Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư tuyến giáp như thế nào ?

Với nhiều người mắc ung thư tuyến giáp, điều trị có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt ung thư. Sau khi hoàn thành điều trị, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi kết thúc điều trị, nhưng thật khó để không lo lắng về việc ung thư phát triển hay tái phát. Đây là mối quan tâm thường thấy nếu bạn mắc ung thư. Hiểu được các thông tin về cách sống tốt sau khi điều trị ung thư tuyến giáp để bạn đưa ra quyết định về cuộc sống tiếp theo.

1. Sống cuộc sống như một người sống sót sau ung thư

Với những người khác, ung thư tuyến giáp có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn, hoặc có thể tái phát ở một bộ phận khác. Những bệnh nhân này có thể được điều trị thường xuyên bằng hóa trị, xạ trị hoặc các liệu pháp khác để giúp kiểm soát ung thư càng lâu càng tốt. Học cách sống với căn bệnh ung thư có thể khó khăn và rất căng thẳng.

1.1 Theo dõi chăm sóc

Nếu bạn đã điều trị xong, các bác sĩ vẫn muốn bạn được theo dõi chặt chẽ. Điều rất quan trọng là tái khám theo đúng lịch hẹn. Các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, khám và có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh như xạ hình giáp hoặc siêu âm. Cần theo dõi để kiểm tra tái phát hoặc lan rộng của ung thư, cũng như các tác dụng phụ có thể có của một số phương pháp điều trị. Đây là lúc bạn có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào và thảo luận về bất kỳ mối quan tâm nào.

Hầu như bất kỳ điều trị ung thư nào cũng có thể có tác dụng phụ. Một số có thể xay ra trong vài tuần đến vài tháng, nhưng một số khác có thể kéo dài hơn. Một số tác dụng phụ thậm chí có thể không xuất hiện cho đến nhiều năm sau khi bạn điều trị xong. Điều quan trọng đối với tất cả những người sống sót sau ung thư tuyến giáp là phải thông báo về bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề mới nào, bởi vì chúng có thể do ung thư tái phát hoặc do một bệnh mới hoặc ung thư thứ hai.

Hầu hết mọi người tuân thủ rất tốt sau khi điều trị, nhưng chăm sóc theo dõi là rất quan trọng vì hầu hết các bệnh ung thư tuyến giáp phát triển chậm và có thể tái phát thậm chí 10 đến 20 năm sau khi điều trị lần đầu.

1.2 Tái khám và xét nghiệm theo dõi

Các bác sĩ sẽ giải thích những xét nghiệm bạn cần làm và tần suất thực hiện chúng. Lịch trình thăm khám, kiểm tra và xét nghiệm của bác sĩ sẽ phụ thuộc vào mức độ ban đầu của bệnh, loại ung thư tuyến giáp, phương pháp điều trị và các yếu tố khác.

SKTQ - khám sức khỏe tổng quát

Sau điều trị, người bệnh nên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Ung thư dạng nhú hoặc nang

Nếu bạn đã mắc ung thư nhú hoặc nang và tuyến giáp đã được cắt bỏ hoàn toàn, các bác sĩ có thể xem xét xạ hình giáp ít nhất một lần sau khi điều trị, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ tái phát cao hơn, được thực hiện khoảng 6 đến 12 tháng sau. Nếu kết quả âm tính, bạn sẽ không cần làm thêm trừ khi bạn có triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm bất thường khác.

Bạn cũng sẽ được kiểm tra thường xuyên nồng độ TSH và thyroglobulin trong máu. Thyroglobulin được tạo ra bởi mô tuyến giáp, vì vậy sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, nó phải ở mức rất thấp hoặc không có trong máu. Nếu nồng độ thyroglobulin bắt đầu tăng lên, đó có thể là dấu hiệu ung thư tái phát, và cần làm thêm xét nghiệm khác, bao gồm xạ hình giáp, và có thể chụp PET và các xét nghiệm hình ảnh khác.

Đối với những bệnh nhân có ung thư dạng nhú nhỏ, có nguy cơ thấp được điều trị bằng cách chỉ cắt bỏ một thùy của tuyến giáp, thường được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, siêu âm tuyến giáp và xét nghiệm máu tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp dạng tủy

Nếu bạn mắc ung thư tuyến giáp dạng tủy (MTC), các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ calcitonin và kháng nguyên phôi – carcinoembryonic (CEA) trong máu. Nếu chúng bắt đầu tăng lên, các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm cổ hoặc chụp CT hoặc MRI sẽ được thực hiện để phát hiện ung thư tái phát.

Mỗi loại điều trị ung thư tuyến giáp có những tác dụng phụ có thể kéo dài trong một vài tháng. Sử dụng thuốc hormone giáp, có thể là suốt đời. Bạn có thể rút ngắn tốc độ phục hồi bằng cách nhận thức được các tác dụng phụ trước khi bắt đầu điều trị. Đừng ngần ngại nói với bác sĩ của bạn về bất kỳ triệu chứng hoặc tác dụng phụ nào để họ có thể giúp bạn xử lý chúng.

1.3 Hỏi bác sĩ về một kế hoạch chăm sóc sống sót (survivorship care plan)

Nói chuyện với bác sĩ về việc lập một kế hoạch chăm sóc sống sót cho bạn. Kế hoạch này có thể bao gồm:

Đề xuất lịch trình theo dõi và làm các xét nghiệm

Danh sách các tác dụng phụ muộn hoặc dài hạn, bao gồm những gì cần theo dõi và khi nào bạn nên liên hệ với bác sĩ

Lịch trình cho các xét nghiệm khác mà bạn có thể cần, như xét nghiệm phát hiện sớm (sàng lọc) các loại ung thư khác hoặc xét nghiệm để tìm kiếm các ảnh hưởng sức khỏe lâu dài từ bệnh ung thư hoặc do các phương pháp điều trị

Những gợi ý về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất có thể cải thiện sức khỏe của bạn, bao gồm cả khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tái phát.

1.4 Giữ bảo hiểm y tế và bản sao hồ sơ y tế

Ngay cả sau khi điều trị, giữ bảo hiểm y tế rất quan trọng. Và mặc dù không ai muốn nghĩ rằng ung thư của họ sẽ tái phát, nhưng nó có thể xảy ra.Tại một số thời điểm sau khi điều trị ung thư, bạn có thể gặp một bác sĩ mới, và họ không biết về tiền sử y tế của bạn. Do đó phải giữ các bản sao hồ sơ y tế để cung cấp cho bác sĩ mới các chi tiết về chẩn đoán và điều trị của bạn.

Hồ sơ bệnh án bản sao y tế 1

Sau khi điều trị, người bệnh nên giữ bản sao hồ sơ y tế về tình trạng bệnh lý của mình

1.5 Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ ung thư tiến triển hoặc tái phát không?

Nếu bạn mắc (hoặc đã mắc) ung thư tuyến giáp, bạn có thể muốn biết liệu có những điều bạn có thể làm để có thể giảm nguy cơ ung thư phát triển hoặc tái phát, như tập thể dục, ăn theo chế độ nhất định hoặc dinh dưỡng bổ sung. Thật không may, những điều này vẫn chưa rõ ràng…

Áp dụng các thói quen như không hút thuốc, ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên và giữ cân nặng khỏe mạnh là rất quan trọng. Những thay đổi này có thể có tác động tích cực đến sức khỏe của bạn, và có thể vượt qua nguy cơ ung thư.

Bổ sung chế độ ăn uống

Cho đến nay, bổ sung chế độ ăn uống (bao gồm vitamin, khoáng chất và các sản phẩm thảo dược) không được chứng minh rõ ràng giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp tiến triển hoặc tái phát.

Nếu bạn nghĩ về việc dùng bất kỳ loại bổ sung dinh dưỡng nào, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể giúp bạn quyết định những thứ nào bạn có thể sử dụng một cách an toàn trong khi tránh những thứ có thể gây hại.

Nếu ung thư tái phát

Nếu ung thư tái phát vào một thời điểm nào đó, các lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào vị trí của ung thư, phương pháp điều trị trước đây, sức khỏe và mong muốn hiện tại của bạn. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích hoặc kết hợp một số phương pháp này.

1.6 Nhận hỗ trợ tình cảm

Một số bệnh nhân cảm giác chán nản, lo lắng, điều đó là bình thường khi ung thư tuyến giáp đã là một phần cuộc sống của bạn. Một số người bị ảnh hưởng nhiều hơn những người khác. Nhưng mọi người đều có thể nhận được lợi ích từ sự giúp đỡ và hỗ trợ của những người khác, cho dù bạn bè và gia đình, nhóm tôn giáo, nhóm hỗ trợ, cố vấn chuyên nghiệp hoặc những người khác.

2. Ung thư thứ hai sau ung thư tuyến giáp

Sau điều trị ung thư tuyến giáp, nhiều người có thể bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề sức khỏe, nhưng thường mối quan tâm lớn nhất của họ là phải đối mặt với một bệnh ung thư khác. Ung thư trở lại sau khi điều trị được gọi là tái phát. Nhưng một số người có thể phát triển một loại ung thư mới, không liên quan đến ung thư đã điều trị trước, được gọi là ung thư thứ hai.

Thật không may, được điều trị ung thư không có nghĩa là bạn không thể mắc một ung thư khác. Những người đã mắc ung thư tuyến giáp vẫn có thể mắc các loại ung thư giống như những người khác mắc phải. Trên thực tế, họ có thể có nguy cơ đối với một số loại ung thư:

Ung thư vú (ở phụ nữ)

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư thận

Ung thư tuyến thượng thận

Ung thư thận vinmec

Sau ung thư tuyến giáp, người bệnh có nguy cơ mắc ung thư thận và một số loại ung thư khác

Nguy cơ ung thư tuyến thượng thận đặc biệt cao ở những người mắc loại ung thư tuyến giáp dạng tủy.

Bệnh nhân được điều trị bằng iốt phóng xạ cũng tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL), ung thư dạ dày và ung thư tuyến nước bọt.

3. Bạn có thể làm gì?

Sau khi hoàn thành điều trị ung thư tuyến giáp, bạn nên đi khám bác sĩ thường xuyên. Bạn cũng có thể làm các xét nghiệm để phát hiện ung thư đã tái phát hoặc lan rộng. Các chuyên gia không khuyến nghị bất kỳ xét nghiệm bổ sung nào để tìm kiếm ung thư thứ hai ở bệnh nhân không có triệu chứng. Hãy cho bác sĩ của bạn biết về bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề mới, bởi vì chúng có thể do ung thư tuyến giáp tái phát, hoặc do một bệnh mới hoặc ung thư thứ hai.

Tất cả bệnh nhân nên tránh khói thuốc lá, vì hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.

Để giúp duy trì sức khỏe tốt, bạn cũng nên:

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Áp dụng lối sống năng động

Có chế độ ăn uống lành mạnh, tập trung vào thực phẩm thực vật (trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt), hạn chế và tránh thịt đỏ và thức ăn chế biến sẵn, thức uống đường…Hạn chế sử dụng rượu bia, không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly mỗi ngày đối với nam giới

Những điều này cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Để biết thêm thông vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook