Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phác đồ điều trị

Ung thư cổ tử cung là một bệnh ung thư mãn tính nguy hiểm của phụ nữ. Theo như thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. Theo đó thì mỗi năm Việt Nam lại có khoảng 6.000 phụ nữ phát hiện mắc ung thư cổ tử cung và hơn ½ số đó tử vong. Hơn thế, con số phụ nữ mắc phải bệnh ung thư cổ tử cung đang càng ngày càng tăng cao do sự ô nhiễm từ môi trường, thức ăn và lối sống thiếu lành mạnh.

Nhưng bệnh này hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu như phát hiện sớm. Tuy nhiên, phần lớn những người mắc phải bệnh này đều không biết mình mắc bệnh do những dấu hiệu của bệnh thường không nổi bật. Vì vậy, hãy cùng với nhà thuốc hapu tìm hiểu về bệnh ung thư qua bài viết dưới đây nhé!

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung phát triển một cách bất thường, không kiểm soát được gây ra. Các tế bào này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u ở trong cổ tử cung.

Cổ tử cung của phụ nữ là một phần thuộc tử cung, là nơi nối tiếp giữa âm đạo với tử cung, nó được bao phủ một lớp mô mỏng, lớp mô này được cấu tạo từ nhiều tế bào.

ung-thư-cổ-tử-cung-ở-nữ-giới
ung-thư-cổ-tử-cung-ở-nữ-giới

Bị ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?

Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Thì câu trả lời sẽ là có, bệnh này được đánh giá là căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 2 ở phụ nữ sau ung thư vú, số lượng người mắc bệnh đang ngày càng tăng và có tỷ lệ tử vong cao. Ung thư có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh và sự lan rộng của tế bào ung thư cũng như phương pháp điều trị.

Ung thư cổ tử cung có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Khối u có thể xâm lấn, lây lan sang các cơ quan lân cận gây suy thận, thiếu máu, phù chân hoặc các tế bào ung thư sẽ di căn đến phổi, gan, xương… khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp và làm giảm khả năng chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân.

Ở giai đoạn các tế bào ung thư đã phát triển mạnh và lan rộng, thì bác sĩ sẽ phải chỉ định xạ trị hoặc buộc phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng điều đó sẽ làm mất khả năng sinh con của người phụ nữ.

Tuy nhiên, bệnh ung thư cổ tử cung không xảy ra một cách đột ngột mà thường diễn tiến âm thầm từ 10 – 15 năm. Do đó, các chị em phụ nữ hoàn toàn có thể phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh nếu như đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư phụ khoa.

Người mắc ung thư cổ tử cung có chết không?

Bệnh ung thư cổ tử cung gây nguy cơ tử vong cao ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu phát hiện biết các dấu hiệu, chẩn đoán bệnh  sớm thì có thể chữa khỏi được ở giai đoạn đầu. Qua thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam.

Bị mắc ung thư cổ tử cung nguyên nhân do đâu?

Các nguyên nhân có thể dẫn tới mắc ung thư cổ tử cung như:

  • Hầu hết các trường hợp bị ung thư là do nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus). Có rất nhiều loại HPV như HPV (16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 82), trong đó có một số loại virus có nguy cơ cao gây ra các bệnh như ung thư hậu môn, ung thưtử cung, ung thư âm hộ và dương vật, ung thư đầu và cổ. Và có khoảng 2/3 số bệnh nhân mắc ung thư tử cung là do týp HPV 16 và 18. Các loại HPV khác có thể gây ra tình trạng mụn cóc sinh dục. 
yếu-tố-tăng-nguy-cơ-ung-thư
yếu-tố-tăng-nguy-cơ-ung-thư

Những người có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung?

Virus HPV là một nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư . Tuy nhiên bạn cũng cần để ý những yếu tố nguy cơ sau cung có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung như là:

  • Hút thuốc lá cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư 
  • Suy giảm miễn dịch do sử dụng thuốc hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như HIV, AIDS.
  • Bị mắc một số bệnh lây qua đường tình dục như herpes sinh dục, HIV, chlamydia…
  • Lạm dụng thuốc tránh thai thời gian dài dẫn tới làm tăng khả năng viêm niêm mạc màng trong của tử cung và khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn ít trái cây và rau xanh.
  • Thừa cân có thể sẽ làm tăng nồng độ Estrogen (hormone sinh dục chính của nữ), dẫn đến nguy cơ cao bị bệnh ung thư tuyến.
  • Sinh đẻ nhiều lần – sinh con sớm: Những người phụ nữ sinh từ 3 con trở lên hoặc sinh con trước 17 tuổi sẽ có khả năng bị mắc ung thư cổ tử cung gấp đôi so với người bình thường.
  • Gia đình tiền sử có người bị ung thư: Nếu trong gia đình bạn có người hoặc là bố, mẹ bạn mắc các bệnh nguy hiểm thì bạn cũng sẽ có tỉ lệ mắc bệnh đó khá cao.
  • Con sinh ra nếu có mẹ sử dụng Diethylstilbestrol (DES) là một loại hormone có tác dụng phòng sẩy thai thì có nguy cơ nhiễm HPV cao. Những người phụ nữ có mẹ dùng DES trong 16 tuần đầu của thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ xuất hiện carcinom tuyến tế bào sáng nhiều hơn so với phụ nữ có mẹ không dùng DES.
  • Những người có hoàn cảnh sống khó khăn và không thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ.
  • Người có nhiều bạn tình hay bạn tình có quan hệ tình dục với nhiều người khác.
  • Quan hệ tình dục sớm ở độ tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi).
  • Bản thân có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung có lây không?

Bạn không cần phải quá lo lắng về việc lây lan của bệnh ung thư vì đây không phải là một bệnh truyền nhiễm. Ung thư  không phải bệnh lây nhiễm nhưng virus HPV – một loại virus liên quan đến hầu hết các trường hợp ung thư lại là virus truyền nhiễm. Vì vậy, ung thư không sẽ lây truyền khi đã mắc bệnh, nhưng nếu đang là virus HPV thì có thể lây truyền.

Ung thư cổ tử cung lây qua đường nào?

Ung thư cổ tử cung không lây nhưng virus HPV gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung thì có lây.

Virus HPV có thể lây qua đường tình dục bới bất kỳ loại quan hệ tình dục nào ở cả nam lẫn nữ, nhưng virus gây nên nguy cơ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn. Về con đường lây nhiễm, HPV có thể lây truyền qua các con đường như quan hệ tình dục không an toàn, đường từ mẹ sang con, dùng chung đồ lót hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da…Các chuyên gia cho biết rằng việc quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, vệ sinh sau quan hệ kém, sinh đẻ nhiều, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hút thuốc lá, dùng thuốc tránh thai nhiều hay stress… cũng sẽ làm gia tăng khả năng nhiễm HPV.

Bệnh ung thư cổ tử cung có di truyền không?

Bệnh ung thư thường không di truyền. Nhưng nguyên nhân ung thư cổ tử cung lại là do HPV, một số nghiên cứu cho rằng nếu mẹ mắc ung thư thì con sẽ có khả năng mắc bệnh này cao hơn bình thường.

Ung thư cổ tử cung dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Ung thư cổ tử cung có dấu hiệu gì? Đây hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm để có thể nhận biết, tham khám và phát hiện kịp thời. Một số triệu chứng điển hình để có thể phát hiện ra bệnh ung thư như là:

  • Chảy máu âm đạo bất thường, Đây là dáu hiệu phổ biến của ung thư, thường xảy ra ở giữa kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh.
  • Ra dịch âm đạo bất thường, huyết trắng lúc đầu ít, sau đó sẽ tăng dần, có thể loãng hoặc nhầy, trắng đục hoặc lẫn máu nhầy như máu cá và lâu ngày sẽ có mùi hôi.
  • Bị đau và khó chịu sau khi quan hệ tình dục; đau vùng chậu, đau lưng dưới hoặc lên các cơn đau âm ỉ, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tháng và có thể xảy ra thường xuyên hơn.
  • Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ra nhiều và sẽ kéo dài hơn bình thường, có hiện tượng rong kinh.
  • Khó chịu khi đi tiểu, tiểu gắt buốt, tiểu khó, lắt nhắt, đôi lúc kèm máu và có tình trạng tiểu không tự chủ.
  • Giảm cân không rõ lý do, thường gặp ở giai đoạn muộn và sụt cân cho thấy rằng bệnh đang tiến xa.
  • Mệt mỏi liên tục, cơ thể thiếu máu, suy giảm miễn dịch, thường có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng dù đã nghỉ ngơi.
  • Cuối cùng là sưng đau ở chân: Khi các khối u phát triển lớn dần sẽ chèn vào các dây thần kinh và mạch máu ở vùng xương chậu gây ra các cơn đau và sưng chân.
Dấu-hiệu-ung-thư-cổ-tử-cung
Dấu-hiệu-ung-thư-cổ-tử-cung

Ung thư cổ tử cung có mấy giai đoạn?

Ung thư cổ tử cung được xếp các giai đoạn từ 1 đến 4. Theo quy định, giai đoạn có sỗ càng nhỏ, ung thư càng ít lan rộng. Ở các số cao hơn như giai đoạn 4, nghĩa là ung thư đã tiến triển hơn. Trong các giai đoạn thì chữ cái xếp trước sẽ có nghĩa là giai đoạn thấp hơn.

Giai đoạn ung thư được chia khá phức tạp, vì vậy nếu có bất kỳ điều gì không hiểu hay câu hỏi về giai đoạn của bệnh, bạn có thể yêu cầu bác sĩ giải thích cho bạn.

Phân-loại-giai-đoạn-ung-thư-cổ-tử-cung
Phân-loại-giai-đoạn-ung-thư-cổ-tử-cung

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 (giai đoạn đầu)

Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu, khi các tế bào ung thư đã phát triển từ bề mặt của cổ tử cung xuống các mô sâu hơn của cổ tử cung. Ung thư không lan đến các hạch bạch huyết lân cận hay các cơ quan xa khác. Giai đoạn này còn được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn sau:

Giai đoạn 1A: Thời điểm này, có một lượng rất nhỏ ung thư và nó chỉ có thể được nhìn thấy ở dưới kính hiển vi. Không lan sang các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Giai đoạn1A1: Đây là vùng ung thư chỉ có thể quan sát thấy bằng kính hiển vi và sâu dưới 3 mm. Không lan sang các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Giai đoạn 1A2: Lúc này vùng ung thư chỉ có thể quan sát được bằng bằng kính hiển vi và từ 3mm đến 5mm. Không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Giai đoạn 1B: Giai đoạn này đã lan rộng hơn 5mm nhưng vẫn giới hạn ở trong cổ tử cung. Không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Giai đoạn 1B1: Lúc này, ung thư sâu hơn 5mm nhưng kích thước không quá 2 cm. Không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Giai đoạn 1B2: Trong giai đoạn này, ung thư có kích thước tối thiểu là 2cm nhưng không lớn hơn 4 cm.

Không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Giai đoạn 1B3: Khi đó, ung thư có kích thước tối thiểu 4cm và giới hạn ở cổ tử cung. Không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 là lúc mà các khối u đã phát triển vượt ra ngoài cổ tử cung và tử cung, nhưng chưa lan đến các thành của khung chậu hay phần dưới của âm đạo. Không lan sang các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Giai đoạn 2A: Là khi ung thư đã phát triển vượt ra ngoài cổ tử cung và tử cung nhưng không lan vào các mô bên cạnh của cổ tử cung (được gọi là parametria). Không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Giai đoạn 2A1: Lúc này ung thư không lớn hơn 4 cm. Không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Giai đoạn 2A2: Khi đó ung thư 4cm hoặc lớn hơn. Không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Giai đoạn 2B: Khi đó ung thư đã phát triển vượt ra ngoài cổ tử cung và tử cung và đã có sự lan vào các mô bên cạnh cổ tử cung (parametria). Không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3:

Ung thư giai đoạn 3 là lúc mà các tế bào ung thư đã lan đến phần dưới của âm đạo hoặc các thành của khung chậu. Ung thư có thể gây tắc niệu quản – là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Nó có thể hoặc là không lan sang các hạch bạch huyết lân cận. Không lan sang các cơ quan xa.

Giai đoạn 3A: Lúc này ung thư chỉ mới lan đến phần dưới của âm đạo nhưng không đến là thành của khung chậu. Không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Giai đoạn 3B: Ở giai đoạn này, ung thư đã phát triển đến các thành của khung chậu và/hoặc đang làm tắc một hoặc cả hai niệu quản gây ra các vấn đề về thận và được gọi là thận ứ nước. Không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xa.

Giai đoạn 3C: Khối u có thể có bất kỳ kích thước nào. Các xét nghiệm bằng hình ảnh hoặc sinh thiết đã cho thấy ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết vùng chậu gần đó (đối với giai đoạn 3C1) hoặc các hạch bạch huyết cạnh động mạch chủ (đối với giai đoạn 3C2). Không lan sang các cơ quan xa.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối (giai đoạn 4)

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 là lúc mà các tế bào ung thư đã xâm lấn vào trong bàng quang hoặc trực tràng hay đến các cơ quan xa như phổi hoặc xương.

Giai đoạn 4A: Lúc này, ung thư đã lan đến bàng quang hoặc trực tràng hoặc nó đang phát triển ra khỏi vùng chậu.

Giai đoạn 4B: Thời điểm này, ung thư đã lan đến các cơ quan xa khác bên ngoài vùng chậu như các hạch bạch huyết xa, phổi hoặc xương.

Ung thư cổ tử cung di căn đến đâu?

Ung thư cổ tử cung di căn thường xảy ra chủ yếu vào giai đoạn muộn của ung thư, thường là từ giai đoạn 3 trở đi đã có. Lúc đó, những tế bào ung thư đã di căn và xâm nhập vào những có quan khác và gây di căn tại đó.

Ung thư có thể di căn đến nhiều bộ phận khác như hạch, hạch chậu, phổi, trực tràng, bàng quang…

Ung thư di căn gan: với biểu hiện như cảm thấy các cơn đau ở gan, đau vùng bụng phải, bụng bị căng tức. Có thể sờ thấy khối gan to hơn bình thường, lá gan mở rộng và có thể kèm theo tràn dịch màng bụng.

Ung thư cổ tử cung di căn bàng quang: có thể gây ra tình trạng đi tiểu khó kiểm soát, tiểu són, tiểu rắt hay khó tiểu, nước tiểu có thể có lẫn máu.

Ung thư di căn phổi: dẫn đến ung thư phổi có các triệu chứng như ho kéo dài không khỏi, ho ra máu, đau tức ngực và khó thở hay đau vùng lưng và vai. 

Ung thư cổ tử cung di căn xương: gây ra đau nhức xương khớp ở các vùng như xương tay, chân, xương chậu và cột sống, làm tê bì chân tay, thiếu máu và xương dễ gãy.

Ung thư di căn lên não: có thể gây ra tình trạng suy nhược thần kinh, tâm lý thay đổi hay suy giảm thị lực, gây hoa mắt chóng mặt thậm chí động kinh… 

Ung thư cổ tử cung di căn hạch: là tình trạng do các tế bào ung thư tái phát lại sau điều trị và di căn đến hạch khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn, lâu dài. 

Trong các trường hợp ung thư di căn, bác sĩ có thể điều trị cho bệnh nhân bằng cách áp dụng các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Tuy nhiên do khi đã có tình trạng di căn thì bệnh đã ở giai đoạn muộn và có tiên lượng kém, vì vậy việc điều trị chủ yếu để giảm đau, giảm triệu chứng cũng như kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Hiện nay, với nền y khoa càng ngày càng hiện đại và tiến bộ, thì bệnh ung thư có thể chữa khỏi được nếu như phát hiện bệnh sớm. Càng được phát hiện sớm bao nhiêu thì tỷ lệ chữa khỏi (bệnh nhân sống khỏe mạnh trên 5 năm) và khả năng bảo tồn chức năng sinh sản sẽ càng cao.

Người mắc ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bệnh ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi (bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh trên 5 năm) càng cao. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư còn phụ thuộc rất lớn vào từng giai đoạn phát triển của bệnh:

  • Đối với ung thư ở thể nhẹ, ung thư tại chỗ thì tỷ lệ sống trên 5 năm lên đến 96% nếu điều trị tích cực.
  • Ở giai đoạn I khi đã xuất hiện các tế bào ung thư thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 80 – 90%
  • Giai đoạn II hay còn gọi là giai đoạn tiền ung thư tỷ lệ sống trên 5 năm là 50 – 60%.
  • Ở giai đoạn III lúc này ung chưa chưa hoặc không di căn thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 25 – 35%.
  • Giai đoạn IV – Ung thư đã di căn sang các cơ quan khác thì tỷ lệ sống trên 5 năm là dưới 15%.
  • Hơn 90% người mắc bệnh khi tái phát di căn xa sẽ tử vong trong vòng 5 năm.

Ung thư cổ tử cung xét nghiệm gì để chẩn đoán?

Để chẩn đoán bệnh ung thư có thể làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm Pap: Các bác sĩ thường làm xét nghiệm Pap để phát hiện ra các tế bào bất thường ở cổ tử cung, từ đó sẽ giúp ngăn chặn các tế bào này phát triển thành ung thư. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán ví dụ như sinh thiết
  • Xét nghiệm HPV COBAS: kết hợp với xét nghiệm Pap cùng lúc để sàng lọc ung thư cổ tử cung và giúp cho bác sĩ theo dõi nếu như có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
  • Soi cổ tử cung để quan sát cổ tử cung.
  • Sinh thiết khoét chóp: Bằng cách lấy mẫu mô ở cổ tử cung và quan sát dưới kính hiển vi.
  • Kiểm tra tử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang.
  • Làm các xXét nghiệm máu để kiểm tra xương, máu và thận.
  • CT scan: Nhằm mục đích xác định khối u và mức độ lan rộng của các tế bào ung thư.

Trong đó các phương pháp này thì xét nghiệm HPV COBAS là xét nghiệm uy tín và cho hiệu quả nhất để ngăn ngừa ung thư. Xét nghiệm HPV COBAS có thể phát hiện đến 92% trường hợp ung thưmức độ cao, nhờ đó làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh này và hạn chế các can thiệp y khoa không cần thiết.

Đặc biệt, xét nghiệm còn giúp phát hiện được các nguy cơ dẫn đến tiền ung thư ngay cả trước khi có những biến đổi tại tế bào cổ tử cung. Qua kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác và hiệu quả nhất đối với từng bệnh nhân.

Khi đã được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung, các bác sĩ sẽ đánh giá kích thước của ung thư và mức độ lan rộng của bệnh. Quá trình này có thể gồm các xét nghiệm sau:

  • Khám phụ khoa (có thể gồm cả khám trực tràng): để kiểm tra tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác gần cổ tử cung.
  • Nội soi bàng quang: Bằng cách sử dụng ống soi bàng quang để nhìn vào bên trong của bàng quang và niệu đạo.
  • Nội soi đại tràng: toàn bộ đại tràng sẽ được kiểm tra bằng dụng cụ nội soi.

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

Với sự phát triển vượt bậc của y học, nhiều bệnh ung thư hiện nay có thể điều trị dứt điểm, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị cơ bản để điều trị ung thư cổ tử cung vẫn là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, ngoài ra còn có thể sử dung số phương pháp bổ trợ khác.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp chính trong điều trị ung thư cổ tử cung, dùng để loại bỏ khối u hoàn toàn cùng với một phần cổ tử cung hoặc toàn bộ tử cung. Có nhiều kỹ thuật để phẫu thuật trong điều trị bệnh này, có thể chia thành 2 nhóm chính như sau:

  • Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản: Dùng điều trị cho những bệnh nhân trẻ tuổi vẫn muốn tiếp tục sinh con và khi kích thước của khối u ung thư còn nhỏ và ở dạng khu trú thì phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản sẽ được ưu tiên.  Bác sĩ có thể xem xét và lựa chọn 1 trong các phương pháp sau:
  • Phẫu thuật khoét chóp: bằng cách dùng LEEP hoặc Laser.
  • Phẫu thuật lạnh bằng Nitơ lỏng.
  • Phẫu thuật cắt bằng điện.

Với những phẫu thuật này, thì bệnh nhân sau điều trị vẫn có khả năng mang thai và sinh con nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định.

  • Phẫu thuật hoàn toàn mất khả năng sinh sản: Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiến triển, đã lan rộng đến lớp biểu mô của cổ tử cung, hạch bạch huyết và các mô lân cận thì việc phẫu thuật tại chỗ không thể giải quyết được hoàn toàn bệnh. Lúc này, bệnh nhân cần phải làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung và các cơ quan vùng chậu tùy vào mức độ di căn của bệnh:
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ làm mất khả năng sinh sản của phụ nữ
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần tử cung là cổ tử cung, thân tử cung sẽ được cắt bỏ bằng cách mổ mở ổ bụng hoặc mổ nội soi.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung: Ngoài việc cắt bỏ tử cung, thì các vùng lân cận có thể đã di căn cũng được cắt bỏ như phần trên âm đạo, ống dẫn trứng, buồng trứng…  
  • Phẫu thuật cắt bỏ cơ quan vùng chậu: Cắt bỏ toàn bộ tử cung, âm đạo, buồng trứng, trực tràng, bàng quang khi mà ung thư đã lan rộng và xuất hiện với số lượng nhiều tại vùng bụng dưới và vùng chậu.
  • Xạ trị

Xạ trị là phương pháp có thế điều trị riêng lẻ hoặc điều trị kết hợp với hóa trị, phẫu thuật để làm tăng hiệu quả tiêu diệt ung thư. Ung thư cổ tử cung có thể điều trị bằng 1 hoặc cả hai cách sau:

  • Xạ trị trong cơ thể: đặt ghép gần tử cung một máy chiếu xạ trị kích thước nhỏ để tiêu diệt tế bào ung thư, biện pháp này có hiệu quả với các trường hợp bệnh nhân giai đoạn đầu. Xạ trị có thể sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho người bệnh
  • Xạ trị ngoài cơ thể: Sử dụng máy chiếu xạ kích thước nhỏ tiện lợi nhưng không thể chiếu ra tia X năng lượng cao với số lượng nhiều và liên tục nên không thể dùng được trong trường hợp ung thư nặng và nhiều tế bào bệnh khắp cơ thể. Lúc này cần phải thực hiện bằng máy chiếu xạ lớn, và chiếu quanh tử cung với liệu trình 1 ngày/lần, mỗi tuần thực hiện 5 lần kéo dài từ 5 – 6 tuần.
  • Hóa trị

Phương pháp hóa trị có hiệu quả trong điều trị ung thư đã di căn rộng đến nhiều cơ quan, lúc này việc phẫu thuật và xạ trị đều không đạt được hiệu quả tốt. Tuy nhiên, điều trị ung thư bằng hóa trị có thể khiến cho bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, rụng tóc, nôn, mệt mỏi, nhiệt miệng, chán ăn, mãn kinh sớm…

Ngoài 3 phương pháp chính trên, 1 số phương pháp tiên tiến cũng đang được nghiên cứu và áp dụng trong điều trị ung thư cổ tử cung nhưng chi phí tương đối cao. 

  • Liệu pháp điều trị trúng đích: Bằng ciệc dùng thuốc có tác dụng ngăn cản việc hình thành các mạch máu mới quanh khối u ung thư, từ đó sẽ làm giảm sự phát triển và teo nhỏ khối u.
  • Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng thuốc Keytruda bằng đường tiêm tĩnh mạch là liệu pháp được lựa chọn cuối cùng khi mà bệnh nhân ung thư không đáp ứng điều trị với hóa trị và xạ trị.

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung uống thuốc gì?

Một số thuốc được sử dụng phổ biến được trong các phác đồ điều trị ung thư có thể nhắc đến như:

  • Cisplatin: là một thuốc hóa chất được dùng trong điều trị ung thư cũng như các ung thư khác như ung thư tinh hoàn, buồng trứng, ung thư vú, ung thư bàng quang… và được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch.  
  • Docetaxel: hay có tên thương hiệu là Taxotera dùng trong điều trị ung thư cũng như điều trị ung thư vú, đầu, cổ, ung thư dạ dày, tuyến tiền liệt… sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch.
  • Paclitaxel: đây là một thuốc điều trị ung thư cổ tử cung có tên thương hiệu là Taxol được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch. Có thể tiêm Dexamethasone trước để giảm thiểu các tác dụng phụ do Paclitaxel gây ra.
  • 5 – flourouracil: thuộc nhóm thuốc điều trị ung thư và có tác động vào hệ thống miễn dịch, thuộc loại kháng pyrimidin. Flourouracil khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tạo nên chất ức chế thymidylat sunthetase khiến cho quá trình tổng hợp ADN không có đủ thymidin khiến tế bào ung thư bị tiêu diệt. Flourouracil thường chỉ định chữa ung thư , ngoài ra còn sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày, vú, tụy, trực tràng…
  • Ifosfamide: ifosfamide được dùng để ngăn chặn và làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Ifosfamide được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch, có thể phối hợp cùng Cisplatin.
  • Carboplatin: được dùng trong điều trị ung thư cổ tử cung cũng như ung thư buồng trứng, ung thư não… So với cisplatin thì carboplatin ít gây ra các tác dụng phụ hơn như ít buồn nôn hơn đặc biệt là giảm tác dụng phụ lên thận. Tuy nhiên carboplatin còn ức chế tạo máu, gây ra tình trạng thiếu máu ở người bệnh.

Trong các trường hợp tái phát, di căn bác sĩ còn có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chữa ung thư khác như Irinotecan, Topotecan, Pemetrexede, Vinorelbine.

Cách điều trị ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn của bệnh

Việc lựa chọn phương pháp để điều trị cần dựa trên các giai đoạn của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe có đáp ứng được điều trị hay không. 

  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1: Khi khối u vẫn còn ở dạng khu trú, việc phẫu thuật cắt bỏ khối u bảo toàn khả năng sinh sản là một cách điều trị phổ biến và đạt hiệu quả tốt.

Bệnh nhân có mong muốn bảo toàn khả năng sinh sản thường sẽ được chỉ định phẫu thuật khoét chóp loại để bỏ khối u ung thư, và có thể kết hợp xạ trị sau đó để tiêu diệt tế bào bệnh còn sót lại. Nếu không có mong muốn tiếp tục sinh con, thì phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ cổ tử cung, tử cung sẽ giúp loại bỏ hết khối u và tế bào ung thư đang tiến triển di căn tốt hơn…

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2: Cách điều trị ung thư giai đoạn này ban đầu thường là sử dụng biện pháp hóa xạ trị kết hợp. Nếu như khối u chưa lan rộng ra khắp vùng chậu thì có thể phẫu thuật loại bỏ cổ tử cung và nạo vét hạch sẽ đạt kết quả tốt.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 và 4A: Lúc này các tế bào ung thư đã xâm lấn đến nhiều đến các vùng lân cận nên việc phẫu thuật cắt bỏ tử cung không thể loại bỏ hoàn toàn các tế bào bệnh. Phác đồ hóa trị – xạ trị kết hợp thường được sử dụng với xạ trị kết hợp trong và ngoài cơ thể.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4: Việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ cũng như hóa xạ trị trong giai đoạn này chỉ có thể giúp giảm sự tiến triển của bệnh, không thể điều trị hiệu quả do lúc này các tế bào ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan. Liệu pháp trúng đích hoặc liệu pháp miễn dịch sẽ có thể đạt hiệu quả hơn, giúp cho bệnh nhân giảm đau đớn.

Ung thư cổ tử cung phòng tránh như thế nào để có hiệu quả tôt?

  • Tầm soát ung thư định kỳ: Chủ động trong việc phòng ngừa và tầm soát bệnh ung thư là một cách tốt nhất để có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh, giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi và sống sót.
  • Tiêm ngừa vaccin HPV: Theo Bộ Y tế Việt Nam, phụ nữ từ 9 – 26 tuổi nên tham gia tiêm ngừa vaccin HPV. Ở nhóm phụ nữ trên 26 tuổi, thì việc tiêm ngừa vaccine HPV sẽ kém hơn hoặc không còn hiệu quả.
  • Vệ sinh sinh dục đúng cách: Việc vệ sinh đường sinh dục đúng cách là một trong các phương pháp giúp phòng ngừa ung thư  đơn giản nhưng vô cùng cần thiết và hiệu quả. Để tăng hiệu quả, bạn nên dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nổi tiếng, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
  • Tránh tiếp xúc với HPV hoặc các virus khác có lây qua đường tình dục như HSV, HIV và chlamydia: Nên có các biện pháp quan hệ tình dục lành mạnh bằng cách sử dụng bao cao su và tuân thủ chế độ 1 vợ – 1 chồng, tình yêu chung thủy để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với những virus lây qua đường tình dục.
  • Xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học: Việc tăng cường sức đề kháng, bỏ thuốc lá, rượu bia và xây dựng chế độ ăn uống khoa học là một cách hữu hiệu để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và một số bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên cũng sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và ít bị bệnh tật hơn.

Kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung hiệu quả

Bệnh nhân ung thư cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để cải thiện tinh thần, sức khỏe để cải thiện trong điều trị

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên ăn gì?

Người bệnh ung thư cổ tử cung cần phải có một chế độ dinh dưỡng như người bình thường. Tuy nhiên việc bổ sung thêm một số loại Vitamin, khoáng chất và nước để tăng cường sức đề kháng giúp chiến đấu với bệnh tật. Khi chăm sóc cho bệnh nhân ung thư không thể thiếu các thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A: Nhóm thực phẩm này có tác dụng giúp cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể để chống lại sự tấn công từ những yếu tố có hại cho sức khỏe như vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài vào bên trong cơ thể. Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như bí ngô, cà rốt, cà chua…cần phải được tăng cường trong các bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung.
  • Những thực phẩm bổ sung vitamin C như cam, bưởi, táo, ổi, khoai tây, bông cải, cải dầu, củ cải trắng… Những thực phẩm này có tác dụng chống táo bón và đồng thời giúp làm giảm các tác dụng phụ của thuốc dùng trong điều trị bệnh ung thư 
  • Các thực phẩm nhằm bổ sung hàm lượng kẽm và selen cao sẽ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của những tế bào ung thư. Từ đó làm giảm sự lây lan của các khối u từ bên trong, có tác dụng tốt trong thời gian điều trị bệnh. Để bổ sung những khoáng chất trên thì bạn nên thêm vào khẩu phần ăn của mình những loại thực phẩm như rong biển, vừng, lạc sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân được tốt hơn.
  • Những loại thực phẩm được chế biến từ đậu tương như sữa đậu, đậu phụ giúp bổ sung một lượng lớn chất béo omega-3 có tác dụng chống oxy hóa cao. Điều đó sẽ giúp khống chế được sự phát triển khối u bên trong cổ tử cung.
ung-thư-cổ-tử-cung-kiêng-ăn-gì
ung-thư-cổ-tử-cung-kiêng-ăn-gì

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung kiêng ăn gì?

Ngoài việc sử dụng những thực phẩm có tác dụng giúp chống đỡ và đẩy lùi bệnh hiệu quả thì lại có những thực phẩm khiến cho tình trạng bệnh trở lên tồi tệ và rút ngắn con đường đến cái chết. Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân ung thư cthì cần chú ý đến khắc tinh của bệnh sau:

  • Các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ và thực phẩm đông lạnh thì cần phải tránh xa khi dùng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Đặc biệt chú ý khi sử dụng những loại đồ ăn có vị cay, nóng, mặn, có nhiều đường, đắng.
  • Đồ ăn nướng, hun khói được khuyến cáo không nên dùng những loại thức ăn bởi chúng có chứa những tác nhân gây hại cho cơ thể và khiến cho bệnh ngày càng trở nặng hơn.
  • Thức uống có cồn: Một số loại đồ uống như rượu, bia… được coi là các chất xúc tác khiến cho tình trạng ung thư diễn ra nhanh và xấu hơn. Bởi vậy, việc chăm sóc bệnh nhân ung thư cần chú ý tránh những thực phẩm trên để sống thật khỏe mạnh nhằm tránh cũng như vượt qua khỏi căn bệnh ung thư này.
  • Hạn chế sử dụng những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường…

Thay đổi lối sống và sinh hoạt

Việc lên kế hoạch để chăm sóc cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung không phải là quá khó khăn. Thường gia đình sẽ là một chỗ dựa tinh thần vững chắc và tốt nhất để người bệnh an tâm điều trị. Hãy hỗ trợ cho người bệnh để thay đổi lối sống tích cực giúp cho bệnh được cải thiện tốt.

  • Luôn giữ cho bệnh nhân có tinh thần thoải mái, lạc quan: Tình trạng căng thẳng, stress nhiều sẽ khiến cho tình trạng của bệnh nhân ngày càng trở lên tồi tệ và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Hãy luôn bên cạch cổ vũ và động viên họ để họ vượt qua chứ đừng xa lánh họ.
  • Tập thể dục: Việc người bệnh tập các bài tập nhẹ nhàng như dưỡng sinh, yoga sẽ giúp cho tinh thần thoải mái, vui vẻ đồng thời khuyến khích người bệnh phải thích nghi với việc điều trị để phục hồi bệnh nhanh chóng hơn.
  • Sau khi điều trị ung thư cổ tử cung phải kiêng quan hệ từ 6-8 tuần để tránh tổn thương gây ra những điều không đáng có với bệnh nhân.

Một số lưu ý khác trong việc chăm sóc cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung

Với người bệnh ung thư cổ tử cung sau khi đã điều trị thì cần phải lưu ý đến một số điều sau để nhanh chóng cải thiện sức khỏe:

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ.
  • Chú ý để tránh tình trạng buồn nôn và nôn cần phải giữ ở tư thế thẳng lưng khi ăn hoặc hơi ngả lưng theo tư thế nằm ngửa.
  • Khi ăn ở tư thế nằm hoặc ngồi thì cần phải cho bệnh nhân nghỉ ngơi khoảng 30 phút.
  • Thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng đồng thời giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn…
  • Sau phẫu thuật, người nhà có thể cho bệnh nhân ăn uống qua đường miệng bằng các loại cháo dinh dưỡng từ khoai tây, rau xanh… Cùng với những thực phẩm giúp bổ máu nhằm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật được tốt hơn.

Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc về căn bệnh ung thư cổ tử cung này vui lòng gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc quý khách hàng có thể truy cập trang web nhathuochapu.vn để được hỗ trợ giải đáp.

 

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook