Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư bàng quang ?

Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư bàng quang? Ung thư bàng quang là bệnh có tiên lượng khá tốt nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi và phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Thực tế trên lâm sàng vẫn không hiếm các trường hợp bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn trễ.

1. Cấu tạo của bàng quang 

Bàng quang là một cơ quan rỗng ở phần dưới của bụng. Nó có hình dạng như một quả bóng nhỏ và có một lớp cơ rất đặc biệt cho phép thể tích lớn hơn hoặc nhỏ hơn để lưu trữ nước tiểu do thận tạo ra.

Có hai quả thận ở hai bên xương sống, phía trên thắt lưng. Các ống nhỏ trong thận có nhiệm vụ lọc và làm sạch máu, lấy chất thải ra và tạo nước tiểu. Nước tiểu đi từ mỗi thận qua một ống dài gọi là niệu quản vào bàng quang. Bàng quang giữ nước tiểu , nước tiểu được ra khỏi cơ thể qua niệu đạo

Biểu mô đường niệu là một lớp mô lót trong lòng niệu đạo, bàng quang, niệu quản, tuyến tiền liệt và thận. Ung thư bắt đầu từ lớp biểu mô của bàng quang hay gặp hơn nhiều so với các vị trí khác như niệu đạo, niệu quản, tuyến tiền liệt hoặc của thận.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang

Những dấu hiệu và triệu chứng khác có thể được gây ra bởi ung thư bàng quang hoặc do các điều kiện khác. Nên khám bác sĩ, nếu người bệnh có bất kỳ điều sau đây:

Máu trong nước tiểu (hơi gỉ đến màu đỏ tươi).

Đi tiểu thường xuyên.

Đau khi đi tiểu.

Đau lưng dưới.

Quy trình thăm khám

Trước khi làm một số xét nghiệm. Người bệnh cần được khám toàn diện, hỏi thói quen, hỏi tiền sử bệnh tật và phương pháp điều trị trong quá khứ. Khám âm đạo hoặc trực tràng. Bác sĩ đưa ngón tay bôi trơn, đeo găng vào âm đạo và trực tràng để cảm nhận khối u. Xét nghiệm nước tiểu: để kiểm tra màu sắc của nước tiểu và các thành phần chẳng hạn như đường, protein, hồng cầu và bạch cầu. Xét nghiệm tế bào nước tiểu: xét nghiệm trong phòng thí nghiệm trong đó mẫu nước tiểu được kiểm tra dưới kính hiển vi cho các tế bào bất thường.

Khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được

Bệnh nhân ung thư bàng quang thường có triệu chứng đau khi đi tiểu

3. Ba loại bệnh ung thư bắt đầu từ các tế bào biểu mô đường niệu của bàng quang

Ung thư tế bào chuyển tiếp: Ung thư bắt đầu từ các tế bào ở lớp trong cùng của bàng quang. Những tế bào này có thể căng ra khi bàng quang đầy và co lại khi nó trống rỗng. Hầu hết các bệnh ung thư bàng quang bắt đầu từ các tế bào chuyển tiếp.

Ung thư tế bào chuyển tiếp được phân loại độ ác tính thấp hoặc cao:

– Ung thư tế bào chuyển tiếp độ ác tính thấp thường hay tái phát (quay trở lại) sau khi điều trị, nhưng hiếm khi lan vào lớp cơ của bàng quang hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể.

– Ung thư tế bào chuyển tiếp độ ác tinh cao cũng thường tái phát (quay trở lại) sau khi điều trị và thường lan vào lớp cơ của bàng quang, đến các bộ phận khác của cơ thể và đến các hạch bạch huyết. Hầu như tất cả các trường hợp tử vong do ung thư bàng quang đều thuộc nhóm này

Ung thư biểu mô tế bào vảy : Ung thư hình thành từ các tế bào vảy (tế bào mỏng, phẳng xếp ở thành bàng quang). Ung thư có thể hình thành sau một thời gian dài bị viêm bang quang.

Ung thư biểu mô tuyến: Ung thư bắt đầu từ các tế bào tuyến. Các tế bào tuyến từ lớp biểu mô của bàng quang tạo

4. Nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang 

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang

Hút thuốc lá.

Có tiền sử gia đình bị ung thư bàng quang.

Có những thay đổi nhất định trong các gen có liên quan đến ung thư bàng quang.

Tiếp xúc với sơn, thuốc nhuộm, kim loại hoặc các sản phẩm dầu mỏ tại nơi làm việc.

Đã từng phải xạ trị vào khung chậu ( do bệnh ung thư trước đây) hoặc bằng một số loại thuốc chống ung thư, như cyclophosphamide hoặc ifosfamide.

Dùng Aristolochia fangchi, một loại thảo mộc của Trung Quốc.

Uống nước từ giếng có hàm lượng thạch tín cao.

Có tiền sử nhiễm trùng bàng quang, bao gồm nhiễm trùng bàng quang do Schistosoma haematobium.

Sử dụng ống thông tiểu trong một thời gian dài.

5. Những xét nghiệm sau có thể giúp phát hiện sớm bệnh ung thư bàng quang

Tiểu máu (có hồng cầu trong nước tiểu) có thể do ung thư hoặc do các điều kiện khác. Đây là một trong những dấu hiệu sớm nhất khi có tổn thương. Tuy nhiên mắt thường sẽ không quan sát thấy mà cần phải được xét nghiệm.

Xét nghiệm để kiểm tra tìm máu trong mẫu nước tiểu bằng cách xem dưới kính hiển vi hoặc sử dụng que thử đặc biệt. Xét nghiệm này nên được lặp lại theo thời gian.

Nếu có hồng cầu trong nước tiểu, người bệnh nên được nội soi bàng quang và làm thêm một số xét nghiệm khác như chụp cộng hưởng từ, chụp CT/Scan…

Nội soi bàng quang: là một cách để nhìn vào bên trong bàng quang và niệu đạo để kiểm tra các bất thường. Một ống soi bàng quang (một ống mỏng, sáng) được đưa qua niệu đạo vào bàng quang. Mẫu mô có thể được lấy để sinh thiết.

Tế bào học nước tiểu: Tế bào học nước tiểu là một xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, lấy một mẫu nước tiểu và được kiểm tra dưới kính hiển vi tìm các tế bào bất thường.

Xét nghiệm này có thể cho kết quả không chính xác như dương tính giả khi thấy có vẻ có tế bào bất thường mặc dù không có ung thư. Kết quả xét nghiệm dương tính giả có thể gây lo lắng và thường được theo dõi bằng nhiều xét nghiệm khác (như soi bàng quang hoặc các thủ thuật xâm lấn khác). Kết quả dương tính giả thường xảy ra khi trong nước tiểu có máu nhưng gây ra bởi các điều kiện khác ngoài ung thư.

Xét nghiệm này có thể cho kết quả không chính xác như âm tính giả : khi không thấy có tế bào bất thường nhưng thực sự đã bỏ sót ung thư bàng quang. Một người nhận được kết quả xét nghiệm âm tính giả có thể bị trì hoãn hoặc bị chậm quá trình điều trị ngay cả khi có các triệu chứng.

Sinh thiết: cho ung thư bàng quang thường được thực hiện trong khi soi bàng quang. Có thể loại bỏ toàn bộ khối u trong khi sinh thiết.

Sau khi đã được chẩn đoán xác định là ung thư, một số kỹ thuật khác được thực hiện để tìm hiểu xem liệu các tế bào ung thư đã lan rộng trong bàng quang hay đến các bộ phận khác của cơ thể. Người bệnh sẽ được chụp CT/Scan, cộng hưởng từ, hoặc PET/CT, xạ hình xương..

Để biết thêm thông vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Hapu qua số hotline 0923 283 003 hoặc truy cập vào website https://nhathuochapu.vn để được hỗ trợ tư vấn 24/7

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook