Chẩn đoán bệnh ung thư tiền liệt tuyến như thế nào?

Bài viết này nhà thuốc Hapu gửi đến bạn đọc thông tin đầy đủ nhất về Chẩn đoán bệnh ung thư tiền liệt tuyến như thế nào? Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm thì tiên lượng điều trị và phục hồi bệnh sẽ rất cao. Vậy người bệnh có các dấu hiệu bệnh ung thư tuyến tiền liệt sẽ được kiểm tra và chẩn đoán như thế nào?

1. Cần làm gì để phát hiện sớm bệnh ung thư tiền liệt tuyến (UTTLT)

Phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến tiền liệt có ý nghĩa rất lớn để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, tỷ lệ khỏi bệnh tăng và giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, các dấu hiệu ung thư thư tuyến tiền liệt ở giai sớm không rõ ràng. Để chẩn đoán sớm, người bệnh cần chú ý:

Khám tầm soát ung tuyến tiền liệt hàng năm ở nam giới trên 50 tuổi. Nếu gia đình có cha, anh ruột bị ung thư tuyến tiền liệt thì nên khám tuyến tiền liệt định kỳ từ tuổi 40.

Xét nghiệm máu: Bác sĩ cho xét nghiệm PSA (prostate specific antigen – kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt) bao gồm tPSA và fPSA, kết quả PSA càng cao, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt càng lớn.

Thăm khám hậu môn trực tràng: có thể phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ của ung thư tuyến tiền liệt.

Sinh thiết tuyến tiền liệt dưới hướng dẫn của siêu âm qua ngả trực tràng: Bác sĩ dùng kim lấy một mẫu mô nhỏ ở vùng nghi ngờ và nhiều mẫu mô rải rác khắp các vùng của tuyến tiền liệt. Đa số sẽ lấy từ 12 mẫu trở lên để có độ chính xác cao.

.

Hình minh họa các giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến

Hình minh họa các giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến

2. Vai trò và các yếu tố nhiễu ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm PSA

PSA (Prostate-Specifc Antigen) là kháng nguyên đặc hiệu cho tiền liệt tuyến được ứng dụng rộng rãi trong niệu khoa lâm sàng.

PSA được thấy chủ yếu trong tinh dịch và một phần nhỏ trong máu, bình thường chúng có nồng độ rất thấp trong huyết tương.

Theo một số nghiên cứu của Việt Nam thì giá trị bình thường trong huyết tương là < 4 ng/ml. Trong huyết tương PSA tồn tại dưới 2 dạng: tự do (fPSA chiếm 30%) và kết hợp (tPSA chiếm 70%). PSA được tiết ra chủ yếu bởi các tế bào biểu mô ống tuyến tiền liệt. Mặc dù là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (TTL), nhưng PSA không phải là kháng nguyên đặc hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.

XEM THÊM: Chỉ số PSA bao nhiêu cảnh báo nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến?

Xét nghiệm nồng độ fPSA và việc đánh giá tỷ lệ fPSA/ tPSA được chỉ định để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trong các trường hợp nồng độ tPSA máu của bệnh nhân tăng, nằm trong vùng nghi ngờ từ 4 đến 10 ng/mL.

Bảng 1. : Sự liên quan giữa nồng độ PSA toàn phần và tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt

Mức độ PSA toàn phần (ng/mL)

Tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt (%)

0 – 2,4

Hiếm gặp

2,5 – 4,0

12 – 23

4,1 – 10,0

25

> 10,0

> 50

Các yếu tố “nhiễu” làm tăng nồng độ của PSA trong máu và tinh dịch bao gồm:

Viêm đường niệu dưới, đặc biệt là viêm tiền liệt tuyến

Các thủ thuật có “động chạm ” đến tiền liệt tuyến như: đặt sonde bàng quang qua niệu đạo, thăm khám tiền liệt tuyến qua ngả trực tràng, sinh thiết tiền liệt tuyến

Sau xuất tinh ở nam giới ≥ 50 tuổi làm tăng PSA trong huyết tương và sau 48 giờ thì PSA sẽ trở lại giá trị ban đầu.

3. Chẩn đoán chính xác ung thư tiền liệt tuyến dựa vào đâu?

Chẩn đoán xác định ung thư tuyến tiền liệt dựa vào kết quả giải phẫu bệnh (mô bệnh học) các mẫu bệnh phẩm từ sinh thiết hoặc phẫu thuật tìm thấy tế bào ác tính

Để biết thêm các biện pháp tích cực trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến và tiên lượng, Quý độc giả có thể tiếp tục theo dõi chuyên mục tiếp theo.

Bệnh ung thư vốn dĩ vẫn không chừa một ai, ước tính trên thế giới hàng năm có một tỷ lệ người tử vong do bệnh ung thư rất lớn. Thực tế, nếu bệnh ung thư có thể phát hiện ở giai đoạn sớm thì tiên lượng điều trị bệnh rất cao, thậm chí có thể khỏi hẳn và không tái phát. Vì thế, việc tầm soát ung thư là việc làm cần thiết, nhất là với các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Khám bệnh

Sau khi có chẩn đoán chính xác bệnh, giai đoạn, người bệnh sẽ được tư vấn lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Quá trình điều trị luôn được phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa: Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, chuyên khoa tim mạch, Tế bào gốc và công nghệ gen; khoa Sản phụ, khoa nội tiết, khoa Phục hồi chức năng, khoa tâm lý, khoa Dinh dưỡng.. .. để đem lại hiệu quả cũng như sự thoải mái cao nhất cho người bệnh. Sau khi trải qua giai đoạn điều trị, bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi, tái khám để nhận định việc điều trị ung thư có đem lại hiệu quả hay không?

Để biết thêm thông vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7

XEM THÊM:

Các giai đoạn và biện pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Đặc điểm 4 giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến

Vai trò và sự liên quan của gene HOXB13 ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook