Ung thư dạ dày là gì? Dấu hiệu, ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ác tính phổ biến hiện nay bởi lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống thiếu khoa học. Ung thư dạ dày thường gặp ở cả hai giới. Theo Globocan 2018, ở Việt Nam đã có thêm 17.527 ca mắc mới và 15.065 người tử vong vì bệnh này. Ung thư đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa, đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp và chiếm 10,5% trong các loại ung thư, nhưng một điều đáng tiếc là ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Nhưng tại vì triệu chứng ung thư trong giai đoạn đầu rất mơ hồ và không đặc hiệu khiến cho người bệnh dễ nhầm lẫn và chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối khi mà đã di căn và có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, việc nhận biết được các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày và nên tầm soát sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ung thư ngay từ sớm, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả, tăng cơ hội sống khỏe cho người bệnh. 

Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng xảy ra khi các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và dẫn đến hình thành các khối u, có khả năng gây hại nếu không điều trị. Khi bệnh tiến triển nặng, các khối u ác tính có thể sẽ lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác qua hệ thống bạch huyết, gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe, thậm chí là tử vong. Bệnh ung thư là một trong các bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, nó còn đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Á, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam giới và thứ 4 ở nữ giới, đặc biệt thường gặp ở những người từ 55 tuổi trở lên.

ung-thư-dạ-dày-là-gì
ung-thư-dạ-dày-là-gì

Ung thư dạ dày có nguy hiểm không?

Ung thư dạ dày là một căn bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Nhưng vì các dấu hiệu sớm thường khá mơ hồ, không đặc hiệu nên dễ dàng bị bỏ qua, vì vậy việc phát hiện sớm bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Do đó, nếu phát hiện sớm các triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán sớm. Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cũng nên thường xuyên tầm soát ung thư để có thể phát hiện bệnh sớm.

 Ung thư dạ dày nguyên nhân từ đâu?

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh ung thư dạ dày có thể kể đến như:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): Đây là tác nhân gây ung thư hàng đầu, vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý. Các nghiên cứu đã cho thấy 35-89% bệnh nhân ung thư có liên quan tới vi khuẩn HP. Đặc biệt, HP type I nguy cơ gây ung thư hơn type khác khoảng 5-6 lần. Cơ chế bệnh sinh của HP gây ung thư hiện nay vẫn chưa hoàn toàn được biết rõ. Nhưng người ta thấy rằng viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn HP sẽ dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột, loạn sản ở niêm mạc dạ dày và cuối cùng là dẫn đến ung thư. Những cộng đồng có tỷ lệ nhiễm khuẩn HP cao thì tỉ lệ mắc ung thư cũng cao, những người được điều trị diệt triệt để vi khuẩn HP thì tỉ lệ ung thư giảm.

Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ khá lớn bệnh nhân mắc ung thư dạ dày không có liên quan tới nhiễm khuẩn HP. Một số nước như Ấn Độ, Nam Phi, tỉ lệ nhiễm khuẩn HP rất cao nhưng tỉ lệ ung thư lại rất thấp.

  • Các tổn thương tiền ung thư như teo niêm mạc dạ dày; tế bào niêm mạc dạ dày bị biến đổi hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng (chuyển sản ruột); tế bào niêm mạc dạ dày bị biến đổi cấu trúc và thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản), loét dạ dày gây viêm loét dạ dày mãn tính nhưng không được điều trị triệt để.
  • Những người thừa cân hoặc béo phì: Người béo phì dễ mắc ung thư hơn người bình thường, nhất là ung thư phần tâm vị.
  • Di truyền: Người có gia đình có tiền sử bih ung thư dạ dày. Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%. Ngoài ra, sự đột biến di truyền của E – cadherin gen (CDH1) hay mắc phải các hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp cũng liên quan đến ung thư
  • Biến chứng sau phẫu thuật dạ dày: Những người có tiền sử phẫu thuật để sửa chữa lở loét dạ dày, cắt dạ dày hoặc phẫu thuật trên dây thần kinh phế vị đều có nguy cơ mắc ung thư cao, nhất là khoảng 15 – 20 năm sau phẫu thuật.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn mặn, đồ nướng, chiên xào, các thực phẩm chứa chất bảo quản… hay ăn các loại thức ăn có chứa Nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói… hoặc thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá…đều làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Nhóm máu: Người có nhóm máu A hay bị ung thư hơn so với các nhóm máu O, B, AB.
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao, nhất là sau tuổi 50.
  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư cao gấp 2 lần nữ giới.
  • Tâm lý: Thường xuyên lo lắng, trầm cảm, căng thẳng gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng viêm loét dạ dày mãn tính, đây là tác nhân gián tiếp gây tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Người ra, những người mắc bệnh thiếu máu ác tính, thiếu máu do thiếu vitamin B12 cũng có nguy cơ cao

Bệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn?

Ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn chính gồm:

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu 

Hay còn được gọi là giai đoạn 0, giai đoạn sớm. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư mới nằm ở hạ lớp niêm mạc dạ dày. Thông thường, kích thước của khối u trong giai đoạn này thường rất nhỏ, chỉ khoảng vài mm đến 7cm, vì vậy nó không gây ra ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Cho nên nếu muốn phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm này cần phải thực hiện các chương trình tầm soát ung thư.

Ung thư dạ dày giai đoạn 1

Đến giai đoạn này thì các tế bào ung thư đã thâm nhập vào lớp thứ 2 của dạ dày, tuy nhiên vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng rõ rệt và chưa lây lan ra các cơ quan khác.

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 

Khi chuyển sang đến giai đoạn 2, các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc và bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn như đau bụng, buồn nôn….

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn và lan rộng ra các cơ quan khác trong cơ thể.

Ung thư dạ dày giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Vào giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày, lúc này tế bào ung thư đã di căn khắp nơi trên cơ thể và hầu như không còn cơ hội chữa trị.

giai-đoạn-phát-triển-của-tế-bao-ung-thư
giai-đoạn-phát-triển-của-tế-bao-ung-thư

Ở giai đoạn sớm ung thư dạ dày có biểu hiện gì?

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư , các triệu chứng khá mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn do có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp và hầu hết bệnh thường được phát hiện khi mà các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày thì nên thận trọng kiểm tra bệnh lý định kỳ, tránh tình huống xấu chuyển hóa thành ung thư.

Dưới đây là 7 dấu hiệu ung thư dạ dày mà bạn nên lưu ý:

  • Sút cân và đau bụng dai dẳng là những triệu chứng, biểu hiện phổ biến thường gặp khi bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán mắc ung thư Sút cân có thể do ăn uống kém, do đau, buồn nôn, nuốt nghẹn…
  • Đau, chướng bụng, đầy hơi vùng thượng vị. Các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt, ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc. Tình trạng đau nhẹ nếu bệnh ở giai đoạn sớm, đau nhiều khi ở giai đoạn muộn hơn.
  • Chán ăn, khó nuốt, cảm giác thức ăn thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng: nuốt nghẹn thường xuất hiện khi khối u phát triển lên phía trên.
  • Sưng bụng, đầy bụng bất thường sau khi ăn kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn. Buồn nôn, đầy hơi gặp ở một số bệnh nhân u lan rộng, hoặc khối u gây cản trở lưu thông thức ăn.
  • Đi ngoài phân đen hoặc phân có máu: Khối u phát triển mạnh với kích thước lớn có thể bị vỡ các mạch máu, ổ loét dẫn đến hiện tượng xuất huyết tiêu hóa. Biểu hiện là nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
  • Ợ nóng.
  • Nôn ra máu.

Giai đoạn cuối ung thư dạ dày triệu chứng là gì?

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Do vậy mà các triệu chứng ung thư ở giai đoạn này cũng sẽ giống với những dấu hiệu của các giai đoạn trước nhưng nó xuất hiện dồn dập với mức độ rất nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân của tình trạng này là do kích thước của các khối u quá lớn gây chèn ép dạ dày và các cơ quan lân cận. Ngoài ra, các cơ quan ở xa dạ dày cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề vì sự di căn của các tế bào.

nguyên-nhân-và-dấu-hiệu-của-ung-thư-dạ-dày
nguyên-nhân-và-dấu-hiệu-của-ung-thư-dạ-dày

Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:

  • Đau

Mặc dù các cơn đau đã xuất hiện từ các giai đoạn trước, nhưng ở giai đoạn 4 các cơn đau sẽ nặng hơn, tần suất dày đặc hơn và có thế xảy ra bất kể là khi bệnh nhân no hay đói.

Thời gian diễn ra các cơn đau thường kéo dài nhiều ngày hoặc thậm chí là vài tuần, vài tháng. Lúc này việc sử dụng các thuốc giảm đau thông thường là không có tác dụng.

Các cơn đau trong ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể là đau cấp tính hoặc đau mạn tính:

  • Đau cấp tính là tình trạng bệnh nhân ung thư đột ngột bị đau dữ dội, thường đau ở vùng thượng vị, nguyên nhân là do các mô tế bào bị tổn thương trầm trọng hoặc dạ dày lên cơn co thắt. Nên việc sử dụng thuốc giảm đau ở trường hợp này mang lại hiệu quả không cao.
  • Đau mạn tính là tình trạng bệnh nhân có thể đau từ cấp độ đau vừa tới đau nặng. Hiện tượng đau đớn nào sẽ kéo dài liên tục trong nhiều ngày đến vài tháng. Khác với các cơn đau cấp tính, cơn đau mạn tính có thể sẽ giảm khi dùng các thuốc giảm đau thông thường. Nguyên nhân của cơn đau mạn tính trong ung thư dạ dày có thể là do khối u quá lớn gây chèn ép vào các đây thần kinh.
  • Rối loạn tiêu hóa nặng

Đây là một dấu hiệu ung thư giai đoạn cuối điển hình.

Hệ thống tiêu hóa ở giai đoạn này đã bị tổn thương nặng nề dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối luôn có cảm giác buồn nôn khi ăn, sau khi ăn xong thường bị nôn mửa.

Tình trạng hệ tiêu hóa bị tổn thương nặng cùng với các cơn đau nặng cũng sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn của người bệnh. Hậu quả là người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối này tụt cân rất nhanh, thiếu máu và suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

  • Xuất huyết tiêu hóa

Khối u phát triển mạnh với kích thước lớn có thể sẽ chèn ép và gây vỡ các mạch máu, gây ổ loét dẫn đến hiện tượng xuất huyết tiêu hóa.

Biểu hiện của hiện tượng này là tình trạng nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.

  • Táo bón hoặc tiêu chảy

Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối vì tình hình sức khỏe ảnh hưởng mà người bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn này thường ít hoạt động và ít uống nước, kèm theo sự rối loạn của chức năng co bóp đại trực tràng vì vậy mà người bệnh thường xuyên bị táo bón.

Khi xuất hiện tình trạng táo bón, người bệnh dùng các thuốc đặc trị gây rối loạn hệ vi khuẩn ở đường ruột nên có thể bị tiêu chảy.

Các triệu chứng và dấu hiệu được nêu ở trên xuất hiện thường xuyên và gần như là cùng lúc với nhau khiến cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư giảm sút nhanh chóng. Chính vì điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị và khiến bệnh nhân tử vong nhanh hơn.

Ung thư dạ dày di căn là gì?

Ung thư dạ dày di căn là hiện tượng bên cạnh sự phát triển của khối u thì các tế bào ung thư còn có thể di chuyển và lan rộng sang các hạch bạch huyết, các mô và các cơ quan lân cận và ở xa dạ dày. 

Ung thư dạ dày di căn hạch

Các hạch bạch huyết gần dạ dày chính là vị trí đầu tiên xuất hiện tình trạng di căn của các tế bào ung thư Tùy theo từng giai đoạn của ung thư mà số lượng hạch bạch huyết có tế bào ung thư ít (1 hoặc 2 hạch) hay nhiều (từ 7 đến 15 hạch).

Tế bào ung thư dạ dày có thể di căn qua 4 nhóm hạch chính thường hội tụ ở ống ngực và thân tạng là: Hạch tụy, lách; Hạch vị trái; Hạch cạnh tâm vị; Hạch trên và dưới môn vị.

Một số dấu hiệu ung thư di căn sang hạch có thể phát hiện được mà bạn cần lưu ý như: Ngứa cổ, ho dai dẳng về ban đêm, khó chịu khi nuốt đồ ăn. Khi ăn cảm thấy buồn nôn, chán ăn, đau cổ; Có thể có những nốt hạch có kích thước lớn ở dưới xương hàm hoặc cổ họng, mang tai; Hạch cứng di chuyển xung quanh, không cố đinh và ấn vào không đau tuy nhiên có thể vỡ và gây loét; Có thể sốt cao trên 39 độ C, mất nước không rõ nguyên nhân.

Do sự phức tạp của khối u di căn mà các phương pháp điều trị ung thư di căn sang hạch còn ít. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật cắt bỏ hạch hoặc kết hợp các phương pháp trên nếu cần thiết.

Đối với những trường hợp diễn biến nặng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp như truyền hóa chất, hóa trị… để giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ung thư dạ dày di căn sang hạch bạch huyết tuy không gây ra biến chứng gì nguy hiểm, nhưng hệ thống bạch huyết lại chính là một trong những con đường giúp cho tế bào ung thư có thể di căn đến các vị trí xa dạ dày hơn.

Ngoài ra, việc xác định kích thước khối u và tình trạng di căn của tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết cũng giúp cho các bác sĩ trong việc đánh giá bệnh ung thư dạ dày đang ở giai đoạn nào và từ đó có phương án điều trị đúng.

Ung thư dạ dày di căn hạch thường ở các giai đoạn từ 1 đến 4, do vậy khi di căn sang hạch thì tùy theo từng giai đoạn mà thời gian sống có thể là khác nhau.

Ung thư dạ dày di căn gan 

Ung thư dạ dày di căn gan là tình trạng di căn phổ biến nhất. Nguyên nhân có thể do gan là tạng gần với dạ dày nhất, khối u ăn sâu qua thành dạ dày, tiếp xúc với gan và làm cho gan xuất hiện các tế bào ung thư tương tự hoặc có thể là do sự lây lan các tế bào ung thư qua mạng lưới bạch huyết gần gan và dạ dày.

Theo nhiều thống kê thì tỉ lệ ung thư di căn qua gan chiếm 48% trong tổng số các bệnh nhân ung thư  di căn.

Ung thư di căn gan thường xảy ra vào giai đoạn cuối của ung thư, hình thành nên các khối u thứ phát hay còn gọi là ung thư gan thứ phát.

Ngoài một số triệu chứng như đại tiện phân đen, buồn nôn, ăn không ngon, nhai nuốt khó khăn, ung thư di căn gan còn có một số triệu chứng khác như chướng bụng, nôn ra máu, bề mặt gan lổn nhổn, cứng, vàng da, vàng mắt, sốt cao, đổ mồ hôi, nước tiểu có màu lạ, đau vai phải, vùng bụng phải trên rốn, sút cân không rõ nguyên nhân.

Điều trị ung thư dạ dày di căn gan cần phải có sự thăm khám cụ thể của bác sĩ để xác định được kích thước khối u, độ lan rộng cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của cơ thể để có biện pháp điều trị cụ thể.

Một số biện pháp thường sử dụng trong ung thư di căn gan là:

Phẫu thuật cắt bỏ khối u: đây là phương pháp đầu tiên được dùng để cắt bỏ phần dạ dày hoặc phần cơ quan ở gan đã di căn.

Hóa trị: thu nhỏ khối u bằng cách dùng thuốc uống trực tiếp hoặc tiêm thuốc, áp dụng cho các bệnh nhân có sức khỏe yếu hoặc duy trì sự sống ở bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng.

Xạ trị: tiêu diệt khối u bằng tia bức xạ có năng lượng cao.

Thuyên tắc mạch gan: nhằm ngăn chặn mạch máu nuôi tế bào ung thư đồng thời tiêu diệt chúng bằng chất phóng xạ, hóa chất…

Ung thư dạ dày di căn tụy

Tương tự như gan, tụy cũng là một cơ quan gần với dạ dày, vì thế tỉ lệ di căn của tế bào ung thư sang các tụy là rất cao.

Nguyên nhân di căn sang tụy có thể do sự xâm lấn tự nhiên của tế bào ung thư hoặc do tai biến trong phẫu thuật cắt bỏ khối u dạ dày. Theo đó, trong quá trình phẫu thuật, một vài tế bào ung thư có thể rơi vào cơ quan này và phát triển thành khối u thứ phát. Từ khối u thứ phát ở tụy, tế bào ung thư có thể sẽ di căn sang cả phúc mạc bụng.

Ung thư dạ dày di căn phúc mạc 

Phúc mạc là màng thanh mạc lớn nhất của cơ thể, nó có nhiệm vụ bao bọc các cơ quan ở trong ổ bụng và đáy chậu. Tuy nhiên, phúc mạc rất dễ bị tổn thương nhất là khi xảy ra va chạm mạnh, bản thân phúc mạc cũng dễ bị xâm lấn khi ung thư giai đoạn cuối là do phúc mạc rất gần với dạ dày.

Theo nhiều thống kê thì tỉ lệ ung thư dạ dày di căn phúc mạc chiếm khoảng 32%.

Nguyên nhân chính gây ra ung thư di căn phúc mạc là do tai biến trong phẫu thuật, đó là lý do vì sao nhiều người bệnh khi thực hiện phẫu thuật có thể chữa khỏi nhưng sau một thời gian lại dễ tái phát. Để xác định di căn phúc mạc ở bệnh nhân cần đi khám cụ thể ở bác sĩ để làm 1 số xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm dịch ổ bụng: nếu dịch phúc mạc tiết ra có màu vàng hoặc dính máu hoặc có khoảng 25% virus ung thư trong dịch ổ bụng hoặc dịch ổ bụng có chỉ số LDH cao thì có bệnh nhân đã di căn sang phúc mạc.
  • Sinh hóa máu: Nồng độ Calci và LDH máu tăng cao.
  • Chụp cắt lớp vi tính: phương pháp này có thể đánh giá được tình trạng cổ rướng, thâm nhập phúc mạc của virus …
  • Soi ổ bụng: phương pháp này có thể soi được hình ảnh phúc mạc đã bị xâm lẫn bởi tế bào ung thư hay chưa nhờ đánh giá mức độ tổn thương phúc mạc, xác định vị trí phúc mạc bị xâm lẫn, sinh thiết phúc mạc… Nếu phúc mạc có hiện tượng xuất huyết, nhiều huyết quản, nổi nhiều hạt màu trắng đục, phúc mạc dày cứng, sần sùi thì có thể kết luận ung thư của bệnh nhân đã di căn phúc mạc.

Các biện pháp phát hiện ung thư dạ dày di căn phúc mạc ở giai đoạn cuối hầu hết là để nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đau cũng như kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân bằng các biện pháp hóa trị, xạ trị, dùng thuốc giảm đau…

Để hạn chế tình trạng di căn người bệnh nên thực hiện những điều sau:

  • Nên theo dõi tình trạng dạ dày thường xuyên, đi khám bác sĩ sớm ngay khi thấy có những dấu hiệu bệnh lý bất thường để điều trị kịp thời.
  • Phải tuân thủ tuyệt đối lộ trình điều trị cũng như lịch tái khám của bác sĩ để theo dõi bệnh tình một cách chính xác nhất và phòng tránh được những chuyển biến xấu của bệnh.
  • Thiết lập cho bản thân một chế độ Ăn uống khoa học: hạn chế các thực phẩm gây hại cho dạ dày.
  • Giữ cho bản thân luôn có tinh thần lạc quan, không nên suy sụp từ bỏ chán nản khi phát hiện ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày di căn phổi

Dù phổi là cơ quan ở xa dạ dày, nhưng đáy phổi trái lại khá gần với dạ dày nhờ vậy việc di căn của các tế bào ung thư đến phổi có thể xảy ra ngay từ giai đoạn 3 của bệnh.

Ung thư  di căn phối thường xảy ra cùng với ung thư di căn gan với tỉ lệ khoảng 15%.

Ung thư dạ dày di căn xương

Ở giai đoạn cuối của ung thư dạ dày có thế xảy ra tình trạng di căn sang xương. Các tế bào ung thư nhờ hệ thống bạch huyết đã đi đến các mô xương và hình thành khối u tại đây, gây ra nhiều cơn đau đớn.

Tỉ lệ ung thư di căn xương chiếm khoảng 12% với các triệu chứng điển hình như: Yếu xương, xương có thể bị gãy do bệnh lý, tổn thương tiêu xương; Tình trạng đau xương ở mức độ nặng, có thể thấy được hạch ngoại vi; Người bệnh cảm thấy chán ăn do calci trong máu tăng cao, cơ thể mệt mỏi, táo bón, có thể bị nôn; Di căn cột sống do khối u chèn ép rễ thần kinh, tủy sống; Cơ thể thiếu máu do tủy xương tổn thương, có thể bị xuất huyết do suy giảm tiểu cầu, nhiễm trùng cơ hội do suy giảm sức đề kháng; Sụt cân không rõ nguyên nhân, suy nhược cơ thể; X-quang thấy ổ tiêu xương, nếu xương bị tổn thương rõ rệt khi chụp x-quang thì người bệnh đã chuyển sang ung thư giai đoạn cuối.

Nếu không may xác định ung thư di căn xương, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng biện pháp như giảm đau do ung thư, điều trị tăng calci máu, nâng cao sức đề kháng, làm chậm quá trình hoại tử xương… Cụ thể như sau:

  • Điều trị tăng calci máu: truyền các loại thuốc như NaCl 0,9%, calcitonin, corticoid hay các thuốc biphosphonat qua tĩnh mạch trung tâm để làm giảm lượng Calci trong máu.
  • Điều trị thiếu máu: truyền khối hồng cầu, tiêm erythropoietin để tăng lượng máu trong cơ thể với liều lượng 2000-4000 UI/ngày (3 ngày/tuần)
  • Giảm đau ung thư do biện pháp điều trị hoặc khối u bằng thuốc chống viêm không steroid, hoặc các thuốc giảm đau opioid như codein, morphin. Tuyệt đối không sử dụng steroid.
  • Làm chậm, ngăn chặn quá trình tiêu xương nhờ xạ trị, thuốc, chất phóng xạ hoặc các phương pháp quang động học, các thuốc kháng cathepsin K (chống hủy xương).

Các vị trí có thể di căn khác:

Ngoài các vị trí ung thư dạ dày có thể di căn như bên trên thì tế bào ung thưcó thể di căn sang các vị trí khác như ung thư di căn buồng trứng – khối u Krukenberg (đối với nữ), tuyến tiền liệt (đối với nam), não, túi mật… nhưng có tỉ lệ thấp hơn.

Dấu hiệu ung thư dạ dày ở trẻ em

Theo thống kê thì tỉ lệ trẻ em mắc ung thưchiếm khoảng 0,05% trong tổng số ca ung thư đường tiêu hóa. Các chuyên gia cho biết rằng ung thư hoàn toàn có thể xảy ra ở trẻ em nhưng tỉ lệ rất hiếm và hầu hết thường có liên quan tới yếu tố di truyền, tức là trẻ em có người thân bị ung thư. Còn lại phần lớn trẻ em có thể bị viêm dạ dày (thường do nhiễm khuẩn Hp) mà cha mẹ không biết, hoặc điều trị không tốt thì có thể dẫn tới biến chứng như chảy máu, thủng dạ dày nhưng cũng có thể diễn biến một cách thầm lặng và hàng chục năm sau mới phát triển thành ung thư. Quá trình từ khi một đứa trẻ bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn Hp tới khi tiến triển thành ung thư thường diễn ra trong thời gian rất dài và đó là lý do vì sao ung thư dạ dày thường gặp ở độ tuổi trung niên (từ 50-70) nhiều hơn.

Ung thư dạ dày ở trẻ em rất hiếm gặp, nhưng hiếm gặp không đồng nghĩa với việc không có trường hợp trẻ bị ung thư. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu ở trẻ em là một việc làm hết sức cần thiết. Đôi khi các triệu chứng này có thể nhầm lẫn vì có sự tương tự với các bệnh lý khác. Thế nhưng một khi bạn nhận thấy trẻ có các biểu hiện có thể là cảnh báo về bệnh ung thư thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.

Các dấu hiệu có thể gặp là: Trẻ có biểu hiện mệt ỏi, uể oải; Các cơn đau của trẻ xuất hiện ở vùng thượng vị, dạ dày; Cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn so với thông thường; Đầy bụng, khó tiêu; Ợ nóng, ợ chua. Có khi sẽ kèm theo hôi miệng; Buồn nôn, nôn; Sụt cân, người xanh xao; Phân đen, hắc ín.

Bệnh ung thư dạ dày có lây không?

Tuy có nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra ung thư dạ dày nhưng cho đến nay thì vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy ung thư có thể lây từ người này sang người khác. Chính vì không biết được đâu là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh này nên không có căn cứ cho thấy bệnh này có thể lây.

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Nếu xét chung tất cả người bị ung thư và không tính đến giai đoạn thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh là 31,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của người bệnh sẽ có sự thay đổi tùy vào giai đoạn ung thư. Nếu được phát hiện ở các giai đoạn càng sớm thì tiên lượng sống của bệnh nhân càng tốt.

Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 1 sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn là 1A và 1B.

Ở giai đoạn 1A, ung thư mới xuất hiện và chưa lan vào các lớp cơ chính của thành dạ dày, hạch bạch huyết và các cơ quan khác. Vì thế tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư giai đoạn 1A là 71%.

Ởgiai đoạn 1B là khi ung thư đã lan đến một hoặc hai hạch bạch huyết lân cận hoặc lan vào lớp cơ chính của thành dạ dày vì thế tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư giai đoạn 1B là 57%.

Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 cũng được chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn là 2A và 2B.

Ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn 2A khi có 1 trong 3 điều kiện sau: Tế bào ung thư đã lan đến 3-6 hạch bạch huyết lân cận; Tế bào ung thư lan đến lớp cơ chính của thành dạ dày và 1 hoặc 2 hạch bạch huyết lân cận; Tế bào ung thư chưa lan đến hạch bạch huyết nhưng đã vượt qua lớp cơ chính của thành dạ dày và đến lớp dưới thanh mạc. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn 2A là 46%.

Ung thư giai đoạn 2B khi xảy ra 1 trong 4 điều sau: Tế bào ung thư đã lan đến 7 hoặc nhiều hơn các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa lan đến lớp cơ chính của thành dạ dày; Tế bào ung thư đã lan đến lớp cơ chính của thành dạ dày và 3–6 hạch bạch huyết lân cận; Ung thư đã vượt qua lớp cơ chính và lan đến lớp dưới thanh mạc, đồng thời ung thư cũng lan đến 1 hoặc 2 hạch bạch huyết lân cận; Ung thư đã lan vào thanh mạc (lớp bao phủ bên ngoài dạ dày) nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn 2B là 33%.

Người mắc ung thư dạ dày giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 thì được chia thành 3 giai đoạn nhỏ là 3A, 3B và 3C.

Ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn 3A nếu: Tế bào ung thư lan đến lớp cơ chính của thành dạ dày và 7 hạch bạch huyết lân cận hoặc hơn; Tế bào ung thư lan đến lớp dưới thanh mạc và 3-6 hạch bạch huyết lân cận; Tế bào ung thư lan đến thanh mạc và 1 hoặc 2 hạch bạch huyết lân cận. Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với người mắc ung thư giai đoạn 3A là 20%.

Ở giai đoạn 3B, ung thư sẽ có một trong các đặc điểm sau: Đã lan đến 7 hoặc nhiều hơn các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa lan đến thanh mạc; Đã lan đến thanh mạc và 3-6 hạch bạch huyết lân cận; Vượt qua thanh mạc và lan đến các cơ quan lân cận (như lá lách, ruột non, gan, tuyến tụy hoặc các mạch máu lớn); có thể xuất hiện ở 1 hoặc 2 hạch bạch huyết lân cận. Vì vậy tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với người bị ung thư ở giai đoạn 3B là 14%.

Trong ung thư dạ dày ở giai đoạn 3C, tế bào ung thư đã lan đến thanh mạc và 7 hạch bạch huyết lân cận hoặc nhiều hơn. Giai đoạn này cũng được xác định khi tế bào ung thư lan đến các cơ quan gần dạ dày và có mặt ở 3 hạch bạch huyết lân cận trở lên. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với người mắc ung thư giai đoạn 3C là 9%.

Người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu? Đừng để đến lúc quá trễ

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối hoặc ung thư di căn là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Ở giai đoạn này, ung thư đã lan đến các cơ quan ở xa như gan, phổi, não hoặc xương. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với người ung thư ở giai đoạn này là 4%.

Tỷ lệ sống có thể cải thiện được

Chắc hẳn có rất nhiều người lo lắng về việc người bị ung thư thì có thể sống được bao lâu? Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì tỷ lệ sống có thể cải thiện được theo thời gian và biện pháp điều trị. Hiện nay, nhiều tiến bộ khoa học đã liên tục cải thiện các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu hoặc liệu pháp miễn dịch để nâng cao tỷ lệ sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh, cũng như cải thiện chất lượng đời sống cho bệnh nhân. Tiên lượng bệnh ung thư  còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn của bệnh. Ở các giai đoạn đầu tỷ lệ sống sẽ cao hơn nhờ phẫu thuật, nhưng ở các giai đoạn sau không thể phẫu thuật được thì mục tiêu điều trị sẽ là là kéo dài thời gian sống và lúc này sẽ phụ thuộc nhiều vào phương pháp điều trị và sức khỏe người bệnh để dự đoán được thời gian còn lại cho người bệnh. Có một điều chắc chắn rằng nếu ung thư không điều trị thì tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm sẽ là 98%.

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày có chữa được không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, như thể trạng của người bệnh, giai đoạn của bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

Nếu phát hiện bệnh sớm, ung thư mới chỉ ở giai đoạn đầu thì việc điều trị là khá tích cực. Người bệnh cần phối hợp cùng với bác sĩ để có một phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống để việc điều trị đạt được hiệu quả hơn. Còn nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn phát triển hoặc giai đoạn muộn thì khả năng chữa khỏi là khá thấp, lúc này việc điều trị chỉ nhằm mục đích kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày

– Khám lâm sàng: Dựa trên các triệu chứng mà bệnh nhân đang mắc phải.

– Khám cận lâm sàng

Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm – Đây là thủ thuật kiểm tra được thực hiện thường xuyên nhất để chẩn đoán ung thư dạ dày. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ đưa ống nội soi (một ống mềm dài có gắn camera và đèn) vào miệng và xuống đến dạ dày. Thiết bị này cho phép bác sĩ quan sát phần bên trong dạ dày.

Sinh thiết dạ dày – Xét nghiệm này được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày. Trong xét nghiệm sinh thiết, một mẫu mô nhỏ được lấy từ vùng dạ dày có đặc điểm bất thường và sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi.

Kiểm tra chẩn đoán hình ảnh dạ dày – Các thủ thuật kiểm tra chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) và siêu âm tạo ra hình ảnh về bên trong cơ thể để quan sát xem ung thư đã lan rộng hay chưa.

Ngoài ra, có thể thực hiện các biện pháp như siêu âm ổ bụng, siêu âm nội soi dạ dày, xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hoặc xét nghiệm phân, Các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9 hay xét nghiệm máu.

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp như sau:

Phẫu thuật: Ung thư dạ dày có nên mổ không? Đối với ung thư phẫu thuật (mổ) là phương pháp hiệu quả để điều trị ung thư  giai đoạn sớm. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Khi ung thư ở vào các giai đoạn tiến triển, bệnh nhân vẫn có thể được tư vấn thực hiện phẫu thuật để làm giảm các biến chứng như tắc nghẽn dạ dày hoặc chảy máu do ung thư.

Hóa trị: Là phương pháp dùng các loại thuốc chống ung thư đặc biệt để tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư. Hóa trị có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật. Phương pháp này còn được sử dụng để làm giảm các triệu chứng hoặc kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân mắc ung thư tiến triển nhưng không thể tiến hành phẫu thuật.

Xạ trị: Dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Sau phẫu thuật, có thể áp dụng xạ trị cùng với hóa trị để tiêu diệt mọi tế bào ung thư còn sót lại chưa được cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật. Ở những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày tiến triển, xạ trị có thể có tác dụng làm giảm tắc nghẽn dạ dày. Phương pháp này còn được sử dụng để cầm máu trong trường hợp chảy máu do ung thư và không thể phẫu thuật.

Điều trị đích: Cũng là phương pháp trị ung thư bằng thuốc nhưng thuốc ở đây là một liệu pháp có mục tiêu cụ thể, tấn công vào các gen hay protein chuyên biệt được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc những tế bào có liên quan đến sự phát triển của khối u. Một số bệnh nhân ung thư dạ dày bị dư thừa một loại protein thúc đẩy tăng trưởng có tên là HER2 trên bề mặt tế bào ung thư. Các u có nồng độ HER2 gia tăng được gọi là dương tính với HER2. Trastuzumab (Herceptin®) là một loại kháng thể nhân tạo nhắm vào protein HER2. Thuốc này khi sử dụng kết hợp với hóa trị có thể giúp những bệnh nhân mắc ung thư tiến triển, dương tính với HER2 sống lâu hơn so với khi chỉ dùng hóa trị đơn độc.

Điều trị miễn dịch: Sử dụng các loại thuốc tác động vào hệ miễn dịch của người bệnh, giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

Làm thế nào để phòng ngừa ung thư dạ dày?

Ở các quốc gia phát triển, các kỹ thuật làm lạnh cho phép bảo quản nhiều thực phẩm tươi hơn thay vì sử dụng thực phẩm ướp muối, dẫn tới tỷ lệ ung thư đã giảm trong những năm qua. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp để phòng ngừa ung thư dưới đây:

  • Sử dụng nhiều loại trái cây và rau quả tươi hơn
  • Giảm dung nạp các thực phẩm ướp muối và thực phẩm hun khói.
  • Bỏ việc hút thuốc
  • Nắm được bệnh sử của bản thân (ví dụ như nhiễm khuẩn H. pylori trước đây) và kiểm tra sàng lọc thường xuyên bằng nội soi dạ dày.

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì?

Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm có lượng chất xơ thấp, chất xơ hòa tan

Các chất xơ hòa tan rất tốt cho dạ dày. Bệnh ung thư dạ dày sẽ khiến cho các chức năng của dạ dày bị suy giảm và mất dần các chức năng cơ bản. Những thực phẩm với lượng chất xó thấp bệnh nhân nên ăn như:

  • Ngũ cốc có hàm lượng chất xơ thấp, nguyên cám: Bệnh nhân  nên ăn các loại ngũ cốc ít chất xơ như gạo trắng, bánh mì trắng, lúa mì, các sản phẩm từ gạo trắng, hoặc mì ống thông thường, đậu, mè đen…
  • Chọn ăn các loại hoa quả ít chất xơ, hoặc loại bỏ phần xơ của hoa quả. Ví dụ như khi ăn táo, bạn nên bỏ vỏ vì vỏ táo chứa giàu chất xơ; nên uống 180ml nước hoa quả nguyên chất mỗi ngày. Các loại hoa quả đóng họp, hoa quả nấu chính và không quả không vỏ thường chứa ít chất xơ. Một số loại hoa quả chứa ít chất xơ điển hình như: táo, chuối, đu đủ…
  • Chọn rau củ ít chất xơ hoặc loại bỏ phần xơ của rau củ. Các loại rau củ chứa hàm lượng chất xơ thấp thường là rau củ đóng hộp, rau củ nấu chín, rau củ mềm, rau củ không hạt và nước ép rau nguyên chất. Các loại củ nấu mềm tốt cho dạ dày như: khoai tây, khoai lạng, khoai sọ, sắn, bí đỏ, bí xanh…
  • Nghệ vàng – một thực phẩm tuyệt vời giúp phòng ngừa và hạn chế ung thư dạ dày

Nghệ là loại gia vị quen thuộc của người dân Việt Nam với giá thành rẻ, dễ tìm nhưng ít người biết được rằng nghệ cũng là một trong những thực phẩm kỳ diệu giúp hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày.

Hoạt chất chính trong nghệ là Curcumin, đã được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc nhiều thế kỷ do khả năng chữa bệnh rất tốt. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học phương Tây cũng bắt đầu chú ý nhiều hơn đến hợp chất phi thường này. 

Theo các nghiên cứu gần đây, Curcumin có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ giúp nó có tác dụng hiệu quả cao đối với hầu hết mọi loại ung thư, kể cả ung thư dạ dày.

ung-thư-dạ-dày-nên-ăn-gì
ung-thư-dạ-dày-nên-ăn-gì

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago tại Mỹ cho thấy chất Curcumin ức chế vi khuẩn H. pylori gây ung thư dạ dày. Curcumin cũng đã được chứng minh là kích hoạt chu trình apoptosis – một cơ chế tự hủy trong tế bào ung thư và để tiêu diệt các gốc tự do.

Ngoài ra, Curcumin còn có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa rất tốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.

  • Bổ sung thực phẩm chứa Allicin

Allicin là một chất hóa học có ở trong tỏi và các loài thực vật khác trong họ thực vật Allium khi cây bị nghiền nát hoặc cắt nhỏ.

Các nghiên cứu đã xác nhận rằng allicin có hoạt tính ức chế Helicobacter pylori, vi khuẩn liên quan đến việc tăng nguy cơ loét dạ dày và ung thư. Điều này có thể giải thích tại sao dân số có mức tiêu thụ tỏi cao đã được chứng minh là có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn.

  • Bôr sung thực phẩm có chứa Beta-Glucans

Beta-glucans là các polysacarid tự nhiên, có mặt trong các loại thực phẩm khác nhau giàu chất xơ hòa tan.

Theo một số nghiên cứu ở người, beta-glucans có thể giúp chống ung thư bằng cách đi qua các tế bào miễn dịch vào khu vực ung thư và bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư. Các đặc tính chống ung thư của beta-glucans cũng đã được quan sát thấy trong nhiều thử nghiệm trên động vật.

Nguồn thực phẩm tốt của beta-glucans bao gồm nấm hương, ngũ cốc và yến mạch.

  • Ăn các thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, chất béo

Những người bị ung thư dạ dày cần bổ sung protein và calo mỗi ngày. Người bệnh có thể bổ sung hàm lượng protein, calo, canxi, sắt và chất béo… qua các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống như:

  • Protein có nhiều trong trứng, sữa, phomat và các chế phẩm từ sữa.
  • Bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng như cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì…. Vitamin D được tìm thấy nhiều trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng.
  • Bổ sung Sắt cho người bệnh ung thư dạ dày. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra sắt trong thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…) dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô
  • Tăng cường chất béo cho người bệnh bằng cách thêm bơ và đồ ăn hoặc ăn bánh puding với kem.
  • Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối hay di căn cần đến sự chăm sóc của mọi người xung quanh về chế độ dinh dưỡng hợp lý và sự động viên tinh thần.
  • Bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, rau quả trái cây tươi…
  • Nên ăn chín uống sôi, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: thịt, cá, trứng, sữa…
  • Tuyệt đối kiêng ăn mặn và các thực phẩm cay nóng gây hại dạ dày.

Người bị ung thư dạ dày kiêng ăn gì?

Những người bị ung thư dạ dày không nên sử dụng các thực phẩm sau:

  • Các thực phẩm, chất kích thích

Các sản phẩm chứa chất kích thích thường thấy như rượu, bia, café, thuốc lá… đều là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh. Do đó, những người mắc bệnh ung thư tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá.

  • Các loại thực phẩm lên men, đồ chua không tốt cho dạ dày

Thực phẩm lên men là những thực phẩm dễ tạo cảm giác ngon miệng như dưa muối, cà muối, thịt muối, thịt ngâm…Tuy nhiên các thực phẩm này đều làm tăng nguy cơ 

Ngoài ra, bệnh nhân ung thư dạ dày tuyệt đối tránh sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống, hoa quả chua gây hại cho dạ dày như chanh, cam, bưởi, dâu tây…

  • Không ăn nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ khó hòa tan

Nếu ăn nhiều các thực phẩm, đồ ăn, hoa quả chứa các chất xơ khó hòa tan sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa; dạ dày sẽ phải tăng cường hoạt động, co bóp nhiều để bẻ gẫy đc các liên kết và tiêu hóa đc những chất này. Nhưng những người mắc căn bệnh này thường có chức năng dạ dày cũng bị ảnh hưởng, nen việc hạn chế tiêu thụ các chất xơ khó hòa tan sẽ làm giảm gánh nặng cho dạ dày. 

Các loại chất xơ khó hòa tan thường có trong các loại thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mạch nguyên hạt, lúa mạch đen nguyên hạt, lúa rừng, lúa miến, kiều mạch, lúa mì nghiền thô…; Các loại đậu nguyên hạt: đậu nành, đậu xanh, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ…; Các loại bắp nguyên hạt: bột bắp nguyên hạt, bắp rang…; và các loại hạt khác: yến mạch nguyên hạt, hạt kê, hạt quinoa, vừng đen…; Các loại hạt chứa vỏ; Các loại trái cây và rau xanh: đặc biệt có nhiều trong vỏ, thân và cuống

  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa hàm lượng đường cao và đồ ngọt

Rau quả có đường khó tiêu như giá đỗ, cần tây, măng tây, cải Brussels, tỏi tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh… thường chứa các loại đường khó tiêu hóa với hàm lượng cao. Khi các loại đường này đi xuống đại tràng, khí được thải ra như một sản phẩm phụ.  

Một số loại trái cây có hàm lượng fructose cao như nho, anh đào, lê, mận, dưa hấu, chà là…. Đây là những loại hoa quả mà bệnh nhân ung thư dạ dày không nên ăn quá nhiều.

Tránh ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn như kẹo, bánh ngọt, soda thường, bánh quy…

  • Không nên ăn thực phẩm nướng ở nhiệt độ cao

Các món như thịt nướng, cá nướng… đều là món ăn hấp dẫn tuy nhiên trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra môt số chất có thể gây ra tình trạng ung thư dạ dày.

  • Giảm các chất phụ gia đặc biệt là muối trong quá trình chế biến và bảo quản

Nghiên cứu cho thấy rằng một lượng muối cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Các khu vực có mức tiêu thụ muối cao thường có xu hướng mắc bệnh ung thư dạ dày cao

Các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư. Người bệnh ung thư khi ăn các loại thức ăn, đồ uống có chứa các chất này sẽ càng làm cho tình trạng bệnh xấu hơn.

Do vậy, nên sử dụng các phương pháp bảo quản khác thay thế cho chất phụ gia hoặc cắt giảm muối trong các món ăn hàng ngày như sử dụng tủ lạnh trong, tập thói quen ăn nhạt…

Bài viết này nhà thuốc Hapu đã tổng hợp những thông tin liên quan đến ung thư dạ dày, dấu hiệu, nguyên nhân và các phương pháp điều trị và phòng ngừa.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập vào website Nhathuochapu.vn để biết thêm chi tiết.

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook