. Dưới đây là một số phương pháp điều trị huyết khối thường được sử dụng:

1. Phương pháp ngoại khoa

Làm tan cục máu đông bằng phương pháp ngoại khoa rất phát triển và được áp dụng ngày càng nhiều bởi hiệu quả giải quyết nhanh, tuy nhiên chi phí sử dụng phương pháp này rất cao.  

Phẫu thuật: Trong thủ thuật làm tan huyết khối bằng ống thông, bác sĩ sẽ chèn một ống thông dài vào vị trí huyết khối. Thông qua ống thông này, thuốc được đưa trực tiếp đến vị trí có cục máu đông để làm tan chúng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng các công cụ đặc biệt để loại bỏ huyết khối ra khỏi cơ thể.

Đặt stent: Stent được sử dụng để mở rộng mạch máu, làm tăng quá trình lưu thông máu, đặt stent thường được ứng dụng trong trường hợp thiếu tưới máu tế bào tim do tắc mạnh vành. 

Đặt bộ lọc tĩnh mạch chủ: Đối với những bệnh nhân không thể dùng thuốc làm loãng máu, một bộ lọc có thể được đưa vào tĩnh mạch chủ dưới để giữ các cục máu đông trước khi chúng đến phổi.

2. Phương pháp nội khoa 

Dùng thuốc: Thuốc chống đông máu hoặc thuốc làm loãng máu sẽ giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối. Đối với những cục máu đông có thể đe dọa đến tính mạng, một số loại thuốc nhất định có thể được dùng để làm tan cục máu đông. Trong đột quỵ do tắc  mạch máu não, trong khoảng thời gian 3-6h kể từ khi khởi phát cơn đột quỵ, người ta có thể tiêm tĩnh mạch tiêu huyết khối, biện pháp nhanh chóng và hiệu quả giúp người bệnh mau chóng hồi phục và giảm đáng kể các biến chứng nguy hiểm của đột quỵ.

Các thuốc được dùng ngăn ngừa hình thành huyết khối hiện nay

Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu : Aspirin 80 mg, Dipyridamole ( Persantine ), Clopidogrel ( Plavix ), Ticagrelor ( Brilinta ), Prasugrel, Ticlopidine ( Ticlid )

Thuốc chống đông máu do ức chế các yếu tố đông máu : Dabigatran ( Pradaxa ), Apixaban ( Eliquis ), Heparin, Edoxaban ( Savaysa ), Warfarin ( Coumadin ), Rivaroxaban ( Xarelto ).

Thuốc tiêu sợi huyết dùng điều trị các cơn đau tim và đột quỵ  : streptokinase, alteplase và tenecteplase.

Ngoài ra, phương pháp vớ nén: Vớ chật giúp tạo áp lực để giảm phù chân hoặc ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông.

Ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông

Hiện nay, chưa có biện pháp y tế nào có thể ngăn chặn hoàn toàn việc hình thành các cục máu đông. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, đó là sử dụng thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

thiếu-máu-cục-bộ-do-mỡ-máu
thiếu-máu-cục-bộ-do-mỡ-máu

Nếu bạn đã từng mắc bệnh huyết khối tắc mạch một lần, bạn cần sử dụng một số loại thuốc chống đông máu và giải quyết các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông theo chỉ định của bác sĩ.

Bỏ thuốc lá, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích : các yếu tố làm giảm sức bền thành mạch, làm tăng nguy cơ  hình thành các cục máu đông.

Chuyển sang chế độ ăn nhạt, ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa để giảm nguy cơ hay ngăn cản mức độ nặng thêm của bệnh tăng huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, rau xanh, tăng cường bổ sung các vitamin, cac nguyên tố vi lượng, bổ sung thêm vitamin C làm tăng sức đề kháng, tăng sức bền thành mạch.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, ít nhất 150 phút mỗi tuần. Các môn thể thao như đi bộ, đạp xe … được bác sĩ khuyến khích tham gia …Việc tăng cường vận động giúp máu tăng sự lưu thông trong lòng mạch, làm giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông.

Bài viết trên đây mong muốn đem lại cho quý độc giả những thông tin hữu ích nhất về huyết khối, nhận biết được mức độ nguy hiểm của cục máu đông, có kiến thức để phòng tránh và giảm bớt các hậu quả do cục máu đông. Nếu quý độc giả còn thắc mắc nào về cục máu đông hay các loại thuốc dùng để điều trị và phòng ngừa huyết khối, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại :

Hoặc đến trực tiếp nhà thuốc chúng tôi để được tư vấn miễn phí, kịp thời:

Hệ thống nhà thuốc của chúng tôi tự hào vì có đội ngũ dược sĩ chuyên môn cao, tận tâm luôn sẵn sàng tư vấn cho quý độc giả.

Như vậy bài viết trên nhà thuốc đã tổng hợp các thông tin liên quan đến bệnh cục máu đông nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mọi thông tin thắc mắc liên hệ ngay đến Nhà Thuốc Hapu để được tư vấn và hỗ trợ hoặc bạn cần mua thuốc theo đơn online trong mùa dịch này gọi ngay để được ship thuốc tận nơi

Mua thuốc trực tuyến đang trở thành xu thế do các lợi ích mà nó mang lại nhất là phù hợp với tình hình phức tạp như hiện nay vì thế hệ thống nhà thuốc HAPU chúng thôi đã xây dựng hệ thống dịch phụ để có thể hỗ trợ khách hàng mua thuốc online một cách nhân gọn, tiện lợi

Khi mua hàng tại hệ thống nhà thuốc HAPU khách hàng sẽ được:

-Khách hàng được dược sĩ đại học tư vấn tận tình mọi lúc mọi nơi trên toàn quốc

-Đặt hàng trực tuyến không cần phải đến tận cửa hàng

-Luôn có các chương trình hỗ trợ bệnh nhân mùa dịch covid

-Khách hàng được kiểm tra thông tin nguồn gốc thuốc trước khi thanh toán

các bạn liên hệ Nhà thuốc hapu để được hỗ trợ tìm kiếm thuốc cần mua băng cách liện hệ vớ chúng tôi qua:

Hotline/Zalo/Whatapps/Viber: 0923.283.003.

Facebook: https://www.facebook.com/nhathuochapu

Website: https://nhathuochapu.vn/

 

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook