Bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu) là bệnh gì, nguyên nhân và điều trị

Bạch cầu cấp thường được gọi nôm na là bệnh “ung thư máu”. Mặc dù, bạch cầu cấp thường được coi là bệnh lý không thể chữa khỏi, tuy nhiên gần đây kết quả điều trị tốt hơn nhiều nếu được điều trị thích hợp và nhờ sử dụng các phương pháp điều trị tiên tiến.

Bạch cầu cấp gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau và việc phòng bệnh đang gặp nhiều khó khăn.

Bệnh bạch cầu cấp là gì?

Bạch cầu cấp (ung thư máu) là bệnh lý do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra các tế bào. Các tế bào ung thư này nhân lên rất nhanh chóng. Nếu không được điều trị, các tế bào này sẽ ứ đọng trong tủy xương, dẫn đến tác động cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường do các tế bào ung thư có thể lan tràn và đi rất xa trong cơ thể nên có thể gây ra rất nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.

Bệnh bạch cầu cấp tiến triển rất nhanh và có thể gây tử vong trong vòng vài tuần đến vài tháng nếu không được điều trị. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm kịp thời và đúng cách có thể đẩy lui bệnh.

Bệnh-bạch-cầu-cấp-hay-máu-trắng
Bệnh-bạch-cầu-cấp-hay-ung thư máu

Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp

Trong nhiều trường hợp nguyên nhân gây bệnh không thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên bệnh có thể được hình thành bởi các gen trong tế bào máu bị tổn thương. Ví dụ: do tiếp xúc với tia xạ gây tổn thương gen của tế bào, làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư.

Hóa chất: các chất nhóm Alkyl, nhóm benzen (những hóa chất có cấu trúc hóa học nhân vòng).

Tia xạ hay tia ion hóa: tỷ lệ bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu) gặp nhiều ở những người tiếp xúc với tia xạ thời gian kéo dài hay ở trong vùng nhiễm xạ nặng.

Virus: nhiều nghiên cứu thống kê ghi nhận một số virus gây bệnh trên người một thời gian dài cũng gây ung thư. Ví dụ: EBV gây ung thư vòm hay HTLV1,2 gây bệnh bạch cầu cấp dòng lympho T….

Bất thường nhiễm sắc thể: đây cũng là nguyên nhân thường gặp trên bệnh nhân bạch cầu cấp.

Yếu tố di truyền: có một số bệnh bẩm sinh di truyền như Hội chứng Down, hội chứng Poland, hội chứng thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh, … khiến người bệnh dễ mắc thêm bệnh bạch cầu cấp.

Yếu tố môi trường: môi trường bị nhiễm độc do tia xạ, hóa chất, thuốc trừ sâu, …gây nên tình trạng nhiễm độc nguồn nước, nguồn thức ăn…và các chất độc này gây ra đột biến nhiễm sắc thể, gây ung thư máu.

Bệnh-bạch-cầu-cấp
Bệnh-bạch-cầu-cấp

Phân loại bệnh bạch cầu cấp

Có 2 nhóm bao gồm: bạch cầu cấp dòng tủy (AML) do các tế bào dòng tủy bị ung thư hóa và nhóm thứ hai là bạch cầu cấp dòng lympho (ALL) do tế bào lympho bị tổn thương ung thư.

Hai nhóm bạch cầu cấp (ung thư máu) có những đặc điểm khác nhau. Ví dụ, bạch cầu cấp dòng lympho thường gặp ở trẻ em hơn dòng tủy. Các thể bệnh bạch cầu cấp khác nhau sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau, cũng như kết quả điều trị sẽ khác nhau.

Bạch cầu cấp dòng tủy (AML)

Bạch cầu cấp dòng tủy phát triển do tổn thương ung thư hóa các tế bào máu bao gồm dòng bạch cầu hạt, hồng cầu và tiểu cầu, mà không phải dòng lympho.

Bảng xếp loại FAB (French – American – British) dựa trên hình thái tế bào xếp thành 8 thể loại khác nhau dựa vào sự phát triển của tế bào ung thư máu từ M0-M7.

Bạch cầu cấp dòng tủy dòng lympho (ALL)

Bạch cầu cấp dòng lympho xuất hiện do tổn thương ung thư hóa dòng tế bào máu lympho. Bảng xếp loại FAB (French – American – British) chia bạch cầu cấp dòng lympho thành 3 thể khác nhau: L1, L2, L3.

Phân-loại-bệnh-bạch-cầu
Phân-loại-bệnh-bạch-cầu

Triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu)

Trong bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu), nhiều triệu chứng xuất hiện không chỉ do sản xuất thiếu hụt các loại tế bào máu bình thường trong tủy, mà còn do các tế bào ung thư lan tràn khắp cơ thể.

Triệu chứng do giảm các tế bào máu bao gồm:

  • Dễ bị nhiễm khuẩn:

Đây là một triệu chứng kết hợp với hiện tượng giảm số lượng bạch cầu ở máu ngoại vi. Bạch cầu có chức năng là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài ví dụ tác nhân vi khuẩn, vì vậy khi lượng bạch cầu bị giảm sút dẫn đến không đủ khả năng chống đỡ, gây nên hậu quả là bệnh nhân ung thư máu dễ bị nhiễm khuẩn.

  • Triệu chứng thiếu máu xuất hiện liên quan đến việc giảm số lượng hồng cầu trong máu

Do chức năng của hồng cầu là vận chuyển oxy tới toàn bộ các cơ quan trong cơ thể nên mọi sự thiếu hồng cầu đều gây ra hậu quả thiếu hụt oxy ở các cơ quan đích trong cơ thể, từ đoó gây ra các triệu chứng như thở nhanh/thở ngắn khi vận động, hoa mắt, mệt mỏi và/ hoặc nhợt nhạt.

  • Nguy cơ chảy máu

Là triệu chứng liên quan đến tình trạng giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Do chức năng của tiểu cầu là cầm máu và mọi tình trạng thiếu hụt tiểu cầu đều làm tăng nguy cơ chảy máu ngay cả với các chấn thương nhẹ. Kết quả làm xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ, chảy máu từ lợi hoặc từ mũi, mảng bầm dưới da. Chảy máu nội tạng có thể gặp trong một số trường hợp bệnh nặng.

Triệu chứng liên quan đến việc tăng sinh của tế bào ung thư máu:

  • Phì đại cơ quan nội tạng và các cơ quan khác do sự xâm lấn của tế bào ung thư vào các cơ quan như gan, lách, hạch.
  • Trong một số trường hợp những tế bào ung thư này có thể xâm lấn hệ thần kinh trung ương có thể biểu hiện kích thích màng não gây nên triệu chứng đau đầu và nôn.

Đối tượng nguy cơ bệnh Bạch cầu cấp (ung thư máu)

Tác động ảnh hưởng của tia phóng xạ, một số chất hóa học, chế phẩm dùng để chẩn đoán bệnh, cũng như yếu tố địa lý, di truyền, nhiễm virus, … và có thể gặp ở tất cả các đối tượng thuộc mọi độ tuổi.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp

Xét nghiệm tế bào máu-xét nghiệm máu

Trong bệnh bạch cầu cấp, các tế bào máu bất thường có thể quan sát được. Số lượng bạch cầu có thể tăng hoặc giảm và giảm số lượng tiểu cầu. Trong một số trường hợp, có thể quan sát được các tế bào ung thư ở máu ngoại vi.

Xét nghiệm tủy – chọc hút tủy xương

Chọc hút tủy xương là lấy một số lượng nhỏ mô tủy dưới dạng dịch lỏng để xác định sự có mặt của các tế bào ung thư, đây là yếu tố quyết định để chẩn đoán bạch cầu cấp.

Phân tích huyết thanh và nước tiểu- xét nghiệm hóa sinh

Xét nghiệm này sẽ phân tích thành phần máu và nước tiểu. Nồng độ acid uric trong huyết tương và trong nước tiểu, nồng độ LDH sẽ tăng trong bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu).

Quan sát hình thái tế bào- quy trình nhuộm đặc biệt

Chuẩn bị tiêu bản để quan sát hình thái các tế bào máu. Dung dịch Giemsa thường được dùng để nhuộm tiêu bản này. Nhuộm đặc biệt như Esterase, Peroxydase không đặc hiệu và PAS thường được sử dụng để xếp thể bệnh bạch cầu cấp.

Các-dạng-bạch-cầu-thường-găp
Các-dạng-bạch-cầu-thường-găp

Xét nghiệm phân loại tế bào- kháng nguyên bề mặt tế bào

Các kháng nguyên trên bề mặt màng tế bào thể hiện độ đặc trưng cho từng dòng tế bào.

Xét nghiệm tìm bất thường gen – tìm bất thường nhiễm sắc thể

Các bất thường gen và bất thường nhiễm sắc thể có thể được tìm thấy ở những tế bào bạch cầu ác tính.

Các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu)

Điều trị tấn công lui bệnh: để đẩy lùi tế bào ác tính đồng thời giúp các tế bào bình thường hồi phục.

Điều trị sau lui bệnh: mục đích là làm giảm tối thiểu số lượng tế bào ác tính, đồng thời tế bào máu trở lại mức bình thường thì gọi là lui bệnh hoàn toàn. Nếu ngừng điều trị ở giai đoạn này, hầu hết trường hợp bệnh nhân sẽ bị tái phát.

Ghép tế bào gốc tạo máu: là phương pháp được thực hiện để làm giảm nguy cơ tái phát và tiến gần đến tình trạng chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân. Ghép tế bào gốc tạo máu sử dụng phương pháp hóa trị liệu/xạ trị toàn thân với liều cao để phá hủy tối đa lượng tế bào bạch cầu ác tính trong cơ thể. Do phương pháp điều trị này cũng làm tổn thương cả các tế bào gốc tạo máu bình thường khác trong cơ thể nên các tế bào gốc mới cần được ghép vào sau khi điều trị.

Chỉ định ghép phụ thuộc vào từng độ tuổi, tình trạng toàn thân và chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Phòng ngừa bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu)

Với việc nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp chưa được xác định rõ ràng thì biện pháp phòng ngừa bệnh vẫn chưa thật sự cụ thể.

Biện pháp phòng ngừa chủ yếu là cách ly môi trường sống của bạn khỏi các tác nhân gây đột biến như phóng xạ, hóa chất cũng như duy trì một lối sống lành mạnh và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Chế độ chăm sóc bệnh nhân sau khi xuất viện

Điều trị và theo dõi

Sau quá trình điều trị nội trú, bệnh nhân đã đạt được thành công quá trình điều trị và nên được tiếp tục điều trị định kì và theo dõi. Và khi ra viện không có nghĩa là bệnh được chữa khỏi, do vậy điều quan trọng là tiếp tục thực hiện theo dõi điều trị cùng với tư vấn chặt chẽ của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân phải được sử dụng thuốc đúng chỉ định với liều lượng chính xác, định kì và khám kiểm tra theo lời hẹn của bác sĩ để đảm bảo rằng họ nhận thức chính xác về tình trạng bệnh và sức khỏe của mình.

Tự giám sát

Vì bệnh nhân thường giảm sút sức khỏe sau quá trình điều trị bệnh và sau thời gian nằm viện dài ngày, họ thường cần thời gian thích nghi dần với cuộc sống hàng ngày đặc biệt với công việc nên không nên đặt họ vào bất kì sức ép thái quá nào. Một khuyến cáo chung là bệnh nhân nên được phục hồi chức năng xã hội một cách từ từ đồng thời với tình trạng sức khỏe của cơ thể theo lời khuyên của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể, trọng lượng và chế độ vận động thể lực.

Chế độ ăn

Bệnh nhân duy trì chế độ ăn cân bằng, đủ dinh dưỡng và luôn có ý thức cố gắng sử dụng thực phẩm giàu năng lượng và giàu protein.

Một số liệu trình điều trị có thể phải hạn chế sử dụng muối hay một số loại thực phẩm khi số lượng bạch cầu giảm thấp, lời khuyên chung là tránh tối đa mọi loại thức ăn sống.

Kiểm soát nhiễm khuẩn

Tùy thuộc tình trạng của bệnh nhân sau điều trị, đặc biệt khi số lượng bạch cầu giảm thấp do phương pháp hóa trị hoặc sau khi ghép tế bào gốc tạo máu, bệnh nhân có thể rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nấm và các tác nhân khác. Lời khuyên cho bạn là cần tránh chỗ đông người, nên duy trì thói quen sử dụng khẩu trang, và rửa tay để phòng nhiễm khuẩn.

Một số câu hỏi thường gặp

Bệnh bạch cầu cấp có nguy hiểm không? Bệnh bạch cầu cấp sống được bao lâu?

Bệnh bạch cầu cấp tiến triển rất nhanh và có thể gây tử vong trong vòng vài tuần đến vài tháng nếu không được điều trị. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm kịp thời và đúng cách có thể đẩy lui bệnh.

Bệnh bạch cầu cấp có chữa được không?

Bạch cầu cấp không thể chữa khỏi, tuy nhiên nhờ sự tiến bộ của y học và các phương pháp điều trị tiên tiến thì kết quả điều trị đã được cải thiện đáng kể. Người bệnh có thể đẩy lùi căn bệnh quái ác này.

Bệnh bạch cầu cấp có lây không?

Bệnh ung thư máu này hình thành là do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài hoặc thói quen sinh hoạt mà ra. Do đó bệnh ung thư máu (bạch cầu cấp) hoàn toàn không thể lây nhiễm giữa người với người qua các đường tiếp xúc được.

Hơn hết, bệnh lây nhiễm thường là do chứa tác nhân có khả năng lây truyền như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng hay nấm. Tuy nhiên, đối với ung thư máu (bạch cầu cấp) thì phát sinh từ chính các tế bào máu trong tủy xương của cơ thể bạn chứ không hề liên quan đến những tác nhân trên, do đó bệnh không có khả năng lây lan.

Ngoài ra, các “tế bào máu ung thư” từ người khác nếu đi vào cơ thể của bạn thì cũng sẽ được hệ thống miễn dịch của bạn phát hiện là tế bào lạ và tiêu diệt ngay.

Bệnh bạch cầu cấp có di truyền không?

Ung thư máu là một căn bệnh có thể di truyền, tuy nhiên tỷ lệ di truyền là không cao (theo nghiên cứu thống kê chỉ có khoảng 5% bệnh nhân mắc ung thư máu do di truyền), hầu hết các trường hợp ung thư máu đều không phải là do di truyền.

Thông thường, DNA trong cơ thể người có trách nhiệm xây dựng các đặc điểm không thể thay đổi, ví dụ như màu tóc và màu mắt, nhưng nó cũng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển liên tục của máu, da và một số tế bào khác. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, các bệnh nhân bị ung thư máu có thể do đột biến DNA của tế bào tủy xương. Một số đột biến gen bao gồm:

  • CEBPA: Đột biến gây ra số lượng bạch cầu thấp, làm tăng khả năng bị nhiễm trùng. Dẫn đến, số lượng hồng cầu cũng giảm gây ra sự mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • DDX41: Đột biến trong gen này gây gián đoạn khả năng ức chế khối u. Những người có khiếm khuyết gen này sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp tính thể tủy cao hơn.
  • RUNX1: Đột biến gen RUNX1 làm cho cho cơ thể bị giảm số lượng tiểu cầu, ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Những người mang sự đột biến gen này đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.

Bên cạnh đó, một số rối loạn di truyền là những nhân tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, bao gồm:

  • Hội chứng Down
  • Hội chứng Li-Fraumeni
  • Hội chứng Klinefelter
  • Hội chứng Bloom
  • Chứng thất điều – giãn mạch
  • Thiếu máu Fanconi
  • Bệnh u sợi thần kinh

Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi vì rất nhiều người mang trong mình yếu tố nguy cơ nhưng không phát triển thành bệnh lý.

Nếu bác sĩ của bạn nghi ngờ rằng có một mối liên hệ di truyền với bệnh bạch cầu trong gia đình của bạn, bạn nên theo dõi khả năng đó và tìm đến sự tư vấn di truyền từ chuyên gia. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng một lối sống khỏe mạnh với chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục thể thao và tầm soát ung thư định kỳ để phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về bệnh Bạch cầu cấp, chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn, giúp các bạn phần nào hiểu biết về bệnh cũng như để phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Đừng ngần ngại hãy gọi ngay đến Nhà thuốc Hapu để được tư vấn và hỗ trợ. Đến với nhà thuốc Hapu bạn sẽ được những ưu đãi như:

-Khách hàng được dược sĩ đại học tư vấn tận tình mọi lúc mọi nơi trên toàn quốc

-Đặt hàng trực tuyến không cần phải đến tận cửa hàng

-Luôn có các chương trình hỗ trợ bệnh nhân mùa dịch covid

-Khách hàng được kiểm tra thông tin nguồn gốc thuốc trước khi thanh toán

Các bạn hãy liên hệ với Nhà thuốc hapu để được hỗ trợ tìm kiếm những thuốc cần mua bằng cách liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline/Zalo/Whatapps/Viber: 0923.283.003.

Facebook: https://www.facebook.com/nhathuochapu

Website: https://nhathuochapu.vn/

Bài viết tham khảo thêm tại: Bệnh học

Nếu có bất cứ thắc mắc nào hay muốn liên hệ đặt hàng thì vui lòng gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc quý khách hàng có thể truy cập trang web nhathuochapu.vn để tìm hiểu thêm.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook