Vai trò của phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư phổi

Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề Vai trò của xạ trị trong điều trị bệnh ung thư phổi

Điều trị ung thư phổi ngày nay đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, trong đó xạ trị nổi lên như là một vũ khí hiệu quả để kiểm soát bệnh khi còn khu trú tại chỗ tại vùng.

1. Tổng quan về ung thư phổi

Hơn một phần tư trong số tất cả các bệnh ung thư được chẩn đoán có liên quan đến phổi. Ung thư phổi nguyên phát vẫn là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở nam giới và phụ nữ trên toàn thế giới. Năm 2018, ung thư phổi ước tính sẽ cướp đi mạng sống của hơn 150.000 người.

Tuy nhiên, bệnh ung thư phổi có thể phòng ngừa được. Hít phải các chất gây ung thư như khói thuốc lá và bụi ô nhiễm từ môi trường có thể dẫn đến thay đổi mô phổi ngay sau khi tiếp xúc – được gọi là thay đổi tiền ung thư.

Ung thư thường phát triển trong một khoảng thời gian nhiều năm và nếu được phát hiện ở giai đoạn đủ sớm thường có thể được điều trị thành công bằng nhiều phương pháp điều trị.

Điều trị ung thư phổi ngày nay đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, trong đó xạ trị nổi lên như là một vũ khí hiệu quả để kiểm soát bệnh khi còn khu trú tại chỗ tại vùng.

Khi bệnh tiến triển và di căn, các liệu pháp điều trị nhắm trúng đích và điều trị miễn dịch đang gặt hái được những thành công đáng kể và từng bước thay thế liệu pháp hoá trị truyền thống.

Vậy nếu chẳng may tôi bị mắc ung thư phổi, hay có thân nhân mắc ung thư phổi, tôi nên lựa chọn điều trị gì?

ung-thu-phoi-1

Vậy nếu chẳng may tôi bị mắc ung thư phổi, hay có thân nhân mắc ung thư phổi, tôi nên lựa chọn điều trị gì?

2. Đánh giá trước điều trị

Trước khi điều trị, sinh thiết thường được thực hiện để xác định xem bệnh nhân có bị ung thư hay không, và nếu có thì thuộc loại nào.

Các xét nghiệm được khuyến nghị để xác định giai đoạn của khối bướu. Những xét nghiệm này thường bao gồm xét nghiệm máu và hình ảnh. Hình ảnh thường bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) ngực và có thể bao gồm chụp PET-CT. Các lựa chọn điều trị và kết quả điều trị dự kiến ​​phụ thuộc vào giai đoạn của khối bướu.

Ngoài ra các xét nghiệm về đột biến gen cũng giúp xác định bản chất sinh học của khối bướu và giúp chọn lựa các liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

Có nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra và cần có câu trả lời tốt nhất bao gồm:

Phương pháp điều trị có phụ thuộc vào loại ung thư phổi không ?

Giai đoạn bệnh có giúp hướng dẫn điều trị ung thư phổi không ?

Điều trị ung thư phổi có thể không cần phẫu thuật không ?

3. Tổng quan về lựa chọn điều trị

Khoảng một phần ba bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán mắc bệnh còn khu trú tại chỗ có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ. Nếu bệnh nhân không phải là ứng cử viên cho phẫu thuật cắt bỏ (do lớn tuổi, có bệnh lý nội khoa đi kèm hay bệnh nhân từ chối mổ) hoàn toàn có thể điều trị với xạ trị triệt để.

Một phần ba bệnh nhân mắc bệnh đã lan đến các hạch bạch huyết. Trong những trường hợp này, xạ trị kết hợp cùng với hóa trị và thỉnh thoảng phẫu thuật được sử dụng.

Một nhóm phần ba cuối cùng của bệnh nhân có thể có khối bướu đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua dòng máu và thường được điều trị bằng hóa trị, điều trị nhắm trúng đích hay miễn dịch liệu pháp và đôi khi bằng xạ trị để giảm triệu chứng.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thùy phổi trong đó bao gồm khối bướu là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu có sức khỏe tổng quát tốt. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ hoàn toàn tất cả các tế bào khối bướu.

Thật không may, ung thư phổi có xu hướng phát triển ở những người hút thuốc hơn 50 tuổi, những người rất thường mắc bệnh phổi khác hoặc các tình trạng y tế nghiêm trọng làm tăng nguy cơ phẫu thuật. Vị trí và kích thước của một khối bướu phổi cho thấy mức độ phẫu thuật phải rộng như thế nào. Phẫu thuật mở lồng ngực hoặc phẫu thuật lồng ngực ít xâm lấn, sử dụng các vết mổ nhỏ hơn, có thể được khuyến nghị cho các bệnh nhân được lựa chọn phù hợp.

Cắt thùy – cắt bỏ toàn bộ thùy phổi – là một thủ tục được chấp nhận để loại bỏ ung thư phổi khi phổi hoạt động tốt. Nguy cơ tử vong là 3% đến 4% và có xu hướng cao nhất ở những bệnh nhân lớn tuổi. Nếu chức năng phổi bị yếu làm ngăn cản việc cắt thùy, một ung thư nhỏ giới hạn trong một khu vực hạn chế có thể được loại bỏ với một phần nhỏ mô phổi xung quanh.

Điều này được gọi là cắt bỏ 1 phần và có thể là cắt bỏ dạng hình nêm hoặc cắt bỏ phân thuỳ. Với phẫu thuật hạn chế hơn so với cắt thùy thì có khả năng tái phát cao hơn. Cắt bỏ phân thuỳ gây ra mất ít chức năng phổi, vì một phần nhỏ hơn của phổi được loại bỏ, và có nguy cơ tử vong phẫu thuật là 1,4 phần trăm.

Nếu toàn bộ phổi phải được đưa ra ngoài bằng phẫu thuật cắt phổi, tỷ lệ tử vong dự kiến ​​là năm đến tám phần trăm. Những bệnh nhân lớn tuổi nhất có nguy cơ cao nhất và ung thư tái phát là rất phổ biến. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh nhân không phù hợp để phẫu thuật hoặc không thể loại bỏ toàn bộ khối bướu vì kích thước hoặc vị trí của nó.

ung-thu-phoi-2

Khoảng một phần ba bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán mắc bệnh còn khu trú tại chỗ có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ

4. Xạ trị

Xạ trị dùng bức xạ năng lượng cao có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đang phân chia nhanh chóng. Có nhiều công dụng của xạ trị trong ung thư phổi:

Giống như điều trị chính và triệt để

Trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u

Sau phẫu thuật để loại bỏ bất kỳ tế bào ung thư vẫn còn sót lại trong khu vực được điều trị

Để điều trị ung thư phổi đã di căn lên não hoặc các khu vực khác của cơ thể.

Bên cạnh việc tấn công khối u, xạ trị có thể giúp giảm một số triệu chứng mà khối bướu gây ra như khó thở. Khi được sử dụng như một phương pháp điều trị ban đầu thay vì phẫu thuật, xạ trị có thể được dùng một mình hoặc kết hợp với hóa trị.

Ngày nay, nhiều bệnh nhân bị ung thư phổi có bướu có kích thước nhỏ, nhưng không phải là ứng cử viên cho phẫu thuật, đang được điều trị bằng một kỹ thuật xạ được gọi là xạ trị định vị thân (SBRT).

Bệnh nhân không thể phẫu thuật được bao gồm người già, bệnh nhân bị suy tim mãn tính và bệnh nhân dùng thuốc làm loãng máu khiến họ có nguy cơ chảy máu phẫu thuật. SBRT bao gồm điều trị với vô số chùm tia phóng xạ nhỏ, tập trung vào khối bướu phổi cùng với chuyển động hô hấp của nó, làm tiêu bướu trong ba đến năm lần điều trị.

Phương pháp điều trị này mang lại liều xạ trị rất cao cho bệnh ung thư phổi ở những bệnh nhân mà phẫu thuật không phải là một lựa chọn. SBRT chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn sớm, bệnh còn khu trú tại chỗ.

Những trường hợp bệnh tiến triển tại chỗ hơn, xạ trị được thực hiện bằng kỹ thuật dùng chùm tia bên ngoài, chiếu chùm tia trực tiếp vào khối u.

Điều trị được chia ra trong một loạt các ngày kế tiếp nhau, thường là 5 ngày trong tuần, thường gọi là phân liều, kéo dài hơn sáu đến bảy tuần đối với các phương pháp điều trị thông thường. Liệu pháp xạ trị phù hợp ba chiều (3D) hoặc xạ trị kỹ thuật cao như xạ trị điều biến cường độ (IMRT), xạ trị điều biến thể tích (VMAT) là những kỹ thuật khá mới dựa trên hình ảnh 3 chiều của khối bướu được chụp bằng CT scan hay PET-CT.

Hình ảnh này đóng vai trò là mục tiêu cho một chùm bức xạ liều cao có thể thay đổi hình dạng và kích thước để phù hợp với khối bướu. Phương pháp xạ trị IMRT hay VMAT này giúp giảm thiểu việc phơi nhiễm bức xạ của mô phổi bình thường gần đó.

Máy xạ trị Truebeam Vinmec Central Park

5. Hóa trị

Hoá trị liên quan đến các loại thuốc gây độc cho tế bào ung thư. Các loại thuốc thường được tiêm bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua ống thông đặt trong tĩnh mạch lớn. Thường được dùng hỗ trợ sau phẫu thuật để loại trừ những tế bào di căn còn sót lại , hóa trị cũng có thể làm chậm sự phát triển của khối bướu và làm giảm các triệu chứng ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật.

Một số loại thuốc hóa trị làm tăng thiệt hại cho khối bướu bằng cách phối hợp với phương pháp xạ trị của tế bào ung thư. Những thuốc hoá trị này giúp giữ các tế bào khối bướu ở giai đoạn mà chúng dễ bị nhạy với bức xạ nhất, hoặc làm giảm khả năng của các tế bào ung thư có thể tự sửa chữa sau một quá trình xạ trị.

Bằng chứng cho thấy rằng sự kết hợp của các loại thuốc này được tích hợp với xạ trị có hiệu quả hơn so với xạ trị đơn thuần, nhưng có nguy cơ đáng kể về các tác dụng phụ.

Hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể, chẳng hạn như buồn nôn khi nôn vì tiêu diệt các tế bào bạch cầu cần thiết để chống nhiễm trùng, nhưng hiện nay có nhiều cách để chống lại và có thể điều trị tốt hầu hết các tác dụng này.

6. Các tác nhân sinh học mới hơn, như điều trị nhắm trúng đích hay điều trị miễn dịch

Những thuốc mới này có thể có ít tác dụng phụ hơn hóa trị truyền thống và trong một số trường hợp có thể có hiệu quả tốt hơn.

Điều trị này được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của ung thư phổi, đặc biệt là giai đoạn bệnh đã có di căn và có thể kéo dài cuộc sống ngay cả ở người cao tuổi miễn là họ có sức khỏe tốt. Hiện nay các liệu pháp này đang được từng bước nghiên cứu và áp dụng vào thực tế điều trị nên cần có nhiều thời gian và số liệu hơn để có thể đưa ra một đánh giá toàn diện về hiệu quả duy trì sự đáp ứng ổn định và lâu dài của thuốc.

7. Điều trị ung thư phổi không thể phẫu thuật có hiệu quả không?

Điều cực kỳ quan trọng cần nhớ là “không thể phẫu thuật” không có nghĩa là “không thể chữa được” khi nói đến ung thư phổi. Trên thực tế, ngày càng nhiều bệnh nhân đang được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật trong tất cả các giai đoạn của bệnh này.

Hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Trong giai đoạn đầu bệnh không thể phẫu thuật được và điều trị bằng xạ trị đơn thuần, hiệu quả kiểm soát bệnh tương đương với phẫu thuật. Trong bệnh tiến triển hơn, sự kết hợp của hóa trị và xạ trị được đưa ra với mục đích chữa khỏi. Tỷ lệ chữa khỏi thấp hơn, nhưng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bệnh lan đến các hạch bạch huyết trong ngực.

Khi điều trị chữa khỏi không phải là một mục tiêu chính ở giai đoạn di căn xa, điều trị giảm nhẹ thường được khuyến khích. Đây là việc sử dụng thuốc, hóa trị, xạ trị hoặc các biện pháp khác để làm giảm các triệu chứng ung thư phổi mà không thực sự loại bỏ khối u.

Liều xạ trị được sử dụng nhỏ hơn để tránh tác dụng phụ. Tại một số điểm, nếu bạn và bác sĩ ung thư hoặc bác sĩ chăm sóc chính của bạn đồng ý rằng điều trị tích cực không còn được khuyến khích, chăm sóc giảm nhẹ có thể cung cấp sự thoải mái và hỗ trợ.

Giảm đau là một phần rất quan trọng trong điều trị ung thư phổi. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả và có những thiết bị để cung cấp thuốc theo yêu cầu mà không cần dùng quá liều, nhiều bệnh nhân ung thư vẫn không được giảm đau đầy đủ. Nếu nhu cầu của bệnh nhân được thể hiện rõ ràng, các bác sĩ điều trị có thể cung cấp chăm sóc thích hợp hơn.

8. Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình xạ trị?

Xạ trị là việc dùng các tia X năng lượng cao (photon), tia gamma hoặc các hạt nguyên tử. Nó ảnh hưởng đến các tế bào đang phân chia nhanh chóng các tế bào như tế bào ung thư, nhiều hơn những tế bào bình thường.

Hầu hết các bệnh ung thư, bao gồm các khối bướu phổi, được tạo ra từ các tế bào phân chia nhanh hơn so với các tế bào trong mô phổi bình thường, vì thê khối bướu có thể được loại bỏ mà không làm tổn thương các mô bình thường.

Xạ trị hoạt động bằng cách tấn công chất liệu di truyền DNA trong các tế bào khối u, khiến chúng không thể phát triển và tạo ra nhiều tế bào ung thư. Các tế bào cơ thể bình thường cũng có thể bị hư hỏng, mặc dù ít rõ ràng hơn nhưng chúng có thể tự sửa chữa và hoạt động bình thường trở lại.

Chiến lược chính là cung cấp liều lượng phóng xạ hàng ngày đủ lớn để tiêu diệt tỷ lệ cao các tế bào ung thư đang phân chia nhanh chóng, đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho các tế bào mô bình thường phân chia chậm hơn trong cùng một khu vực.

9. Tác dụng phụ khi xạ trị là gì?

ung-thu-phoi-4

Mất cảm giác ngon miệng tạm thời là một khả năng có thể xảy ra sau khi xạ trị

Hầu hết bệnh nhân mệt mỏi sau khi nhận được điều trị bức xạ đầu tiên của họ. Sự mệt mỏi này dần dần tăng lên khi điều trị tiếp tục, hạn chế khả năng tham gia vào các hoạt động hàng ngày bình thường. Thông thường, sự mệt mỏi giảm bớt một đến hai tháng sau khi xạ trị hoàn tất. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, điều quan trọng là phải nghỉ ngơi đầy đủ.

Kích ứng da thường gặp sau một vài tuần xạ trị. Khu vực bị ảnh hưởng có thể bị đỏ, khô, đau và ngứa. Phản ứng này có thể trở nên khá nghiêm trọng trong suốt quá trình điều trị dài ngày. Nên giữ cho da sạch sẽ với xà phòng nhẹ và nước ấm, để khô tốt và tránh nước quá nóng trong khi tắm.

Một loại kem chống nắng nên được sử dụng khi da ở khu vực được điều trị tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nước hoa, mỹ phẩm và chất khử mùi không nên được sử dụng trong lĩnh vực điều trị. Sau khi điều trị hàng ngày, bạn có thể áp dụng một loại kem hoặc kem dưỡng da không mùi.

Mất cảm giác ngon miệng tạm thời là một khả năng có thể xảy ra.

Viêm thực quản, viêm ống dẫn truyền thức ăn từ miệng đến dạ dày, thường gặp sau khi xạ trị ung thư phổi và có thể nặng. Thực quản rất nhạy cảm với bức xạ, và thiệt hại nặng hơn xảy ra ở những bệnh nhân cũng được hóa trị. Viêm thực quản gây khó nuốt và một số bệnh nhân đã giảm 10% trọng lượng cơ thể trở lên. Tuy nhiên, tình trạng viêm sẽ ổn định trong vòng ba tuần sau khi hoàn thành điều trị ở hầu hết bệnh nhân và ngay sau đó họ bắt đầu lấy lại cân nặng đã mất.

Viêm phổi được gọi là viêm phổi do phóng xạ có thể phát triển từ ba đến sáu tháng sau khi xạ trị kết thúc. Nó gây ra ho và khó thở cũng như sốt nhưng trong hầu hết các trường hợp, không cần điều trị cụ thể và sẽ đỡ hơn trong vòng hai đến bốn tuần.

Để biết thêm thông vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7

XEM THÊM:

Tế bào ung thư “bốc hơi” nhờ kỹ thuật xạ trị chuẩn đến từng milimet

Tại sao cần tầm soát ung thư phổi?

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook